Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 77)

5. Bố cục luận văn

3.8.5. Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực

* Đất đai: Thực hiện tốt quy định của Luật đất đai năm 2003 và các nghị định sửa đổi bổ sung, tất cả các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải ghi tên cả vợ và chồng.

* Tín dụng: Ngân hàng cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện vay và chấp nhận các mục tiêu sử dụng vốn vay đa dạng hơn. Các thủ tục và quy trình hoạt động cần có tính nhạy cảm về giới để đảm bảo cho phụ nữ và nam giới đƣợc tiếp cận nhƣ nhau với vốn vay của các tổ chức tín dụng, sao cho các chƣơng trình vay đến đƣợc với phụ nữ và nam giới một cách bình đẳng nhƣ đến với với những khách hàng đi vay và những ngƣời đƣợc hƣởng lợi ích. Các cán bộ và đại diện ngân hàng cần đƣợc tập huấn về giới có đƣợc nhận thức về vai trò giới và các đặc thù về văn hoá và gia đình. Đặc biệt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ ngân hàng với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật và thông tin về thị trƣờng cũng nhƣ kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho tất cả các hộ vay vốn. Các hộ gia đình, nhất là phụ nữ, cần đƣợc thông tin một cách cụ thể về các hình thức tín dụng mà họ có thể nhận đƣợc. Dữ liệu về các khoản cho vay của ngân hàng và việc thực hiện các khoản cho vay này cần đƣợc phân chia theo giới của ngƣời vay.

3.8.6. Đưa các chỉ tiêu về giới, các công cụ giám sát và đánh giá có phân tích giới vào chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển của đất nước.

Có sự cam kết của các cấp lãnh đạo địa phƣơng. Năng lực lồng ghép giới trong các khối cơ quan nhà nƣớc, bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, các quy chế hoạt động và các thủ tục hành chính. Những hoạt động có đƣợc sự bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức và kiến thức giới của các cấp lãnh đạo cao nhất. Đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn, đặc biệt là những ngƣời chịu trách nhiệm xây dựng chính sách, kế hoạch, ngân sách và hoạch định việc cung cấp dịch vụ công trên toàn bộ hệ thống ngành cần đƣợc trang bị kiến thức, kỹ năng và đƣợc giao trách nhiệm báo cáo để đảm bảo các kế hoạch, ngân sách, các dịch vụ công có tính nhạy cảm giới và các nhu cầu của nam giới và phụ nữ sẽ đƣợc xem xét một cách bình đẳng. Thêm vào đó, cần lồng ghép các chỉ tiêu về giới, các số liệu có phân tích nam nữ vào hệ thống báo cáo.

Song song với chiến lƣợc truyền thông có trọng điểm trong hệ thống ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ thiết kế và triển khai từng bƣớc chƣơng trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ có lồng ghép giới trong đó bao gồm đào tạo ban đầu tập huấn nâng cao nghiệp vụ hàng năm có phối hợp các dự án tại các trƣờng trên địa bàn. Các chứng chỉ đào tạo về giới cần đƣợc ghi nhận trong hồ sơ cán bộ và hàng năm báo cáo về đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ, trong đó có số liệu phân tách nam, nữ.

Nhu cầu lao động nữ và nam phải đƣợc xem xét trong quá trình lựa chọn, khảo sát, thiết kế, thẩm định và triển khai các dự án, các chƣơng trình phát triển nông thôn. Tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động của các dự án xây dựng mới cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm dự án cấp nƣớc sinh hoạt, thủy lợi, cầu đƣờng, trạm y tế, thông tin liên lạc, trƣờng học và chợ... nhƣ một bộ phận của công tác thiết kế. Tiến hành các cuộc đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân.

