Về ý thức hệ

Một phần của tài liệu Sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh (Trang 113 - 117)

Có thể nói, sự khác biệt rõ nhất và có tính quyết định đến sự khác biệt khác của tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh so với tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi chính là về ý thức hệ. Nhiều thế hệ người Việt Nam cũng như thế giới đều ngưỡng mộ tầm tư tưởng của Nguyễn Trãi, đặc biệt là tấm gương thực

hành đạo đức của ông: “rưa cà mắm muối thành công lạ”. Cái gì cố gắng vì dân thì ông đã hết mình. Cả cuộc đời bi tráng của ông đã cho thấy một tấm gương vì nước, vì dân, sự hi sinh lớn lao để bảo vệ cái tốt, cái đúng, cái cao cả trước cái bảo thủ, thấp hèn, bảo vệ dân trước những áp bức, bất công của chế độ phong kiến đương thời. Tuy vậy, Nguyễn Trãi vẫn là con đẻ của thời đại phong kiến. Ông là sản phẩm của chế độ phong kiến, từ ý thức hệ đến thể chế bộ máy, quy tắc luật lệ đều do thời đại đó quy định. Chính vì vậy, dù có vĩ đại đến mấy ông cũng chưa vượt ra khỏi ý thức hệ và mô hình đó. Trong xã hội quân chủ, khi tư tưởng trung quân được đưa lên vị trí tối thượng, quyền lực nhà nước, quyền lực xã hội đều tập trung trong tay cá nhân nhà vua, thì vị trí của dân chúng vẫn chỉ là thần dân, vẫn là con dân chịu ơn chăn dắt, mưa móc của triều đình. Dân ở đây vẫn là tầng lớp dưới, là khách thể bị động. Nguyễn Trãi đã thấy được vai trò, vị trí quan trọng của dân, nhưng thân dân thực chất vẫn là thái độ cảm thông, yêu thương, trọng dân của người trên với

kẻ dưới, giữa lãnh đạo và tầng lớp bị lãnh đạo, giữa cai trị và bị trị. Nó chưa

trở thành giá trị và hành động phổ quát toàn xã hội. Quyền lợi làm chủ của người dân chưa có cơ sở để khẳng định. Khác với dân chủ, thân dân ở đây là thái độ người chủ của dân. Với ý thức hệ phong kiến, dân chủ không phải là một thành quả đấu tranh giải phóng của con người, dân chủ không phải là một giá trị xã hội. Nó chỉ có được đầy đủ với ý nghĩa của nó trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và bắt đầu được xây dựng trong thời đại Hồ Chí Minh.

Trải qua một quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường giải phóng và phát triển cho dân tộc Việt Nam là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin - một học thuyết cách mạng về giải phóng. Với ý thức hệ cộng sản, Hồ Chí Minh không chỉ tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc, mà còn nhằm giải phóng con người, hướng đến “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người”. Giải phóng đất nước đồng thời phải

mang lại hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng chế độ dân chủ để đảm bảo thực hiện quyền lực của dân chúng. Kết tinh các giá trị Đông, Tây, kim cổ, trong hệ tư tưởng phát triển của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rõ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được xem là quy luật giải phóng và phát triển; độc lập tự do và hạnh phúc của nhân dân là hệ giá trị của phát triển; từ dân, dân chủ, dân vận đến đại đoàn kết dân tộc là một quá trình thống nhất, biện chứng và nhất quán. Như vậy trong tư tưởng của Người, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Theo đó, một chủ thể của quyền lực đã được xác lập, xuyên suốt và thống nhất đó chính là công dân. Chỉ đến thời đại của Người, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc mới xuất hiện phạm trù công dân và cũng lần đầu tiên người dân được đặt ở vị trí trung tâm, vị trí chủ thể quyền lực. Dân trở thành người chủ chủ động đề ra, thực hiện và giám sát quá trình xây dựng và phát triển xã hội. Hướng đến xây dựng nền dân chủ vô sản, đến thời đại Hồ Chí Minh, quyền của dân được khẳng định cả về mặt vị thế và năng lực.

