Thực trạng chính sách xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH thiết bị BDE (Trang 35)

Biểu đồ 2.6. Thực trạng chính sách xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại truyển tin về sản phẩm và Công ty tới khách hàng để tạo lòng tin, thúc đẩy và thuyết phục họ mua hàng. Đồng thời tạo hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp đến khách hàng. Hoạt động này rất quan trọng đối với Công ty cũng như quá trình triển khai chiến lược thâm nhập thị trường.

Theo khảo sát điều phỏng vấn thì các chính sách xúc tiến thương mại gồm có: - Quảng cáo: chiếm 30%, theo trưởng phòng marketing, với mục tiêu đưa ra những thông tin cần thiết nhắc nhở trong tâm trí khách hàng về những sản phẩm của Công ty. Các hình thức quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh chưa được áp dụng. Theo kết quả phỏng vấn tại Công ty thì công ty áp dụng các hình thức quảng cáo chủ yếu là trên website để cung cấp tối đa các thông tin cho khách hàng. Ngoài ra vào lễ tết Công ty in ấn lịch, tặng quà có in hình biểu tượng của Công ty để tặng khách hàng, các đối tác nhằm giới thiệu rộng rãi về Công ty.

- Bán hàng cá nhân: chiếm 50%, điều này cho biết với đặc trưng của đối tượng khách hàng là các tổ chức tiêu dùng tập thể thì bán hàng cá nhân là công cụ xúc tiến được Công ty chú trọng vì nó có khả năng thiết lập duy trì lâu dài với khách hàng. Đội ngũ bán hàng cá nhân của Công ty bao gồm các nhân viên có sự

am hiểu biết rõ về sản phẩm của Công ty đang kinh doanh nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có nhiều kỹ năng thuyết phục khách hàng. Với tiêu chí khách hàng là trung tâm, các nhân viên bán hàng cá nhân của công ty tư vấn cho khách hàng không chỉ để ký kết hợp đồng mà thiết lập mối làm ăn lâu dài cho Công ty, các nhân viên cũng thường xuyên liên lạc để duy trì mối quan hệ, phát hiện nhu cầu mới của khách hàng.

- Quan hệ công chúng: chiếm 5%, công cụ này ít được Công ty sử dụng để giới thiệu về hình ảnh và sản phẩm của mình tới khách hàng hiện đại và tiềm năng.

- Marketing trực tiếp: chiếm 15%, theo kết quả điều tra thì Công ty TNHH thiết bị BDE không thường xuyên tham gia hội chợ triển lãm. Hoạt động marketing trực tiếp của Công ty là các nhân viên kinh doanh của Công ty thường xuyên gửi thư điện tử cho các khách hàng quen thuộc và những khách hàng tiềm năng nhằm giới thiệu và chào bán các sản phẩm. Hình thức marketing này không tốn kém về chi phí và thời gian nhưng hiệu quả không cao. Đây là công cụ xúc tiến mang lại hiệu quả thấp, khó tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu để tiếp cận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH thiết bị BDE (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w