Trên cơ sở những quan niệm về dân, định nghĩa về dân chủ, tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh được biểu hiện hết sức thống nhất và toàn diện trên cả ba mặt: giá trị tư tưởng, thể chế thực hiện và thực hành dân chủ. Tất cả các mặt có quan hệ biện chứng với nhau, thể hiện sâu sắc tư tưởng dân chủ của Người. Trong đó, ta thấy tính thống nhất giữa giá trị nhân văn và tính pháp lý, sự kế thừa tư tưởng thân dân, “dân là gốc” của tư tưởng chính trị Việt Nam truyền thống và tính pháp quyền của tư tưởng chính trị phương Tây thời cận hiện đại. Đặc biệt, trong mỗi mặt biểu hiện đó lại ghi dấu ấn sáng tạo đặc sắc của nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo dân chủ - Hồ Chí Minh.
2.2.3.1. Dân chủ dưới khía cạnh giá trị xã hội
Ta bắt gặp nét tương đồng giữa tấm lòng “đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung” vì dân của Nguyễn Trãi và “mong muốn tột bậc” vì hạnh phúc của nhân dân, trong việc xây dựng và thực hiện quyền dân chủ ở Hồ Chí Minh.
Người đặc biệt chú ý đến vấn đề dân chủ trong quá trình hoạt động cách mạng cũng như lãnh đạo xây dựng chính quyền. Người không có một tác phẩm chuyên khảo nào bàn về dân chủ. Song trong các tác phẩm của Người, thuật
ngữ “dân chủ” được dùng trên 1600 lần với những ý nghĩa không hoàn toàn
giống nhau” [5; tr.61]. Điều đó minh chứng cho sự quan tâm của Hồ Chí Minh đến vấn đề này là rất lớn.
Với Người, dân chủ là một phạm trù khái quát, phổ biến. Nó được thể hiện trên nhiều khía cạnh, và tất cả các lĩnh vực: từ chính trị, văn hóa xã hội, đến kinh tế.
* Dân chủ trong lĩnh vực chính trị
Mặc dù là nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ… lỗi lạc, nhưng sinh thời Hồ Chí Minh vẫn chỉ nhận mình là một nhà chính trị mà thôi. Chính trị chính là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu, là mục đích của cuộc đời, là sự nghiệp của Người. Tư tưởng dân chủ trong lĩnh vực chính trị được Hồ Chí Minh luận giải rõ ràng, thiết thực và sâu sắc. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị là sự ghi nhận quyền lực của đa số nhân dân lao động trong việc xây dựng, bảo vệ và sử
dụng quyền lực nhà nước. Đây còn là ý chí tự chủ, tự do của người dân được
thể hiện và thực hiện thông qua tổ chức nhà nước.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị thể hiện ở chỗ Người khẳng định quyền làm chủ của người dân trên cả hai phương diện “là
chủ” và “làm chủ”. Tức là, quyền lực của người dân được ghi nhận trên danh
nghĩa trong hiến pháp, pháp luật và được hiện thực hóa trong việc tổ chức nhà nước dân chủ mới của dân, do dân và vì dân. Một mặt Người cho rằng: “dân chủ là của quý báu nhất trên đời của nhân dân”, đồng thời Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân” [36; tr.276]. Đó là những quan hệ rất biện chứng, thống nhất ở tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng nền chính trị dân chủ vừa có
Dân là chủ
Một chế độ dân chủ mới xác định dân là chủ, trước hết quyền lực của
nhân dân phải được đảm bảo bằng hiến pháp và pháp luật. Người viết: “hiến
pháp bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, trên cơ sở công nông liên minh và do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó phải thật sự bảo đảm nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng” [36; tr.322]. Hiến pháp, pháp luật tạo cơ sở hướng dẫn, điều chỉnh hành vi, là cơ sở pháp lý có tính quy phạm khẳng định địa vị “làm chủ” của người dân. Chính vì thế, để hiện thực hoá về tư tưởng, đảm bảo tính pháp lý là mối quan tâm đầu tiên của Hồ Chủ tịch trong quá trình thực hiện dân chủ về chính trị.
