5. Bố cục luận văn
3.8 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển
trong phát triển kinh tế hộ
3.8.1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ các cấp trong thực hiện bình đẳng giới
Cấp uỷ có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của tổ chức đảng các cấp, là cơ qua lãnh đạo thực hiện nghị quyết của cấp trên và cấp mình. Để thực hiện tốt hơn nữa bình đẳng giới, công tác cán bộ nữ cần chú trọng tới các giải pháp sau:
- Cấp uỷ đảng nâng cao chất lƣợng việc ra nghị quyết, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nâng cáo nhận thức, quan điểm về bình đẳng giới, công tác phụ nữ, cán bộ nữ.
- Ban thƣờng vụ cấp ủy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nữ.
- Các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn, quy trình quy hoạch cán bộ theo chỉ đạo của Trung ƣơng và Tỉnh ủy.
- Việc đánh giá, rà soát bổ sung quy hoạch hằng năm cần phải xem xét tỷ lệ cán bộ nữ có trong quy hoạch, kịp thời bổ sung cán bộ nữ đủ tiêu chuẩn vào nguồn quy hoạch; nếu cơ quan, đơn vị chƣa có nguồn, cần mở rộng sang các cơ quan, đơn vị khác, không khép kín, cục bộ trong công tác quy hoạch.
- Phát huy vai trò các Ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy trong việc tham mƣu giúp Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý đội ngũ cán bộ trong quy hoạch; đề xuất Ban
Thƣờng vụ Tỉnh ủy không phê duyệt quy hoạch đối với các cơ quan, đơn vị chƣa đảm bảo tỷ lệ nữ trong quy hoạch.
- Quy hoạch cán bộ nữ phải đƣợc thực hiện đồng bộ từ dƣới lên; thực hiện liên thông quy hoạch mở giữa khối Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị – xã hội, giữa các phòng – ban và đơn vị cơ sở; quy hoạch cán bộ trên cơ sở đánh giá, nhận xét cán bộ của cấp ủy, nhất là ngƣời đứng đầu và cơ quan.
- Sau khi quy hoạch, kịp thời xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển cán bộ; bổ nhiệm cán bộ nữ vào chức danh đƣợc quy hoạch.
3.8.2. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về giới trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn về giới trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
Tăng cƣờng đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, không chỉ cho phụ nữ mà cả nam giới, đặc biệt là cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của địa phƣơng, đơn vị, nhằm tạo sự thay đổi nhận thức từ gốc về vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày nay, đảm bảo các điều kiện để chị em có cơ hội và điều kiện thuận lợi thực hiện quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực chính trị- kinh tế- xã hội- an ninh quốc phòng…
Cấp uỷ đảng các cấp phải xây dựng nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động truyền thông về bình đẳng giới, về giới trong cộng đồng. Cơ quan truyền thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên phƣơng tiện thông tin đại chúng theo từng thời gian cụ thể. Hội phụ nữ, ban vì sự tiến bộ xây dựng chƣơng trình hành động để thực hiện luật bình đẳng giới, chú trọng tới công tác phối hợp với các hội đoàn thể khác trong thực hiện tuyên truyền các nội dung của Luật bình đẳng giới, các nghị định, hƣớng dẫn thực hiện. Trong quá trình truyền thông, trƣớc tiên cần quan tâm hƣớng tới đối tƣợng là lãnh đạo chủ chốt của địa phƣơng đơn vị, nâng cao và thay đổi tƣ duy về giới cho họ là cách tốt nhất, sớm nhất có đƣợc những cơ hội cho phụ nữ phát huy khả năng, năng lực của mình trong mọi lĩnh vực.
3.8.3. Nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ kết hợp với giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức trong đông đảo phụ nữ phẩm chất đạo đức trong đông đảo phụ nữ
Nâng cao kiến thức về mọi mặt là nâng cao nội lực cho phụ nữ. Đây là biện pháp đầu tiên, cơ bản và quyết định nhằm tạo ra năng lực thực để họ có thể tiếp cận
với thực tế mà không ngần ngại, lo lắng đồng thời có cơ sở để ra quyết định cũng nhƣ thực hiện quyết định của mình. Vì vậy, phải khuyến khích và tạo điều kiện cho chị em tham gia học tập để không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề. Có chính sách thoả đáng cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số khi tham gia học tập tại các trƣờng lớp, nhằm nâng cao chất lƣợng nhân lực nữ trên các địa bàn này, tiến tới xoá bỏ dần khoảng cách và sự chênh lệch kiến thức, trình độ giữa phụ nữ các vùng và giữa phụ nữ và nam giới.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về chăm sóc sức khoẻ, nuôi dạy con, dân số và kế hoạch hoá gia đình, kỹ năng sống và tổ chức cuộc sống gia đình. Xây dựng ngƣời phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc “có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, tích cực lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Nâng cao trình độ học vấn, kiến thức kinh tế, kỹ thuật, quản lý và pháp luật nhằm tạo nội lực cho phụ nữ. Hƣớng tới gia tăng đóng góp của họ cho gia đình, xã hội và tự khẳng định vai trò của mình. Trong thực tế, các trƣờng hợp phụ nữ không tham gia quyết định cũng nhƣ thực hiện quyết định là vì họ thiếu yếu tố nội lực. Hay nói cách khác là họ không biết nên không thể tham gia ý kiến. Có kiến thức sẽ giúp họ quyết định mạnh dạn hơn, tự tin hơn.
