4 Mức độ phù hợp của nguồn vốn huy động và tài sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động kinh doanh của Eximbank thông qua mô hình camels_khóa luận tốt nghiệp (Trang 64)

Ta có mức huy động vốn và cho vay trong ba năm qua như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

2011 2012 2013

Vốn huy động 72.777 85.519 82.650

Cho vay 74.663 74.922 83.354

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn huy động trong ba năm qua có xu hướng tăng lên trong đó tăng mạnh vào năm 2012 tăng 17,5% so với năm 2011, giảm nhẹ vào năm 2013 giảm 3,4% và chưa hoàn thành kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng của vốn huy động giảm và không đạt kế hoạch do nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua gặp khó khăn, nguồn vốn huy động được của người dân không cao, nhờ có sự nỗ lực của Eximbank, vị thế sẵn có của ngân hàng nên đã duy trì được tốc độ tăng.

Về tốc độ cho vay thì tăng hàng năm tăng mạnh năm 2013 tăng 11,25% so với năm 2012, các năm đều gần như hoàn thành kế hoạch đề ra. Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng năm 2013 là 12,51%, tốc độ tăng trưởng của Eximbank vẫn chưa bằng trung bình các ngân hàng. Nền kinh tế trong mấy năm vừa qua gặp khó khăn, mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm so với năm 2011 nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với vay vốn ngân hàng nên tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn chưa cao mặc dù đã có xu hướng tăng so với các năm trước

So sánh mức độ cho vay và huy động vốn trong các năm. Ta thấy năm 2011 mức độ cho vay nhiều hơn vốn huy động 1.886 tỷ đồng, ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong thanh khoản khi các khách hàng rút tiền. Năm 2012, lượng vốn huy động lớn hơn số

lượng vốn đưa đi cho vay 10.597. Trong năm này ngân hàng dư thừa thanh khoản, không cho vay được, vốn bị ứ đọng trong ngân hàng không được luân chuyển vào nền kinh tế thể hiện ở chỗ lượng tiền mặt tại quỹ trong năm 2012 là 13.209 tỷ đồng. Bước sang năm 2013, nhờ chính sách tiền tệ của nhà nước để kích tích kinh tế làm cho tang trưởng tín dụng tăng, nên năm 2013 mức độ cho vay nhiều hơn huy động 704 tỷ đồng. Tình trạng dư thừa tính thanh khoản chuyển sang rủi ro mất khả năng thanh khoản, tuy nhiên sự chênh lệch này là khá nhỏ. Ngân hàng vẫn duy trì được khả năng thanh khoản tốt trong năm 2013 này.

2011 2012 2013

Dư nợ cho vay 74.663.330 74.922.289 83.354.232

Nợ ngắn hạn 50.626.950 51.036.141 55.202.822

Nợ trung hạn 6.892.923 7.873.283 9.644.806

Nợ dài hạn 17.143.457 16.012.865 18.506.604

Qua cơ cấu kỳ hạn cho vay cho thấy ngân hàng cho vay kỳ hạn ngắn là chủ yếu, vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất tuy nhiên các mức cho vay đều có xu hướng tăng qua các năm. Xét tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ta có lần lượt theo các năm là 5,91; 10,72;18,67% tỷ lệ này tuy đều thấp hơn mức quy định (30%) tuy nhiên là có xu hướng tăng lên và tăng mạnh gần gấp đôi điều này chứng tỏ tỷ lệ cho vay trung và dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng lên. Đây là dấu hiệu không tốt vì ngân hàng đã sử dụng vốn ngắn hạn nhiều hơn để tài trợ cho vay dài hạn điều này có thể tăng lợi nhuận cho ngân hàng vì lãi suất vốn huy động sẽ thấp hơn còn lãi suất cho vay ra cao hơn nhiều nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng nếu các nguồn vốn huy động ngắn hạn đến hạn ngân hàng có thể không đủ khả năng chi trả.

Mức độ đáp ứng yêu cầu về khả năng chi trả

Mức độ đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo khả năng chi trả và các quy định khác của NHNN thông qua các tiêu chí sau đây:

Vốn điều lệ

Năm 2011 2012 2013

ACB 9.376.965 9.376.965 9.376.965

BIDV 19.698.045 23.174.171 23.174.171

Được biết trong quy định của ngân hàng nhà nước thì mức vốn pháp định cho các ngân hàng thương mại cổ phần là 3000 tỷ đồng, như bảng trên thấy được vốn điều lệ của các ngân hàng đều lớn hơn vốn pháp định rất nhiều, thể hiện việc tăng cường khả năng hoạt động của mình. Vốn điều lệ của eximbank so với ACB thì cao hơn, nhưng so với VCB lại thấp hơn, tuy nhiên vẫn thấy được mức ổn định trong 3 năm liên tiếp, chứng tỏ khả năng huy động và cho vay ở mức khá ổn định so với các ngân hàng trong hệ thống. Hệ số car 2011 2012 2013 Eximbank 12.94% 16.38% 14.47% ACB 9.25% 13.52% 14.66% VCB 11.14% 14.83% 13.37%