Sự đối lập về ý thức hệ trong tư tưởng Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh, một bên là ý thức hệ phong kiến, một bên là ý thức hệ giai cấp công nhân là điểm khác nhau cơ bản của hai chế độ phong kiến và dân chủ. Nếu như chế độ phong kiến coi khinh, coi rẻ con người, chà đạp lên con người, thì chế độ dân chủ mà Hồ Chí

Minh muốn xây dựng rất coi trọng con người, hướng tới con người. Chỉ có trong

chế độ đó con người mới là mục đích, là chủ thể của xã hội. Từ sự khác biệt đó đã quy định điểm khác biệt về thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp tiếp cận về thực tiễn lịch sử xã hội của hai nhà tư tưởng.

Mặc dù có sự khác nhau rất rõ rệt về ý thức hệ trong tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, từ ý thức hệ phong kiến đến ý thức hệ giai cấp công nhân cách mạng là một bước tiến dài là nguyên nhân chính của sự phát triển từ thân dân đến dân chủ, nhưng ở Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh vẫn có điểm giống nhau. Đó là yếu tố yêu nước và dân tộc.

nước, yêu nước và thân dân gắn liền với nhau, không có ranh giới trong mối quan hệ này. Nó bổ sung, bao chứa, hoà quyện vào nhau. Tư tưởng yêu nước, thân dân của Nguyễn Trãi chính là biểu hiện của giá trị dân chủ theo nghĩa là vì dân, yêu thương, chăm lo đến sự yên bình và hạnh phúc của nhân dân và

thân dân, dân chủ ở đây được phát huy trên tinh thần dân tộc. Khi quyền lợi

của giai cấp phong kiến thống trị và quyền lợi của dân tộc bị đe doạ, thì chỉ có mở rộng dân chủ mới khai thác được sức mạnh tiềm tàng cả về vật chất và tinh thần trong quần chúng. Khi đó giá trị dân chủ được đề cao, thống nhất với quân chủ. Tuy nhiên, khi hoà bình, với mong muốn thực hiện được quyền lực cá nhân, thì các thế lực phong kiến lại ít chăm lo đến quần chúng. Những thần dân lúc đó lại là đối tượng để vua quan và các tầng lớp thống trị phong kiến bóc lột, cai trị nhằm phục vụ cho mục đích, lợi ích cá nhân trong chế độ quân chủ của họ. Khi đó, giá trị dân chủ chỉ tồn tại trong lĩnh vực tư tưởng ở một số cá nhân tiến bộ, còn dân chủ với tư cách là giá trị xã hội, là một chế độ, một thực tiễn chính trị hoàn toàn bị xoá bỏ. Chính vì vậy, những biểu hiện về giá trị dân chủ trong chế độ phong kiến mới chỉ dừng lại ở chủ nghĩa nhân bản trên cơ sở tinh thần dân chủ chứ chưa phải là tư tưởng dân chủ theo nghĩ đích thực của nó.

Yêu nước gắn với tự hào dân tộc. Với Ức Trai, yêu nước và tự hào dân tộc vẫn là hai phạm trù gắn bó với nhau, là hai mặt biểu hiện của một vấn đề. Không một người yêu nước nào lại không tự hào về đất nước, dân tộc của mình và tự hào dân tộc là cơ sở để hình thành tình yêu nước. Song không giống như nhiều tư tưởng yêu nước khác, tinh thần tự hào dân tộc trong tư tưởng của Nguyễn Trãi không chỉ dừng lại ở niềm từ hào về những thành quả vật chất như sông núi, thắng cảnh, công trình, mà niềm tự hào của ông hướng vào những giá trị văn hoá, văn hiến, lịch sử vẻ vang, tự hào về dân tộc cùng với tự hào về con người, nhân dân:

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời dựng nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Nhưng hào kiệt đời nào cũng có

(Bình Ngô đại cáo)

Tiếp nối truyền thống của những thế hệ đi trước, tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cũng thấm đẫm trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Không chỉ kế thừa, Người còn phát triển tinh thần ấy ở tầm cao mới. Tinh thần dân tộc được nâng lên thành chủ nghĩa dân tộc, luôn được đề cao trong mọi hoàn cảnh của quá trình dựng nước và giữ nước và gắn bó với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Vì thế, tầm khái quát của tư tưởng dân chủ ở Người vừa có tính dân tộc, giai cấp, vừa có tính nhân loại. Trong dòng chảy tư tưởng của dân tộc đã có sự kế thừa, tiếp thu những giá trị hiện đại và phát triển cho phù hợp với đòi hỏi của lịch sử là đặc điểm rõ rệt trong tư tưởng của nhà cách mạng sáng tạo - Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh (Trang 113 - 117)