Vai trò phụ nữ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28)

5. Bố cục luận văn

1.3.4. Vai trò phụ nữ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình

Thời kỳ chuyển đổi kinh tế của Việt Nam từ kinh tế quản lý tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần là giai đoạn đất nƣớc có những chuyển biến quan trọng trên tất cả các bình diện kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể: Kinh tế đạt tốc độ tăng trƣởng cao, liên tục và có dấu hiệu

ổn định. Điều này là tiền đề cho những cải thiện thêm nhiều mặt về đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đem lại lợi ích cho hầu hết các tầng lớp dân cƣ ở thành thị cũng nhƣ nông thôn, ở miền xuôi cũng nhƣ miền ngƣợc.

Trong bối cảnh đời sống của ngày hôm nay, vai trò gia đình càng nổi bật lên môi trƣờng giáo dục cá biệt, toàn diện có hiệu ích nhất. Gia đình là hình ảnh một mái nhà chở che, nơi con ngƣời trú ngụ, chống trả mọi phong ba bão táp,chống lại nỗi cô đơn căn bệnh phổ biến của thế giới hiện đại; nơi cân bằng lại mọi xô lệch của đời sống con ngƣời. Gia đình là sáng tạo tự nhiên kỳ diệu của con ngƣời. Gia đình một tổ hẹp, xinh xắn hài hoà và mạnh mẽ. Nói đến gia đình chúng ta phải nhắc đến vai trò của ngƣời phụ nữ, nếu không có ngƣời phụ nữ thì chƣa thật sự là gia đình.

Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Theo tổng kết của Liên Hiệp Quốc năm 1980, phụ nữ chiếm ½ dân số thế giới, thực hiện gần 2/3 tổng số giờ lao

động của thế giới, sản xuất ½ sản lƣợng nông nghiệp của thế giới. Nhƣng lại chiếm 2/3 dân số mù chữ trên thế giới và chỉ nhận đƣợc 1/10 tổng thu nhập, sở hữu 1/100 tổng số của cải trên thế giới.

Trong các gia đình Việt Nam thì phụ nữ tham gia trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và bán sản phẩm nhiều hơn so với nam giới. Trong công việc sản xuất lúa thì nam giới là ngƣời làm đất còn phụ nữ đóng vai trò gieo cấy, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ở khu vực nông thôn, 84% số gia đình làm chăn nuôi thì phụ nữ dành đến 30% trong tổng sức lao động cho sản xuất nông nghiệp để sử dụng cho chăn nuôi, trong khi đó nam giới chỉ dành 10% trong tổng sức lao động cho sản xuất này [35]

Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Gia đình vừa là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân, cầu nối giữa cá nhân và xã hội, vừa là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đồng thời là động lực phát triển của xã hội. Hoạt động của gia đình có tác động đến các hệ thống, các quá trình và các quan hệ xã hội, ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất xã hội. Vai trò quan trọng của gia đình chính là ở chỗ nó đảm nhiệm chức năng tái sản xuất ra sức lao động qua việc chăm lo, khôi phục sức khỏe cho các thành

viên của mình sau những giờ lao động mệt nhọc. Gia đình cũng đảm nhiệm trách nhiệm hết sức nặng nề trong việc tái sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, bảo đảm cuộc sống cho các thành viên, đồng thời gia đình còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lƣu giữ, truyền thụ văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con ngƣời. Do vậy, vai trò của giới trong gia đình là hết sức quan trọng, giúp từng bƣớc ổn định, củng cố, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế. [36]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)