Đối với đội ngũ cán bộ nữ, cần đào tạo, nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý... để cán bộ nữ có đủ điều kiện quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý, nâng cao vị trí, sự tham gia của họ trong quá trình ra quyết định, lập kế hoạch và lãnh đạo, chỉ đạo tại địa phƣơng, đơn vị.
3.8.4. Lồng ghép giới vào các chính sách, chương trình hành động quốc gia, các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các cấp, các ngành.
Tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phƣơng trong nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới và thực hiện các mục tiêu về tiến bộ phụ nữ. Phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phƣơng trong giới thiệu triển khai thực hiện các mô hình tốt về bình đẳng giới. Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ, tạo nguồn cán bộ kế cận và đề bạt cán bộ nữ, đáp ứng yêu cầu mới.
3.8.5. Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực
* Đất đai: Thực hiện tốt quy định của Luật đất đai năm 2003 và các nghị định sửa đổi bổ sung, tất cả các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải ghi tên cả vợ và chồng.
* Tín dụng: Ngân hàng cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện vay và chấp nhận các mục tiêu sử dụng vốn vay đa dạng hơn. Các thủ tục và quy trình hoạt động cần có tính nhạy cảm về giới để đảm bảo cho phụ nữ và nam giới đƣợc tiếp cận nhƣ nhau với vốn vay của các tổ chức tín dụng, sao cho các chƣơng trình vay đến đƣợc với phụ nữ và nam giới một cách bình đẳng nhƣ đến với với những khách hàng đi vay và những ngƣời đƣợc hƣởng lợi ích. Các cán bộ và đại diện ngân hàng cần đƣợc tập huấn về giới có đƣợc nhận thức về vai trò giới và các đặc thù về văn hoá và gia đình. Đặc biệt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ ngân hàng với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật và thông tin về thị trƣờng cũng nhƣ kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho tất cả các hộ vay vốn. Các hộ gia đình, nhất là phụ nữ, cần đƣợc thông tin một cách cụ thể về các hình thức tín dụng mà họ có thể nhận đƣợc. Dữ liệu về các khoản cho vay của ngân hàng và việc thực hiện các khoản cho vay này cần đƣợc phân chia theo giới của ngƣời vay.
3.8.6. Đưa các chỉ tiêu về giới, các công cụ giám sát và đánh giá có phân tích giới vào chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển của đất nước.
Có sự cam kết của các cấp lãnh đạo địa phƣơng. Năng lực lồng ghép giới trong các khối cơ quan nhà nƣớc, bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, các quy chế hoạt động và các thủ tục hành chính. Những hoạt động có đƣợc sự bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức và kiến thức giới của các cấp lãnh đạo cao nhất. Đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn, đặc biệt là những ngƣời chịu trách nhiệm xây dựng chính sách, kế hoạch, ngân sách và hoạch định việc cung cấp dịch vụ công trên toàn bộ hệ thống ngành cần đƣợc trang bị kiến thức, kỹ năng và đƣợc giao trách nhiệm báo cáo để đảm bảo các kế hoạch, ngân sách, các dịch vụ công có tính nhạy cảm giới và các nhu cầu của nam giới và phụ nữ sẽ đƣợc xem xét một cách bình đẳng. Thêm vào đó, cần lồng ghép các chỉ tiêu về giới, các số liệu có phân tích nam nữ vào hệ thống báo cáo.
Song song với chiến lƣợc truyền thông có trọng điểm trong hệ thống ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ thiết kế và triển khai từng bƣớc chƣơng trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ có lồng ghép giới trong đó bao gồm đào tạo ban đầu tập huấn nâng cao nghiệp vụ hàng năm có phối hợp các dự án tại các trƣờng trên địa bàn. Các chứng chỉ đào tạo về giới cần đƣợc ghi nhận trong hồ sơ cán bộ và hàng năm báo cáo về đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ, trong đó có số liệu phân tách nam, nữ.
Nhu cầu lao động nữ và nam phải đƣợc xem xét trong quá trình lựa chọn, khảo sát, thiết kế, thẩm định và triển khai các dự án, các chƣơng trình phát triển nông thôn. Tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động của các dự án xây dựng mới cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm dự án cấp nƣớc sinh hoạt, thủy lợi, cầu đƣờng, trạm y tế, thông tin liên lạc, trƣờng học và chợ... nhƣ một bộ phận của công tác thiết kế. Tiến hành các cuộc đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân.