Tuy nhiên, xã hội con người vẫn tồn tại hàng loạt các mối quan hệ, chỉ ghi nhận quyền lực của người dân về hiến pháp, pháp luật thôi thì chưa đủ, muốn trở thành giá trị chính trị phổ biến, “dân là chủ” phải được đảm bảo
trong hàng loạt các mối quan hệ: quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa từng
thành viên với tập thể cộng đồng mà cơ bản là quan hệ giữa nhân dân và nhà nước. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã phê phán một cách quyết liệt và vạch trần bản chất xấu xa của bộ máy nhà nước thực dân. Người chuẩn bị những cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành tư tưởng về một nhà nước kiểu mới, thật sự dân chủ. Trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, một tác phẩm lý luận đặc sắc để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam từ khi Đảng chưa ra đời, Người viết: “chúng ta đã hi sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hi sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”[30; tr.270]. Quyền lực nhà nước là của dân trở thành một nguyên tắc căn bản trong tổ chức, xây dựng
nhà nước kiểu mới ở nước ta, đặc biệt là về mặt chính quyền. Trong đó nguồn
gốc, sức mạnh và chủ thể quyền lực nhà nước mới là ở nhân dân lao động. Nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do dân
bầu ra, được sự ủy thác của nhân dân, thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân là mối quan hệ hữu cơ, trong đó, nhân dân là chủ thể quyền lực, Nhà nước được sự uỷ quyền của nhân dân thực hiện chức năng quản lý xã hội để phục vụ dân, đảm bảo lợi ích của dân và thực hiện quyền lực của nhân dân. Sức mạnh của nhà nước bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân. Do đó, nhà nước phải dựa vào dân, phát huy vai trò và khả năng sáng tạo của nhân dân. Nhà nước phải “làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành” [32; tr.152]. Nhà nước phải biết mang lại quyền lợi cho dân, đồng thời cũng phải biết bảo vệ lợi ích của dân, thực hiện chức năng chuyên chính, trấn áp của mình đối với những thế lực làm tổn hại tới lợi quyền của nhân dân và cộng đồng xã hội. Vì vậy, dân chủ và chuyên chính thực chất là hai mặt của một vấn đề, là những biểu hiện khác nhau của nội dung và bản chất dân chủ. Hồ Chủ tịch đã giải thích mối quan hệ này rất cụ thể: “dân chủ là của quý báu nhất trên đời của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khóa, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên, có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa. Thế thì dân chủ cũng phải có chuyên chính để giữ gìn dân chủ” [36; tr.279-280]. Không tuyệt đối hoá chuyên chính như các Nhà nước bóc lột trong lịch sử, cũng không nhìn dân chủ phiến diện, lệch lạc, coi dân chủ là mặt đối lập của chuyên chính, Hồ Chí Minh đã làm thay đổi tận gốc quan điểm về quyền lực và thực hiện quyền lực. Trong đó, nhân dân được đặt ở vị trí cao nhất và nhà nước không còn là công cụ thống trị, nô dịch như trong chế độ nô lệ, phong kiến, tư sản, mà trở thành công cụ để thực hiện và bảo vệ dân chủ của nhân dân đã trở thành người chủ và làm chủ.
Quan hệ giữa công dân và nhà nước còn được biểu hiện ở mặt con người là quan hệ giữa công dân và công chức, viên chức. Và như thế, Hồ Chí Minh cho rằng, phải thực hiện dân chủ trong mối quan hệ giữa dân với đội ngũ cán bộ - những người trực tiếp thi hành quyền lực nhà nước. Quan điểm
nhất quán trong tư tưởng của Người là: dân là chủ, thì cán bộ phải là đầy tớ, là “công bộc” của dân: “chính phủ cộng hòa dân chủ là gì? Là đầy tớ chung của dân, từ chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì chính phủ phải là đầy tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ” [33; tr.60]. Để làm tròn nhiệm vụ, Người còn nhấn mạnh: làm đầy tớ thì phải “khổ cán, hạnh cán, thực cán” [32; tr.53]. Công chức, viên chức nhà nước là “công bộc” của dân.
Hồ Chí Minh sử dụng khái niệm ủy thác để nói đến việc nhân dân trao một phần quyền lực của mình cho nhà nước. Nó thể hiện rõ vị trí người chủ và người đại diện thực hiện quyền lực trong thực tế. Thống nhất với quan niệm đó, Hồ Chí Minh cũng sử dụng cụm từ “nhà nước nhân dân”, “chính phủ nhân dân” (đặc biệt là giai đoạn 1945-1946) nhằm giáo dục các cán bộ công chức, viên chức nhà nước phải ghi nhớ quyền hạn và trách nhiệm của mình cũng như nhắc nhở nhân dân về một địa vị hoàn toàn mới của họ.
Giải quyết mối quan hệ giữa mỗi thành viên với tập thể, cá nhân với xã hội, Hồ Chủ tịch chủ trương xây dựng văn hóa dân chủ, một nền dân chủ
nhân văn, hiện thực hóa dân chủ trong mối quan hệ giữa con người với con
người, con người với tổ chức, bắt đầu từ trong Đảng. Hồ Chí Minh là người đầu tiên khởi xướng xây dựng văn hóa trong đảng cầm quyền. Theo Người, cán bộ, đảng viên, công chức phải thạo chính trị, giỏi chuyên môn, tận tụy với công việc, mẫn cán, trung thành với chính phủ, kính trọng, lễ phép với dân chúng, tôn trọng, khiêm tốn học hỏi đồng sự, đồng nghiệp. Thực hiện văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ trong Đảng Cộng sản cầm quyền có vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng để nêu gương cho dân chúng.