3.8.7. Thực hiện cách thức làm việc mang tính nhạy cảm giới và đạt được bình đẳng giới trong các hoạt động nghiên cứu, cung cấp dịch vụ công tác đào tạo

Các hoạt động nghiên cứu về công nghệ mới và các cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh cần nhằm vào những lĩnh vực trong đó cả nam và nữ đều có tiềm năng khai thác và hƣởng lợi. Các nghiên cứu phân tích rủi ro và mạng lƣới an sinh xã hội cần tính đến nhu cầu của cả nam và nữ cũng nhƣ vai trò giới ở hộ gia đình và cộng đồng.

Tăng cƣờng phát triển các dịch vụ công trong nông nghiệp nông thôn nhất là các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm để đƣa các công nghệ mới về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững. Để đảm bảo các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm đƣợc thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của cả nam và nữ trong ngành thì các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cần tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động nói trên nhƣ địa điểm, thời gian... đều cần đƣợc cân nhắc khi thiết kế và tiến hành các dịch vụ đồng thời các số liệu về nhu cầu, tính hữu ích và sự tham gia của nam và nữ cần đƣợc thƣờng xuyên thu nhập, phân tích và sử dụng nhƣ một công cụ quản lý để giám sát các hoạt động này

Cùng với các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm các khóa đào tạo nghề cần đặc biệt chú trọng tới đối tƣợng là phụ nữ, một mặt là để tăng kiến thức chuyên môn, mặt khác để củng cố lòng tự tin cho họ. Tại cấp cộng đồng, cần hình thành đƣợc những nhóm hạt nhân bao gồm nông dân cả nam và nữ sản xuất giỏi, hiểu biết tốt về công nghệ mới và có những mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức hội đoàn thể.

3.8.8. Tăng cường tạo quyền và khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với quá trình ra quyết định ở các cơ quan, đơn vị

Bình đẳng giới cần đƣợc coi nhƣ một nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình cải cách hành chính nhà nƣớc ta, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Tất cả các hoạt động của công tác quản lý nguồn nhân lực bao gồm xây dựng các bản mô tả công việc cho các chức danh, các chính sách tuyển dụng, phân công cán bộ, quy hoạch, đào tạo và đề bạt cán bộ đều thể hiện sự cam kết đảm bảo bình đẳng giới. Kết quả thực hiện mục tiêu bình đẳng giới đã đƣa ra trong kế hoạch hành động cần đƣợc đƣa vào các cuộc đánh giá công các thƣờng kỳ.

Cần nâng cao chất lƣợng hoạt động ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cấp cơ sở, có cán bộ chuyên trách về giới nhƣ một mục tiêu cơ bản trong các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Phụ nữ và nam giới cần có cơ hội tiếp cận nhƣ nhau về giáo dục đào tạo, đối với các cộng đồng nông thôn, cần tính đến yếu tố giới trong việc nhập trƣờng ở cấp giáo dục tiểu học, trung học và trên trung học. Các địa phƣơng nên có chính sách cử cán bộ nữ đi đào tạo nâng cao trình độ nhằm mục tiêu phát triển họ thành các lãnh đạo cộng đồng.

Giải pháp chính để đạt đƣợc bình đẳng giới trong quản lý cộng đồng và ra quyết định, đó chính là nâng cao năng lực nhận thức cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn để họ có thể tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế. Tại cấp huyện, xã cần tăng cƣờng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và các ban ngành liên quan về việc thực hiện luật pháp và chính sách bình đẳng giới. Cần đảm bảo các cơ chế thông tin xã hội, tham vấn, tham dự và đóng góp ý kiến của cả nam và nữ trong quá trình xây dựng các kế hoạch và chƣơng trình

phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với các yêu cầu nội dung và thành phần các nhóm mục tiêu ở cấp xã, thôn.

3.8.9. Giải pháp hoạt động khuyến nông và thông tin nông nghiệp đối với phụ nữ nông thôn

* Nâng cao năng lực và hiệu quả bộ máy khuyến nông cấp cơ sở: Cần đẩy mạnh công tác lồng ghép các chƣơng trình giáo dục phụ nữ về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hoá gia đình với chƣơng trình tập huấn kỹ thuật nông lâm nghiệp cho phụ nữ (phối hợp với Hội phụ nữ).

