Cơ sở hình thành tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh (Trang 30 - 41)

Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh bắt nguồn sâu xa từ khát vọng hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, thấm nhuần lý tưởng nhân văn của các dân tộc phương Đông, tiếp thu tinh hoa văn hóa dân chủ của nhân loại qua quá trình hoạt động chính trị thực tiễn vì dân, vì nước của vĩ lãnh tụ - nhà dân chủ - Hồ Chí Minh.

1.2.2.1. Di sản tư tưởng dân tộc về dân chủ

Cũng như Nguyễn Trãi, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng dân chủ của Người nói riêng trước tiên cũng là sự kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống nhân văn, nhân đạo và thân dân Việt Nam. Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, đã tạo lập cho mình một nền văn hiến, văn hóa riêng, phong phú với những giá trị truyền thống tốt đẹp, làm động lực cho sự phát triển. Tư tưởng về “dân”, tư tưởng nhân văn, nhân đạo, “thân dân”, “kính dân”, “lấy dân làm gốc” đã sớm hình thành và phát triển, trở thành một hệ tư tưởng chính thống, có ảnh hưởng trực tiếp, sâu đậm đến tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.

Chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc mà giống

như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh cũng đã kế thừa. Chủ nghĩa yêu nước là một tài sản có giá trị nhất trong hành trang của người thành niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911), cũng như quá trình lãnh đạo sự nghiệp cứu nước và xây dựng đất nước sau này. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng phong phú của Người. Điều đó được thể hiện trong quá trình Hồ Chí Minh phát triển truyền thống yêu nước

Việt Nam thành chủ nghĩa yêu nước trong thời đại mới, được hiện hữu trong quan hệ yêu nước và thương dân, trong sự gắn kết giữa lòng yêu nước và hành động đi tìm đường cứu nước, giải phóng nhân dân; trong lý tưởng giải phóng và phát triển, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân chủ và phát triển; đoàn kết, dân chủ và đồng thuận xã hội. Người nói: “lòng yêu thương nhân dân và nhân loại của tôi không bao giờ thay đổi” [16; tr.47]; “cả cuộc đời tôi cũng chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [32; tr.161]. Người đã phát triển những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước: yêu nước trên quan điểm giai cấp (ở đây là giai cấp công nhân), yêu nước trên cơ sở tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, yêu nước gắn liền với thương dân, với khát vọng giải phóng con người theo con đường xã hội chủ nghĩa “yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm” [37; tr173].

Tinh thần nhân văn, nhân nghĩa, đoàn kết, “tương thân, tương ái”, tư

tưởng thân dân trong các triều đại phong kiến ở nước ta cũng là giá trị truyền

thống dân tộc tốt đẹp, không chỉ góp phần hun đúc, cho ra đời tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi, mà còn là điểm tựa để hình thành nên tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu mà còn phát triển tinh thần “khoan dân” lên một trình độ cao hơn, cả trong những bài học thành công và cả những bài học thất bại. Sự thất bại nhanh chóng của Hồ Quý Ly trong cuộc kháng chiến chống Minh là một minh chứng cho chân lý: triều đại, nhà nước nào được dân thì được nước, mất dân thì mất nước. Một nhà tư tưởng, cải cách tiến bộ trong lịch sử như Hồ Quý Ly cũng sẽ thất bại nếu không hiểu được, thực hành được chân lý ấy “nhà Hồ đánh giặc một mình, để mất nước vì nhà Hồ bị mất dân” [62; tr237]

Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh không hình thành một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà bắt nguồn từ chính truyền thống “yêu nước thương nòi”, “tương thân tương ái”, nhân văn, nhân đạo, nhân nghĩa và những tư tưởng “trọng dân”, “lấy dân làm gốc” của những vương triều phong kiến trong đó đặc biệt là tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi. Những truyền thống đó đã ngấm sâu trong tâm hồn Người từ khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung đến khi trở thành vị lãnh tụ, nuôi dưỡng, thôi thúc suốt cuộc đời nhà chính trị vì dân Hồ Chí Minh.

1.2.2.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại về dân chủ, đặc biệt là tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin và hình thức dân chủ Xô Viết

Là con người có tư tưởng tiến bộ, ham học hỏi, có chí lớn, Nguyễn Ái Quốc không chỉ kế thừa các di sản văn hoá truyền thống trong nước, Người còn sớm có tư tưởng hướng ngoại, bôn ba, tiếp thu những giá trị tốt đẹp của văn hoá, văn minh nhân loại. Vì thế, tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh được hình thành còn có sự chắt lọc những bài học từ các cuộc cách mạng thế giới, quan niệm tích cực về chữ dân trong Nho giáo, học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin và hình thức dân chủ Xô Viết.