3.8.7. Thực hiện cách thức làm việc mang tính nhạy cảm giới và đạt được bình đẳng giới trong các hoạt động nghiên cứu, cung cấp dịch vụ công tác đào tạo
Các hoạt động nghiên cứu về công nghệ mới và các cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh cần nhằm vào những lĩnh vực trong đó cả nam và nữ đều có tiềm năng khai thác và hƣởng lợi. Các nghiên cứu phân tích rủi ro và mạng lƣới an sinh xã hội cần tính đến nhu cầu của cả nam và nữ cũng nhƣ vai trò giới ở hộ gia đình và cộng đồng.
Tăng cƣờng phát triển các dịch vụ công trong nông nghiệp nông thôn nhất là các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm để đƣa các công nghệ mới về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững. Để đảm bảo các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm đƣợc thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của cả nam và nữ trong ngành thì các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cần tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động nói trên nhƣ địa điểm, thời gian... đều cần đƣợc cân nhắc khi thiết kế và tiến hành các dịch vụ đồng thời các số liệu về nhu cầu, tính hữu ích và sự tham gia của nam và nữ cần đƣợc thƣờng xuyên thu nhập, phân tích và sử dụng nhƣ một công cụ quản lý để giám sát các hoạt động này
Cùng với các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm các khóa đào tạo nghề cần đặc biệt chú trọng tới đối tƣợng là phụ nữ, một mặt là để tăng kiến thức chuyên môn, mặt khác để củng cố lòng tự tin cho họ. Tại cấp cộng đồng, cần hình thành đƣợc những nhóm hạt nhân bao gồm nông dân cả nam và nữ sản xuất giỏi, hiểu biết tốt về công nghệ mới và có những mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức hội đoàn thể.
3.8.8. Tăng cường tạo quyền và khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với quá trình ra quyết định ở các cơ quan, đơn vị
Bình đẳng giới cần đƣợc coi nhƣ một nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình cải cách hành chính nhà nƣớc ta, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Tất cả các hoạt động của công tác quản lý nguồn nhân lực bao gồm xây dựng các bản mô tả công việc cho các chức danh, các chính sách tuyển dụng, phân công cán bộ, quy hoạch, đào tạo và đề bạt cán bộ đều thể hiện sự cam kết đảm bảo bình đẳng giới. Kết quả thực hiện mục tiêu bình đẳng giới đã đƣa ra trong kế hoạch hành động cần đƣợc đƣa vào các cuộc đánh giá công các thƣờng kỳ.
Cần nâng cao chất lƣợng hoạt động ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cấp cơ sở, có cán bộ chuyên trách về giới nhƣ một mục tiêu cơ bản trong các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Phụ nữ và nam giới cần có cơ hội tiếp cận nhƣ nhau về giáo dục đào tạo, đối với các cộng đồng nông thôn, cần tính đến yếu tố giới trong việc nhập trƣờng ở cấp giáo dục tiểu học, trung học và trên trung học. Các địa phƣơng nên có chính sách cử cán bộ nữ đi đào tạo nâng cao trình độ nhằm mục tiêu phát triển họ thành các lãnh đạo cộng đồng.
Giải pháp chính để đạt đƣợc bình đẳng giới trong quản lý cộng đồng và ra quyết định, đó chính là nâng cao năng lực nhận thức cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn để họ có thể tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế. Tại cấp huyện, xã cần tăng cƣờng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và các ban ngành liên quan về việc thực hiện luật pháp và chính sách bình đẳng giới. Cần đảm bảo các cơ chế thông tin xã hội, tham vấn, tham dự và đóng góp ý kiến của cả nam và nữ trong quá trình xây dựng các kế hoạch và chƣơng trình
phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với các yêu cầu nội dung và thành phần các nhóm mục tiêu ở cấp xã, thôn.
3.8.9. Giải pháp hoạt động khuyến nông và thông tin nông nghiệp đối với phụ nữ nông thôn
* Nâng cao năng lực và hiệu quả bộ máy khuyến nông cấp cơ sở: Cần đẩy mạnh công tác lồng ghép các chƣơng trình giáo dục phụ nữ về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hoá gia đình với chƣơng trình tập huấn kỹ thuật nông lâm nghiệp cho phụ nữ (phối hợp với Hội phụ nữ).
Nhà nƣớc cần hỗ trợ chi phí cho các chƣơng trình khuyến nông trên ti vi, đài về các kỹ thuật canh tác.
Gắn chặt sự tham gia của phụ nữ trong những khoá tập huấn, xây dựng ô mẫu, hội thảo. Đây là cách thức đạt hiệu quả nhất, bền vững nhất, có khuyến khích sự tham gia cùng xây dựng kế hoạch, cùng nhau giám sát, bàn bạc, nhận xét, đánh giá các kết quả đạt đƣợc thì mới:
Nâng cao năng lực truyền thông về thông tin nông nghiệp ở cấp cơ sở: Trƣớc mắt, nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần nâng cao trình độ học vấn cho nhóm nữ nông dân tƣơng lai, phổ cập văn hoá cho nhóm nữ sản xuất hiện tại để họ có khả năng đọc và tìm hiểu tài liệu kỹ thuật có liên quan đến đồng áng của họ.