Nhà nƣớc cần hỗ trợ chi phí cho các chƣơng trình khuyến nông trên ti vi, đài về các kỹ thuật canh tác.

Gắn chặt sự tham gia của phụ nữ trong những khoá tập huấn, xây dựng ô mẫu, hội thảo. Đây là cách thức đạt hiệu quả nhất, bền vững nhất, có khuyến khích sự tham gia cùng xây dựng kế hoạch, cùng nhau giám sát, bàn bạc, nhận xét, đánh giá các kết quả đạt đƣợc thì mới:

Nâng cao năng lực truyền thông về thông tin nông nghiệp ở cấp cơ sở: Trƣớc mắt, nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần nâng cao trình độ học vấn cho nhóm nữ nông dân tƣơng lai, phổ cập văn hoá cho nhóm nữ sản xuất hiện tại để họ có khả năng đọc và tìm hiểu tài liệu kỹ thuật có liên quan đến đồng áng của họ.

- Phụ nữ tự bản thân chủ động tiếp cận thông tin từ hệ thống thông tin đại chúng, gặp gỡ cán bộ kỹ thuật. Ban tổ chức các lớp khuyến nông và chính quyền địa phƣơng khi mời nông dân dự tập huấn, dự họp phải bố trí thời gian phù hợp để nữ có thể tham dự.

Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần mở rộng hệ thống thông tin nông nghiệp, ở mỗi xóm nên có điện để đặt loa phát thanh các chƣơng trình khuyến nông. Các thông tin khác về chất lƣợng giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... nông dân cần mua giống tại các trạm cung cấp giống, trạm, cửa hàng dịch vụ vật tƣ nông nghiệp có đủ tin cậy. Trung tâm giống cần phân phối nguồn giống đạt tiêu chuẩn, có sự cam kết với ngƣời dân về kết quả đạt đƣợc.

Nâng cao dân trí thông qua các hoạt động thông tin tuyên truyền, nhƣ tăng số giờ phát thanh lên, số bản quy trình sản xuất phát cho nông dân đƣợc phát nhiều hơn, thực hiện việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp.

Tăng cƣờng khuyến nông giảm nghèo, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, giữ vững an ninh lƣơng thực trên địa bàn huyện và mở rộng khuyến nông vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận

Kết quả nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn tại thành phố Thái Nguyên tôi có những kết luận sau:

Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng ở các điểm nghiên cứu thấp hơn so với nam giới, các buổi họp xóm chỉ có trên 20,4 % đến 23,7% phụ nữ tham gia (thấp hơn nam giới gần 2 lần). Chỉ có 14,7 đến 20,6% phụ nữ tham gia lãnh đạo chi bộ, xóm, các đoàn thể ở xóm.

Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ thấp hơn so với nam giới. Ở những hộ có phụ nữ tham gia công tác xã hội thì có tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ cao hơn so với hộ không có phụ nữ tham gia công tác xã hội. Tỷ lệ nữ tham gia quản lý hộ và điều hành sản xuất chiếm tỷ lệ cao hơn ở các hộ có thu nhập khá, tiếp đến là hộ trung bình và thấp nhất ở các hộ nghèo. Qua đây, ta thấy có sự ảnh hƣởng của phụ nữ tới mức thu nhập của hộ.

Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, hội đồng nhân dân các cấp thấp hơn so với nam giới.

Nữ trong độ tuổi lao động tham gia chủ yếu vào các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thời gian phụ nữ sử dụng để tạo ra thu nhập cho gia đình chiếm 40,81% tổng số thời gian của họ. Cả nữ và nam đều đóng góp vào hoạt động tạo ra thu nhập của gia đình. Tuy nhiên, nữ đảm nhiệm chính vai trò nội trợ chiếm 8,75% và chăm sóc các thành viên trong gia đình là 6,45% (chiếm 15,2% thời gian của phụ nữ), số đông cả nữ và nam đều bằng lòng với vai trò đó.

Quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình thuộc về nam giới, phụ nữ thƣờng quyết định những việc liên quan đến nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình.

* Kiến nghị

Để nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ tại thành phố Thái Nguyên tôi có một số kiến nghị sau:

- Đối với trung ƣơng

Cần tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các Nghị quyết về bình đẳng giới. Chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, giám sát các ban ngành có liên quan tuyên truyền, thực hiện “Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012-2020” theo QĐ số 2351/QĐ-TTg của Thủ Tƣớng Chính phủ.

Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ trong giáo dục nhất là các địa bàn khó khăn, dân tộc thiểu số. Đƣa các chƣơng trình giáo dục về giới vào chƣơng trình học phổ thông.

Xây dựng chính sách cho phụ nữ nhƣ: tạo việc làm, chính sách vay vốn ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thực hiện truyền thông để ngƣời dân ở đây tiếp cận đƣợc nhiều nguồn thông tin, bắt kịp tiến độ phát triển chung của xã hôi. Lồng ghép giới trong các chƣơng trình dự án phát triển.

* Đối với địa phƣơng

Tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện luất bình đẳng giới, luật hôn nhân gia đình, Chiến lƣợc Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012- 2020,…tại địa phƣơng.

- Cần phải nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm tổ chức sản xuất kết hợp với kinh nghiệm thị trƣờng cho phụ nữ thông qua việc thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức về kỹ thuật sản xuất, quản lý vốn, kiến thức giới cho cả phụ nữ và nam giới,… đến tận thôn xã. Xây dựng nhiều mô hình trình diễn để ngƣời dân học làm theo. Các lớp tập huấn cần quy định tỷ lệ nam giới và nữ giới tham gia.

- Chăm sóc, chú trọng đến chăm sóc sức khỏe cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao kiến thức về mọi mặt.

- Tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức đoàn thể, các cấp lãnh đạo nhằm nâng cao vai trò, vị trí của họ trong xã hội.

* Đối với ngƣời dân

- Tự bản thân cá nhân, đặc biệt là phụ nữ phải tự tìm hiểu về Luật bình đẳng giới, tự vƣơn lên, tìm hiểu những kiến thức mới, tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ học vấn của bản thân để rút ngắn, đi tới xoá bỏ khoảng cách giữa hai giới, biết sắp xếp thời gian một cách khoa học để hoàn thành tốt cả việc nhà và công tác xã hội. Phụ nữ phải xoá bỏ tƣ tƣởng tự ti, mặc cảm, không dám đấu tranh cho quyền bình đẳng của mình. Từ đó tự nhận thức đƣợc tầm quan trọng và vai trò của mình trong gia đình và trong xã hội.

- Các thành viên trong gia đình đặc biệt là ngƣời chồng cần quan tâm, chia sẻ công việc gia đình giúp ngƣời phụ nữ để họ giảm bớt đƣợc gánh nặng, có thêm thời gian nghỉ ngơi, học tập nâng cao trình độ, tham gia hoạt động cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Quản trị trang trại, ThS, Trƣơng Quang Hoàng, Trƣờng Đại học Nông Lâm Huế

2. Bùi Đình Hoà, Điều tra đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cáo đời sống kinh tế- xã hội của phụ nữ các dân tộc ít ngƣời vùng cao tỉnh Bắc Cạn, báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học đề tài cấp Bộ, mã số B96- 02-14 ĐT

3. Báo cáo của FAO & UNDP, 2002

4. Bùi Thị Hồng Vân (2002), Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay. 5. Đỗ Văn Viện - Đỗ Văn Tiến, giáo trình kinh tế hộ nông dân, Đại học nông

nghiệp I Hà Nội

6. Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin dùng cho khối ngành kinh tế- quản trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)