Nhu cầu xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch

Một phần của tài liệu ột số nét sinh hoạt của Hà Nội qua các hình thức quảng cáo ở Hà Nội hiện nay (Trang 89)

5 Tôi cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng những sản phẩm đƣợc quảng cáo nhiều.

3.7. Nhu cầu xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch

Hà Nội luôn là nơi hội tụ , giao lƣu tài hoa và trí tuệ của cả nƣớc và đã kết tinh nhƣ̃ng giá trị văn hóa đặc sắc , độc đáo, trong đó văn hoá tinh thần của ngƣời Thăng Long - Hà Nội nhƣ một nét son làm nên bản sắc văn hóa của vùng đất này . Nét đẹp văn hóa của ngƣời Hà Nội thể hiện trong lối sống , trong ƣ́ng xƣ̉ với môi

86

trƣờng tƣ̣ nhiên và môi trƣờng xã hội . Đó chính là phẩm chất thanh lịch , văn minh của ngƣời Thăng Long - Hà Nội. Phẩm chất đó đƣợc thể hiện trên mọi lĩnh vƣ̣c của đời sống xã hội, trong ăn mặc, trong văn hóa giao tiếp và trong văn hóa ẩm thƣ̣cẦ

Xây dƣ̣ng ngƣời Hà Nội thanh lịch , văn minh là nhiệm vụ hết sƣ́ c quan trọng và càng quan trọng hơn khi thủ đô đã có bề dày lịch sử 1000 năm tuổi. Xây dƣ̣ng ngƣời Hà Nội thanh lịch - văn minh phải dƣ̣a trên cơ sở kế thƣ̀a và phát huy nhƣ̃ng giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống thủ đô ngàn nă m văn hiến. Truyền thống ấy còn thể hiện ở con ngƣời mà ý thức xã hội gắn với hành động xã hội nhƣ lòng nhân ái vị tha , tinh thần bất khuất , sẵn sàng xả thân vì lợi ích chung , lợi ích tập thể , lợi ắch quốc gia, lợi ích dân tộc.

Trƣớc hết chúng ta tìm hiểu về mƣ́c độ hiểu biết của ngƣời dân về ý nghĩa tên phố, tên làng - nơi cƣ dân sinh sống . Bởi là ngƣời Hà Nội phải biết quan tâm , biết nhận thƣ́c về ý nghĩa tên phố, làng mình đang ở.

Biểu đồ 3.4: Mức độ hiểu biết của người dân về ý nghĩa tên phố, tên làng Nguồn: Điều tra xã hội học về Đời sống văn hóa của người Hà Nội sau 10 năm đổi mới của Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội(2010)

Qua biểu đồ trên có thể thấy đa số ngƣời Hà Nội ắt nhiều đều biết ý nghĩa của tên phố, tên làng mình đang ở. Điều đó trƣớc hết thể hiện mức độ quan tâm, tinh thần ham học hỏi, ý thức muốn tìm hiểu và trình độ văn hóa của ngƣời Hà Nội. Bên cạnh đó, cũng phải nói đến sự phát triển của các kênh truyền thông đã góp phần không nhỏ vào việc truyền bá lòng tự hào, tình yêu quê hƣơng, nâng cao hiểu biết cho ngƣời dân thủ đô.

87

Tìm hiểu về lịch sử , về cội nguồn dân tộc , về nơi mà mình đã sinh ra và lớn lên, nơi mình đến làm việc và sinh sống là nét đẹp của ngƣời Hà Nội ngày nay . Kết quả khảo sát về m ức độ hiểu biết về lịch sử , truyền thống của Thủ đô Hà Nội hiện nay có tới 97% ngƣời trả lời có biết và biết đại khá i về lịch sử , truyền thống của Thủ đô Hà Nội, chỉ có 3% là trả lời không biết. Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy ngƣời dân ngày càng quan tâm tìm hiểu về lịch sử , truyền thống của Thủ đô Hà Nội , nó thể hiện nét đẹp truyền thống của ngƣời dân.

Biểu đồ 3.5: Mức độ biết về lịch sử, truyền thống của thủ đô Hà Nội

Nguồn: Điều tra xã hội học về Đời sống văn hóa của người Hà Nội sau 10 năm đổi mới của Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội(2010)

Những đặc trƣng về lối sống của ngƣời Hà Nội trải qua lịch sử trên cho thấy: có những đặc trƣng truyền thống đã trở thành giá trị văn hóa, có đặc trƣng truyền thống không có giá trị văn hóa. Nắm đƣợc nhận thức các đặc trƣng truyền thống, để chọn lọc, phát huy và phát triển những nét truyền thống văn hóa bền vững và gạt bỏ những nếp truyền thống xấu là trách nhiệm của mỗi chúng ta hôm nay.

