Biểu đồ 2.5. Thực trạng chính sách phân phối
Khi Công ty xây dựng được cho mình một kênh phân phối phù hợp với sản phẩm, thị trường và đặc điểm khách hàng thì hoạt động bán hàng, giới thiệu sản phẩm và hình ảnh Công ty sẽ cao hơn, hiệu quả hơn rất nhiều. Theo kết quả điều tra khảo sát nhân viên trong công ty thì kênh phân phối hiện nay được đánh giá là 50% tốt, 50% khá. Theo giám đốc Công ty để thâm nhập thị trường Hà Nội mà sản phẩm là các trang thiết bị, dụng cụ y tế, kênh phân phối chính của BDE sử dụng là kênh trực tiếp, phân phối sản phẩm rỗng rãi đến người tiêu dùng theo sơ đồ sau:
Kênh trực tiếp
Thông qua lực lượng chính là nhân viên bán hàng, marketing sản phẩm được giới thiệu và cung cấp trực tiếp cho khách hàng của Công ty. Nhìn chung, kênh phân phối trực tiếp phù hợp với đặc điểm sản phẩm, thị trường, và khách hàng mà Công ty hướng đến là các bệnh viện, cơ sở y tế, giảm được chi phí trung gian phát sinh, rút ngắn quá trình bán hàng, tạo sự thông suốt trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Tuy nhiên, hầu như mọi doanh nghiệp cung cấp, bán lẻ sản phẩm thiết bị dụng cụ y tế như BDE đều sử dụng kênh trực tiếp do đó không tạo nên được ưu thế cạnh tranh do Công ty. Để có thể phân phối sản phẩm đến khách hàng thì việc tạo lập mối quan hệ với nhà cung cấp là rất quan trọng. Khi có mối quan hệ tốt với nhà
Nhà sản xuất
Người tiêu dùng
cung cấp Công ty sẽ có nguồn hàng ổn định với mức giá có lợi và nhận được nhiều ưu thế như: hỗ trợ kỹ thuật được tham gia các lớp đào tạo cho cán bộ nhân viên về sản phẩm. Điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Công ty trong hoạt động triển khai chiến lược thâm nhập thị trường.