Theo quy định thì các TCTD phải đảm bảo CAR tối thiểu là 9%, xét theo tiêu chí này thì cả 3 NHTM trên đều đạt được, ý nghĩa của CAR là mức độ rủi ro mà các ngân hàng được phép mạo hiểm trong việc sử dụng vốn cao hay thấp tùy thuộc vào độ lớn vốn tự có của ngân hàng, vốn tự có lớn thì ngân hàng được phép sử dụng vốn ở mức độ liều lĩnh với hy vọng đạt được lợi nhuân cao nhất nhưng theo đó rủi ro cũng sẽ cao và ngược lại. Đối với Eximbank thì độ lớn của CAR so với mức giới hạn là chấp nhận được, so với 2 ngân hàng lớn đều ở mức khá, tuy nhiên từ 2011-2012 thì CAR tăng chứng tỏ vốn tự có của ngân hàng tăng đây là dấu hiệu tốt cho thanh khoản của ngân hàng trong hoạt động của mình, nhưng 2012-2013 thì CAR giảm tuy vẫn ở

mức an toàn nhưng cho thấy vốn tự có có xu hướng giảm điều này ảnh hưởng đến việc thanh khoản của ngân hàng không được tốt như giai đoạn 2011-2012.

Hệ số H1: Vốn tự có/ tổng nguồn vốn huy động 2011 2012 2013 Eximbank 10.48% 12.15% 10.87% ACB 5.27% 6.96% 6.33% VCB 8.19% 7.71% 8.87% Hệ số H2: vốn tự có/ tổng tài sản “có” 2011 2012 2013 Eximbank 6.82% 7.36% 7.37% ACB 3.36% 5.35% 5.47% VCB 5.62% 7.81% 6.90%

Đối với hai hệ số H1 và H2 thì tiêu chuẩn chung là lớn hơn 5%, hệ số H1 đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động của ngân hàng để tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Hệ số này càng tiến về 5% cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng càng cao trong khi đó mức rủi ro vẫn ở mức đảm bảo theo quy định. Trong 3 ngân hàng trên thì ta thấy mức huy động của eximbank là thấp hơn so với 2 ngân hàng còn lại, đây là điều sẽ ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng cho khách hàng dẫn đến ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng.

Với H2 thì để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng, mức độ này của Eximbank tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng đã tăng trưởng vốn tự có nhiều hơn so với tổng tài sản “có”, ngân hàng eximbank đang gia tăng vốn tự có của mình, cho thấy việc cho vay có thể giảm, dẫn đến ảnh hưởng cung tín dụng ảnh hưởng trạng thái thanh khoản.

Hệ số H3: (tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD/ tổng tài sản có

Năm 2011 2012 2013

Eximbank 2.82% 3.48% 3.19%

ACB 6.32% 7.01% 4.20% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta thấy hệ số H3của eximbank thấp hơn ACB, mà H3 có ý nghĩa khi H3 càng cao thì chứng tỏ ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời, nhưng với mức H3 như của eximbank thì khi có nhu cầu thanh khoản lớn đọt xuất chắc chắn ngân hàng buộc phải vay trên thị trường tiền tệ, như vậy việc thanh khoản sẽ gặp khó khăn, do đó ngân hàng cần cân nhắc về biện pháp để khắc phục sao cho tỷ lệ này tốt hơn, hạn chế rủi ro mà thanh khoản mang lại.

Hệ số H4: dư nợ cho vay/tổng tiền gửi khách hàng

2011 2012 2013

Eximbank 61.98% 93.23% 96.33%

ACB 58.09% 76.1% 74.76%

VCB 95.74% 81.13% 77.27%

Hệ số H4 này giúp đánh giá các ngân hàng sử dụng tiền khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ là bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp. Ta thấy eximbank có mức tỉ lệ này cao so với 2 ngân hàng còn lại, cho thấy khả năng thanh khoản của eximbank còn chưa tốt lắm, nếu có yêu cầu thanh khoản với quy mô lớn xảy ra thì ngân hàng có thể sẽ gặp khó khăn trong thanh khoản, phải đi vay hoặc tìm cách để trang trải khoản thanh khoản này, sẽ tạo ra áp lực và chi phí tăng lên cho ngân hàng

Tính thanh khoản của eximbank không được tốt so với 2 ngân hàng nêu trên do đó khả năng đáp ứng hoạt động tín dụng sẽ yếu hơn, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng thấp hơn khi cần thiết.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng Eximbank là một ngân hàng có cơ cấu nguồn vốn, tài sản khá ổn định, vững chắc. trong những năm qua, Eximbank luôn được đánh giá là một ngân hàng phát triển khá bền vững. Về khả năng thanh khoản, Eximbank có khả năng thanh khoản ở mức độ tuy thấp so với các ngân hàng top trên như Vietcombank hay ACB. Song Eximbank vẫn là một ngân hàng có khả năng thanh khoản trong mức an toàn so với ngành. Tuy vậy, ngân hàng vẫn có thể rủi ro thanh khoản nếu như không có chiến lược kinh doanh tốt. Và vì vậy, trong những năm gần đây, ngân hàng Eximbank đã cố gắng đưa ra những giải pháp tốt nhất trong hoạt động kinh doanh, hướng vào những sản phẩm có tính an toàn cao, thanh khoản tốt hơn để trở thành một ngân hàng phát

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động kinh doanh của Eximbank thông qua mô hình camels_khóa luận tốt nghiệp (Trang 64)