Nói đến vẻ đẹp của ngƣời Hà Nội là nói đến nếp sống thanh lịch hay lịch sự, tinh tế trong cách ứng xử, giao tiếp, xử lý các mối quan hệ một cách mềm mại, uyển chuyển mà hiệu quả cao. Sự thanh lịch của ngƣời Hà Nội đƣợc thể hiện qua từng lời nói. Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội ở chỗ chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nƣớc. Nét thanh lịch của ngƣời Hà Nội đƣợc thể hiện ở trang phục. Trong trang phục của cả nam và nữ, của ngƣời già và trẻ emẦ luôn giữ đƣợc vẻ

88

trang nhã, hài hòa, giản dị và mỗi ngƣời ăn vận đúng với vị thế xã hội và nghề nghiệp của mình. Trang phục áo dài của thanh nữ Hà Nội vẫn là nét đẹp tiêu biểu của ngƣời phụ nữ Việt Nam. Trong ăn uống của ngƣời Hà Nội thể hiện nét thanh lịch ở trình độ thẩm mỹ cao, sự tinh tế trong công việc chế biến thức ăn. Chắnh chất sành điệu trong ăn uống ấy mà ngƣời Hà Nội đã sáng tạo nhiều món ăn nổi tiếng trở thành đặc sản Hà thành nhƣ: Phở, bún thang, bún ốc, chả cá, bánh cuốn Thanh trì, chè kho, cốm vòng, bánh tôm Hồ TâyẦ

Biểu đồ 3.6. Đánh giá những phẩm chất đặc trưng của người Hà Nội hiện nay (%)

Nguồn: Điều tra xã hội học về Đời sống văn hóa của người Hà Nội sau 10 năm đổi mới của Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội(2010)

Thanh lịch là phẩm chất có tỉ lệ lựa chọn cao nhất (chiếm 78,5%), cho thấy trong quan niệm ngƣời Hà Nội, đặc trƣng thanh lịch vẫn chiếm một vị trắ quan trọng.

Thanh lịch đƣợc hiểu là văn hóa ứng xử ở trình độ cao. Theo nhà Hà nội học Nguyễn Vinh Phúc ỘThanh lịch là chất cơ bản của người Hà Nội. Đó là lối sống văn hóa. Từ trong ăn mặc, đối nhân xử thế, từ cách nói năng cho đến hành động, từ trong gia đình đến ngoài xã hộiẦtất cả phải có văn hóaỢ2. Nhƣ vậy, thanh lịch biểu hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống.

Các nhà nghiên cứu đã đƣa ra một số biểu hiện về nét thanh lịch Hà Nội:

89

Bảng 3.13: Các lĩnh vực biểu hiện nét thanh lịch của người Hà Nội

Nguồn: Điều tra xã hội học về Đời sống văn hóa của người Hà Nội sau 10 năm đổi mới của Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội(2010)

STT Lĩnh vực biểu hiện nét thanh lịch Tần số (ngƣời)

Tần suất (%)

1 Âm thực 1467 66.7

2 Giao tiếp ứng xử 1589 72.2

3 Giữ gìn vệ sinh công cộng 728 33.1

4 Ý thức cộng đồng 851 38.7

5 Trang phục 1234 56.1

6 Nhà ở 741 33.7

7 Lao động sản xuất 671 30.5

8 Thƣởng thức VHNT 1316 59.8

9 Vui chơi, giải trắ 1007 45.8

10 Tôn giáo, tắn ngƣỡng 605 27.5

11 Sử dụng phƣơng tiện đi lại 588 26.7

12 Khác 62 2.8

Tìm hiểu đánh giá của ngƣời dân về lĩnh vực biểu hiện nét thanh lịch của ngƣời Hà Nội hiện nay, kết quả nghiên cứu tại Hà Nội nhƣ sau:

Đa số ngƣời dân cho rằng nét thanh lịch của ngƣời dân đều đƣợc thể hiện qua cách giao tiếp ứng xử (72.2%), ẩm thực (66.7%), thƣởng thƣ́c văn hóa nghệ thuật (59.8%). Lĩnh vực có tỉ lệ lựa chọn thấp là sử dụng phƣơng tiện đi lại (26.7%), tôn giáo, tắn ngƣỡng (27.5%) và lao động sản xuất (30.5%).