Đối với Hồ Chí Minh, quyền lực nhân dân với tư cách “là chủ” được thể hiện trên rất nhiều mặt. Là chủ được thể hiện không chỉ trong hiến pháp, pháp luật, mà còn thể hiện trong mối quan hệ với bộ máy nhà nước, từ chính phủ, cơ quan đoàn thể, đến công chức viên chức. Thực chất, dân chủ phải
được thể hiện bao quát trong toàn bộ các mối quan hệ, các mặt từ pháp lý, đến đời sống chính trị, một nền dân chủ phổ quát trong xã hội.
Dân làm chủ
Dân chủ trong lịch sử phát triển và xét theo trình độ phát triển, nó chỉ xuất hiện trong thời kỳ hiện đại, khi xuất hiện phạm trù công dân, gắn liền với luật pháp, nhà nước, cộng đồng xã hội. Cùng với đó, kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội công dân được xem là tam giác vận động quyền lực, hay là những chiều cạnh kinh tế, chính trị, văn hoá của quyền lực ở xã hội này. Sự xuất hiện và vận hành của tam giác này đã mở rộng khả năng tham gia vào đời sống chính trị xã hội của cộng đồng dân cư (tham chính). Đó là một điều kiện để thực hiện và thể hiện các giá trị dân chủ của một chế độ dân chủ. Trong điều kiện xã hội mới đó, Hồ Chí Minh xác định: “nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ” [35; tr.218-219], tức là người dân làm chủ thông qua bộ máy được uỷ quyền là Nhà nước.
Cũng giống như “dân là chủ”, để đảm bảo “dân làm chủ” thì cũng phải xử lý hàng loạt các mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, cá nhân với tập
thể, thành viên với cộng đồng. Trong mối quan hệ giữa công dân và nhà nước,
thì quyền làm chủ của nhân dân không chỉ được được hiến pháp và pháp luật thừa nhận, mà quyền ấy còn được thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền kiểm soát
nhà nước: “nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình chính phủ” [35; tr.368].
Người cũng đặt vấn đề về sự bình đẳng giữa xã hội công dân và Nhà nước pháp quyền, từ người ở cương vị cao nhất, đến người công dân bình thường: “Từ chủ tịch nước, đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa”[34; tr.365]. Thậm chí “nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”[33; tr.60].
Quan hệ giữa công dân và nhà nước thực chất là quan hệ giữa quyền
nhân dân không chỉ có quyền, mà còn phải có trách nhiệm, có nghĩa vụ làm chủ. Quyền làm chủ và trách nhiệm làm chủ là hai mặt thống nhất chặt chẽ với nhau. Người cho rằng, không chỉ hệ thống chính trị, các cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội như hội đồng nhân dân, mặt trận, công đoàn, hội nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc…là những tổ chức của người dân, liên lạc mật thiết giữa nhân dân với Chính phủ, mà đồng bào cũng cần hiểu rõ và khéo dùng quyền dân chủ của mình. Quyền lợi luôn gắn liền với nghĩa vụ, “cho nên mọi người cần phải hăng hái làm tròn nghĩa vụ của mình trong mọi công việc kháng chiến, cứu quốc, xây dựng nước nhà” [35; tr.219]. Trong mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ đó, Hồ Chí Minh gắn liền trọng trách Nhà nước phục vụ nhân dân và dân chúng phải có trách nhiệm xây dựng Nhà nước của mình. Người cũng đặt vấn đề sự bình đẳng trong đạo đức và nghĩa vụ pháp lý của mọi thành viên trong xã hội công dân và Nhà nước pháp quyền. Tất cả đều giống nhau ở mục đích đảm bảo lợi ích chân chính của nhân dân.
Dân chủ trong lĩnh vực chính trị với nội dung đầy đủ, rõ nét như thế cho thấy quan niệm sâu sắc về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó chính là biểu hiện tập trung nhất tư tưởng dân chủ của Người, đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện dân chủ trong các lĩnh vực khác.
* Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế
Thông thường, người ta thường hiểu dân chủ đồng nghĩa thậm chí có khi
đồng nhất với dân chủ trong lĩnh vực chính trị. Chính trị và dân chủ chính trị chỉ
xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp và tổ chức thành nhà nước. Tuy nhiên, sự phát triển của dân chủ trong lịch sử lại là kết quả được tạo ra từ hoạt động thực tiễn của con người trong những điều kiện xác định về kinh tế, chính trị, văn hóa cùng với những hình thức, phương pháp tương ứng với những điều kiện đó. Khát vọng của con người về dân chủ không chỉ là cuộc đấu tranh về chính trị, mà chủ yếu là giành và giữ quyền lực kinh tế. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện dân chủ trong chính trị, mà còn thể hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.
Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế có vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện dân chủ, đồng thời nó giữ vị trí hàng đầu trong quá trình dân chủ hóa.
Hiểu rõ được bản chất của dân chủ và tầm quan trọng của dân chủ trong kinh tế, Hồ Chí Minh là người đầu tiên ở Việt Nam đã nhìn thấy và vạch trần sự mất dân chủ, tình trạng bóc lột trong kinh tế của thực dân Pháp đối với
nhân dân ta: “về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho
dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn” [32; tr.2]. Việc