Rủi ro thị trường mà NHTM phải đối mặt trong hoạt độngcủa mình, chiến lược quản trị rủi ro của NHTM

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động kinh doanh của Eximbank thông qua mô hình camels_khóa luận tốt nghiệp (Trang 70)

6. S– Sensitivity to Market Risk: Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường.

6.1.Rủi ro thị trường mà NHTM phải đối mặt trong hoạt độngcủa mình, chiến lược quản trị rủi ro của NHTM

chiến lược quản trị rủi ro của NHTM

Ngân hàng không thể tác động làm thay đổi các yếu tố rủi, mà chỉ có thể dự báo xu hướng, tính toán mức độ ảnh hưởng để từ đó đưa ra các biện pháp chủ động điều chỉnh quy mô, cơ cấu tài sản có, sao cho hạn chế thấp nhất tổn thất có thể xảy ra thông qua việc kết hợp mô hình hiện đại trong việc ước lượng rủi ro lãi suất và sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính phái sinh.

RRTT xảy ra trên nhiều lĩnh vực hoạt động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng do hầu hết các khoản mục trên bảng cân đối của ngân hàng đều có liên quan đến các thông số của thị trường. Chính vì thế, các NHTM Việt Nam hiện nay không ngừng đẩy mạnh công tác hoàn thiện chính sách rủi ro cho từng khối khách hàng, từng khối ngành; mô hình hóa và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro; xây dựng và cập nhật liên tục báo cáo đánh giá rủi ro; theo dõi và giám sát hàng ngày, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các tỷ lệ an toàn bắt buộc…

Quy trình quản trị RRTT

Để quản trị RRTT có hiệu quả, NHTM đều tuân thủ các bước cơ bản :

- Nhận diện rủi ro: Nhằm xác định các loại rủi ro và đặc tính của từng loại rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt.

- Đo lường rủi ro: Nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến thu nhập/vốn của ngân hàng. Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro. Nếu như ngân hàng không đo lường được rủi ro thì cũng sẽ không thể kiểm soát được nó. - Kiểm soát rủi ro: ngân hàng xác định hạn mức cho từng loại rủi ro. Đây chính là quá trình kiểm soát rủi ro nhằm đảm bảo rủi ro của ngân hàng luôn nằm trong các giới hạn đã được phê duyệt.

- Loại bỏ rủi ro: Quá trình ngân hàng dùng các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn không cho rủi ro đó lặp lại.

Khác với rủi ro tín dụng hay rủi ro tác nghiệp, ngân hàng không thể tác động hay loại bỏ được RRTT mà chỉ có thể sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để giảm thiểu tác động của nó đến kết quả hoạt động của ngân hàng.

Ta đi sâu vào nghiên cứu các loại rủi ro thị trường:

Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn tái định giá giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng do các biến động của lãi suất thị trường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của một ngân hàng.

Để hạn chế rủi ro, Eximbank luôn quan tâm chặt chẽ đến việc điều hành lãi suất theo hướng chủ động và linh hoạt: lãi suất cho vay, lãi suất huy động … đối với từng loại hình sản phẩm, dịch vụ trong từng thời kỳ, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn bình quân giữa tài sản có và tài sản nợ, thời điểm và các địa bàn khác nhau trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả cao nhất. Đặc biệt đối với các khoản vay trung và dài hạn, vốn là sản phẩm thường gặp rủi ro nhiều về lãi suất, Eximbank áp dụng chính sách lãi suất thả nổi linh hoạt theo lãi suất thị trường trong từng thời kỳ, từ đó giảm thiểu rủi ro về lãi suất.

Hoạt động của Ủy ban Quản lý Tài sản nợ - Tài sản có (ALCO) trong mối quan hệ tương tác với các phòng ban chức năng khác trong mô hình quản trị rủi ro hướng đến việc tiếp cận các thông lệ quốc tế cũng giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất của Eximbank.

Rủi ro về ngoại hối (Tỷ giá)

Rủi ro về ngoại hối phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ, qua đó có thể làm cho ngân hàng phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động.

Để giảm thiểu rủi ro ngoại hối, Eximbank tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn như sau:

Luôn duy trì một tỷ lệ cân xứng giữa tài sản nợ và tài sản có ngoại tệ, duy trì trạng thái ngoại hối ròng ở mức hợp lý;

Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, có khả năng phân tích và dự báo tình hình biến động tỷ giá của các loại đồng tiền, và ra quyết định mua, bán các hợp đồng ngoại tệ đúng đắn.

Sử dụng các công cụ tài chính có khả năng phòng ngừa rủi ro như hợp đồng forwards, futures, swap hay option… trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Hoạt động ngoại hối của Eximbank chủ yếu nhằm phục vụ thanh toán quốc tế cho các khách hàng doanh nghiệp và hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Quản lý rủi ro ngoại hối tập trung vào quản lý trạng thái ngoại hối ròng và các trạng thái kinh doanh vàng (không được dương hoặc âm quá 30% vốn tự có của ngân hàng), tuân thủ đúng các quy định hiện hành của NHNN.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động kinh doanh của Eximbank thông qua mô hình camels_khóa luận tốt nghiệp (Trang 70)