MỐI LIÊN HỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ HỒ CHÍ MINH SO VỚI TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN TRÃ

Một phần của tài liệu Sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh (Trang 107)

HỒ CHÍ MINH SO VỚI TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI

Đặc điểm cơ bản của lịch sử tư tưởng một dân tộc thường phản ánh đặc điểm cơ bản của lịch sử chính trị dân tộc ấy. Nét nổi bật của lịch sử tư tưởng dân tộc Việt Nam là cuộc đấu tranh gần như liên tục và luôn luôn quyết liệt để giành lấy độc lập và bảo vệ độc lập. Cho nên, nền chính trị Việt Nam là nền chính trị yêu nước, thương dân, tạo nên mạch nguồn của dòng tư tưởng trọng dân, thân dân, dân chủ, phát huy sức mạnh vô biên trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và là mẫu số chung, là động lực nội sinh của cộng đồng dân tộc trong quá trình xây dựng đất nước. Đó cũng là giá trị cốt lõi, nền tảng của văn hoá dân tộc Việt Nam.

Đại diện cho các thời đại khác nhau, Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh là những nhà tư tưởng vì dân vĩ đại, tiêu biểu cho hai thời đại anh hùng của dân tộc. Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh là những thành tựu tư tưởng ghi dấu bước phát triển từ truyền thống đến hiện đại của dòng tư tưởng vì dân ở Việt Nam. Sự phát triển đó đã đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử của các thời đại khác nhau, là câu trả lời cho quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước ở từng giai đoạn đi lên của dân tộc, trong đó ta tìm thấy cả những điểm tương đồng, cả những yếu tố khác biệt, với rất nhiều giá trị phong phú ưu việt tạo nên sự xuyên suốt của dòng chảy tư tưởng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)