* Bài học từ các cuộc cách mạng trên thế giới

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và chúng đã gây ra bao đau thương cho nhân loại. Trước thực trạng đó, phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ, nhiều cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra và thắng lợi, nhưng chính quyền vẫn chưa thực sự thuộc về nhân dân, bởi sau cách mạng chính quyền lại rơi vào tay giai cấp Tư sản bóc lột và những học thuyết tiến bộ trước đó đã tập hợp được lực lượng, lòng tin của quần chúng đã không được hiện thực hoá. Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, trên cơ sở những học thuyết Tư sản tiến bộ của những nhà tư tưởng trước đó, Hồ Chí Minh đã dần nhận thấy bản

chất và rút ra nhiều bài học quý báu từ các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đặc biệt là cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp. Cuộc cách mạng này được tiến hành trên cơ sở tư tưởng dân quyền của J.J.Rousseau, cụ thể là học thuyết “quyền tối thượng thuộc về nhân dân” (trong tác phẩm “khế ước xã hội”). Ông lập luận về dân quyền: “từ khi sinh ra người ta đã có quyền tự do và bình đẳng, đó là quyền trời phú cho con người nhưng sau đó người ta đã để mất nó” [52; 178]. Tư tưởng này của ông đã đẻ ra cách mạng tư sản Pháp, mang đến một luồng gió mới cho phong trào cách mạng thế giới, phù hợp với tâm lý nhân dân Pháp và tình hình chính trị đương thời, nhưng thực tế sau khi cách mạng thành công lại không được thực hiện. Hiện thực này cũng ảnh hưởng đến cảm quan cách mạng và quá trình hình thành tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh.

Còn ở Mĩ, Người lại nghiên cứu “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ 1776 và chứng kiến cuộc sống của người dân nơi đây. Tuyên ngôn đã viết: “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng họ được Chúa ban phú cho những quyền sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc” [27; tr.82]. Tuyên ngôn cũng khẳng định, cuộc đấu tranh vì nền độc lập của nước Mĩ là đấu tranh vì một chính phủ dựa trên sự đồng thuận của nhân dân, thay thế cho một chính phủ được điều hành bởi một ông vua. Nội dung của bản tuyên ngôn mang giá trị của thời đại và tính nhân văn sâu sắc, nhưng thực tế cuộc sống của quần chúng nhân dân mà Người được tận mắt chứng kiến lại trái với những lý tưởng và tuyên bố nhân văn đó. Sau khi giành được chính quyền, quyền lực được tập trung trong tay một số ít những người có tiền của. Họ quay lại bóc lột quần chúng nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân bị xâm phạm và mang tính chất hình thức. Nó không được thực thi trên thực tế. Từ đó, Người rút ra kết luận: cách mạng Mĩ là cuộc “cách mạng không đến nơi”. Chính bài học từ các cuộc cách mạng tư sản Pháp và Mĩ đã giúp Hồ Chí Minh thấy được những điểm tiến bộ của những tư tưởng dân chủ, cũng như những hạn chế mang tính bản chất của nền

dân chủ tư sản, từ đó góp phần hình thành tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa toàn diện và tiến bộ ở Hồ Chí Minh.

Trong thời gian hoạt động ở Châu Âu, lịch sử cách mạng Pháp cũng cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc những thông tin quý báu về một loại hình chính phủ của nhân dân. Đó là công xã Pari - một chính phủ “tự dân cử lên” và dân có quyền thay đổi chính phủ [30; tr.273].

Có thể nói, quá trình hoạt động thực tiễn, tìm hiểu về các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với giá trị chân chính và những yếu tố nhân văn tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản, mặt khác Người cũng nhận ra những hạn chế của chế độ dân chủ này. Ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và hình thức thực tế của chính quyền Xô Viết đã dẫn dắt Hồ Chí Minh đi đến con đường cách mạng đấu tranh cho độc lập, tự do để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đông đảo quần chúng nhân dân lao động, với một nền dân chủ thực sự và toàn diện.

* Quan niệm tích cực về chữ dân của Nho giáo

Trước khi trở thành một nhà cách mạng, Hồ Chí Minh vốn xuất thân trong một gia đình Nho học, nên Người sớm tiếp nhận từ Nho giáo triết lý nhân sinh “tu thân, dưỡng tính”; “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của người quân tử. Và Người cũng tiếp thu tư tưởng về một xã hội đại đồng.

Có nguồn gốc từ Trung Hoa, nhưng Nho giáo là một trong những học thuyết có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng chính quyền và xã hội phong kiến ở phương Đông, trong đó có Việt Nam. Nho giáo đã trực tiếp nói đến dân, đề cao vị trí, vai trò của dân trong quá trình xây dựng đất nước, bình ổn thiên hạ. Tuy nhiên, dân xuất hiện trong học thuyết này là đối tượng để giáo hoá, cai trị vì lợi ích của tập đoàn phong kiến cầm quyền. Du nhập, tiếp biến mạnh mẽ vào Việt Nam, Nho giáo ở nước ta đã có những thay đổi căn bản, phần lớn chỉ giữ hình thức còn nội dung đều được Việt hoá. Các nhà Nho, nhà tư tưởng nước ta cải biến nhiều quan điểm của Nho giáo, trong đó có

quan điểm về dân của đạo Nho cho phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức và hệ giá trị người Việt, điển hình trong các nhà cải cách đó là Nguyễn Trãi. Vì vậy, tiếp thu học thuyết này, Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa quan điểm về dân trong Nho giáo nguyên thuỷ, mà còn tiếp cận cả những tư tưởng lấy dân làm gốc, thân dân xây dựng qua lăng kính của học thuyết này từ những nhà Nho dân tộc.

