Tiền gửi của khách hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động kinh doanh của Eximbank thông qua mô hình camels_khóa luận tốt nghiệp (Trang 62)

5. L Liquidity: Mức độ thanh khoản 1 Đánh giá cơ cấu tài sản của Eximbank

5.3.1.Tiền gửi của khách hàng

Theo loại hình tiền gửi

Eximbank có các loại hinh tiền gửi : tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, kí quỹ và vốn chuyên dùng.

Biểu đồ thể hiện giá trị các loại hình tiền gửi trong khoản tiền gửi của khách hàng năm 2011-2013

Qua biểu đồ trên, ta thấy tiền gửi có kì hạn là chủ yếu trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng. Tiền gửi có kì hạn chiếm trên 85% tiền gửi của khách hàng. Chiếm tỷ trọng cao thứ 2 là tiền gửi không kì hạn chiếm khoảng 10%, và còn lại một lượng nhỏ là tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng. Tiền gửi có kì hạn có sự tăng lên khá cao trong năm 2012, tăng 35% so với 2011, năm 2013 tăng 48,87% so với năm 2011.

Tiếp là tiền gửi không kì hạn có sự tăng lên song mức tăng không nhiều. Còn tiền kí quỹ, tiền gửi vốn chuyền dùng thì có sự biến động không đáng kể

=>> như vậy: cơ cấu tiền gửi của khách hàng xét trên phương diện loại hình tiền gửi khá ổn định. Lượng tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng cao, và có sự tăng lên khá mạnh mẽ. Đây là khối tiền quan trọng, vì khách hàng sử dụng loại hình này chủ yếu là mục đích kiếm lãi, có tiền nhàn rỗi lâu dài nên đây là nguồn tiền ổn định. Chính vì tỷ trọng cao, nên đã tác động làm cho cơ cấu tiền gửi khách hàng của ngân hàng Eximbank ổn định

Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế

Biểu đồ thể hiện mức tiền gửi của các thành phần kinh tế trong mục tiền gửi khách hàng từ năm 2011-2013

Như vậy, qua biểu đồ ta thấy được, tiền huy động từ cá nhân là cao nhât, chiếm tỷ trọng cao trên 60 % trong cơ cấu tiền gửi khách của Eximbank. Đây là nguồn đong góp lớn, vô cùng quan trọng trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Qua các năm, từ năm 2011- 2013, tiền gửi của khách hàng cá nhân có sự tăng lên rõ rệt. Năm 2011, lượng tiền gửi này ở mức 35.480.665 trđ, nhưng cho tới 2012 đã là 49.726.747 trđ ( tăng 40,15 % so với năm 2011), năm 2013 là 68.683.945 trđ( tăng 93,58% so với 2011). Như vậy chỉ sau 2 năm, lượng tiền huy động từ các khách hàng cá nhân tăng

gần gấp đôi so với 2011. Có thể nói, uy tín của Eximbank đang dần được nâng cao, nên đã tạo điều kiện cho việc huy động tiền gửi dễ dàng hơn. Hơn nữa, do các khách hàng cá nhân gửi tiền vào ngân hàng, chủ yếu là mục đích sinh lời, cho nên đây là nguồn huy động rất ổn định

Khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội và được các đơn vị này gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Khoản vốn này tạm thời được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng trong ngắn hạn.

Đây là nguồn chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn cũng như là trong cơ cấu vốn nói chung của NHTM. Bởi lẽ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp ít khi có một lượng vốn nhàn rỗi trong một thời gian dài và nếu có chỉ là một lượng nhỏ mà thôi. Chính vì vậy, nguồn này tại ngân hàng Eximbank có sự tăng lên qua các năm, xong không mạnh như tốc độ tăng của tiền gửi của khách hàng cá nhân. Đây là nguồn vốn thông thường là ngắn hạn, và chiếm tr trọng không lớn, mức ổn định thấp.

Như vậy, xét trên phương diện đối tượng khách hàng thì tiền gửi khách hàng của Eximbank ở mức cao, có lượng tiền gửi khách hàng cá nhân lớn, nên có tính ổn đinh cao. Vì ngân hàng Eximbank, luôn có chiến lược nầng cao vị thế, uy tín của mình nên việc thu hút vốn từ cá nhân ngày càng tăng cao, làm cho cơ cấu tiền gửi của ngân hàng luôn duy trì sự ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động kinh doanh của Eximbank thông qua mô hình camels_khóa luận tốt nghiệp (Trang 62)