Kế thừa một cách biện chứng tư tưởng về dân của Nho giáo là một điểm tựa, là một nét riêng để hình thành tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh mang những nét phương Đông đặc sắc.

* Học thuyết “tam dân” của Tôn Trung Sơn.

Không chỉ kế thừa những tư tưởng Nho giáo, Hồ Chí Minh còn tiếp thu những tư tưởng của Trung Quốc thời cận đại, mà tiêu biểu là cách mạng Tân Hợi, với thủ lĩnh Tôn Trung Sơn. Người nhận thấy: chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Nghiên cứu tư tưởng “dân tộc độc lập”, “dân quyền tự do”, “dân sinh hạnh phúc” của Tôn Trung Sơn, kết hợp với tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” của cách mạng tư sản Pháp, Hồ Chí Minh đã diễn giải rành mạch và sáng tỏ trong mục tiêu chính trị: độc lập - tự do - hạnh phúc. Người đến với chủ nghĩa Tam dân vì “chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa yêu nước” [52; tr.49-50]. Đây cũng là mong muốn, là khát vọng của mọi người Việt Nam yêu nước khi dân tộc đang “chịu kiếp ngựa trâu”. Chủ nghĩa dân quyền khẳng định: “dân quyền, đó là sức mạnh chính trị của nhân dân, nhân dân quản lý công việc chính trị nên gọi là dân quyền…thế giới ngày nay là thế giới gì? Là thế giới dân quyền” [52; tr.162-165]. Chủ trương dân quyền, xây dựng một nước cộng hòa, một nước mà nhân dân sẽ làm vua, trên cơ sở đó, tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa đại đồng là chủ nghĩa dân sinh của Tôn Trung Sơn. Mục tiêu cuối cùng trong học thuyết của ông là đạt tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đó cũng chính là khát vọng, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh.

Chủ nghĩa Tam dân đặt trọng tâm vào xây dựng đất nước, xây dựng nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, giải quyết những vấn đề xã hội bức bách, những vấn đề “đời sống của nhân dân, sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng” [52; tr.12]. Hồ Chí Minh đã học hỏi ở chủ nghĩa Tam dân những cơ sở lý luận để xác định phương hướng, cương lĩnh xây dựng xã hội mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng theo con đường xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là những yếu tố tiến bộ trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn về xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn tuy thế, về cơ bản vẫn chưa vượt qua được hệ tư tưởng tư sản nên còn nhiều hạn chế. Song tư tưởng ấy cũng như bài học từ Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 đã ảnh hưởng tích cực đến Hồ Chí Minh, đặc biệt là đến tư tưởng dân chủ của Người.

* Tư tưởng dân chủ của Chủ nghĩa Mác - Lênin và hình thức dân chủ Xô Viết.

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin trước hết và trên hết là vì mục tiêu giải phóng con người khỏi áp bức bất công, bóc lột, nô dịch sau đó sẽ xây dựng một xã hội như trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” mà Mác và Ăng ghen đã nói: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Người bị thuyết phục chính bởi sự đúng đắn và tính khoa học trong tư tưởng cốt lõi của học thuyết giải phóng Mác - Lênin: “xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt” [7; tr.404]. Khảo sát cách mạng Tháng Mười và lại được sống trực tiếp trong không khí sôi động của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Nga những năm 1934 - 1938, Hồ Chí Minh nhận thức và tâm đắc với quan điểm của Lênin cho rằng: không có chế độ dân chủ thì không thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội và giai cấp vô sản không thể hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nếu không tiến hành cuộc đấu tranh cho dân chủ, cũng như chủ

nghĩa xã hội sẽ không duy trì được thắng lợi nếu không thực hiện được đầy đủ chế độ dân chủ. Lênin viết: “cũng giống như không thể có chủ nghĩa xã hội thắng lợi mà lại không thực hiện dân chủ hoàn toàn, giai cấp vô sản cũng không thể nào chuẩn bị để chiến thắng giai cấp tư sản được nếu nó không tiến hành một cuộc đấu tranh toàn diện, triệt để và cách mạng để giành dân chủ” [69; tr.324]. Từ đó, Hồ Chí Minh thấm nhuần rằng tư tưởng đấu tranh cho dân chủ và đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội không thể tách rời nhau.

Không chỉ được trang bị về mặt lý luận, quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Nga đã cung cấp cho Người những bài học thực tiễn

Một phần của tài liệu Sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)