90

Biểu đồ 3.7 : Lĩnh vực biểu hiện nét thanh lịch của người Hà Nội Nguồn: Điều tra xã hội học về Đời sống văn hóa của người Hà Nội sau 10 năm đổi mới của Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội(2010)

Nét thanh lịch của ngƣời Hà Nội đƣợc hình thành không chỉ thông qua quá trình định hình, định tắnh của văn hóa đô thị mà đồng thời còn là kết quả của quá trình giáo hóa có chủ đắch của các triều đình phong kiến, của các dòng họ và gia đình về đạo đức, về kỹ năng, kỹ thuật sống để làm rạng danh bản sắc văn hóa Việt Nam, bản sắc văn hóa kinh kỳ, bản sắc ngƣời Tràng An. Nghĩa là vừa phản ánh nhu cầu khách quan của đời sống, vừa thể hiện ý chắ chủ quan của con ngƣời. Cộng đồng xã hội cũng nhƣ mỗi cá nhân, gia đình có thể từ nhận thức và ý chắ của mình, tác động lại nếp sống xã hội , để hình thành nếp sống , nét thanh lịch thắch hợp nhất với lợi ắch của mình . Có thể nói , nét thanh lịch của ngƣời Hà Nội đƣợc thể hiện ở nhiều phƣơng diện.

Xây dựng nếp sống mới lành mạnh, văn minh đang ngày càng phát triển trong thời kỳ đổi mới. Lối sống văn minh đô thị ở Hà Nội đƣợc đặc trƣng ở nếp sống thanh lịch, văn minh. Tuy nhiên, quá trình chuyển sang kinh tế thị trƣờng và bƣớc đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm sắc nét và mở rộng phạm vi biến đổi và biến động của lối sống thủ đô, trong đó có nếp sống văn minh, thanh lịch. Trong lịch sử và hiện tại, tắnh biến đổi của nếp sống thủ đô luôn là một vấn đề có tắnh quy luật phổ biến không chỉ riêng ở Việt Nam.

91

Ngày nay, Hà Nội đang phát triển mạnh mẽ, truyền thống thanh lịch đang có nhiều thay đổi dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng, đặc biệt là khi tỷ lệ nhập cƣ từ các địa phƣơng khác ngày càng tăng. Mặc dù đâu đó vẫn tồn tại những biểu hiện tiêu cực nhƣng phần lớn ngƣời dân Hà Nội vẫn lạc quan cho rằng trong thời gian tới, lối sống văn minh đô thị ở Hà Nội sẽ ngày càng đậm nét hơn và có sƣ̣ tiến bộ hơn so với thời gian trƣớc.

Bảng 3.14: Đánh giá của người dân về lối sống văn minh đô thị ở Hà Nội hiện nay so với 10 năm trước

Nguồn: Điều tra xã hội học về Đời sống văn hóa của người Hà Nội sau 10 năm đổi mới của Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội(2010)

STT Đánh giá Tần số (ngƣời) Tần suất (%) 1 Tiến bộ rất nhiều 1234 56.1 2 Ít tiến bộ 455 20.7

3 Mặt này tiến bộ nhƣng mặt khác yếu

kém hoặc vẫn thế 347 15.8

4 Vẫn thế 12 0.5

5 Yếu kém hơn trƣớc 82 3.7

6 Ý kiến khác 71 3.2

7 Tổng cộng 2201 100.0

Nhƣ vậy đánh giá về lối sống văn minh đô thị ở Hà Nội hiện nay so với 10 năm trƣớc tƣ̀ phía ngƣời dân còn có nhiều ý kiến , nhận định, đánh giá khác nhau. Nhƣng nhìn chung đa số ngƣời dân đánh giá là lối sống có tiến bộ hơn ắt hoặc nhiều.

Có nhiều biện pháp để góp phần xây dựng lối sống văn minh đô thi nhƣng các biện pháp cụ thể nhất là: giữ gìn an ninh trật tự xã hội, có lối sống lành mạnh, bảo vệ môi trƣờng cảnh quan. Đây đồng thời cũng là những biện pháp đƣợc ngƣời dân tham gia thực hiện tốt nhất. Tham gia giữ gìn an ninh trật tự xã hội cũng là để cho bản thân mỗi ngƣời và gia đình họ có cuộc sống an toàn, yên ổn và hạnh phúc.

92

Lối sống lành mạnh giúp chúng ta có tinh thần tƣơi vui, thể chất mạnh khoẻ. Ông bà, bố mẹ có lối sống lành mạnh sẽ là tấm gƣơng tốt cho con cháu noi theo. Bảo vệ môi trƣờng cảnh quan giúp phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc bảo vệ môi trƣờng cảnh quan đô thị hiện nay còn bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố kinh tế. Ai cũng biết chợ cóc, chợ tạm, hàng rong, quán vỉa hèẦ gây mất mĩ quan đô thị, nhƣng ngƣời thì vì miếng cơm manh áo, ngƣời thì vì sự thuận tiện, giá cả cạnh tranh mà nhắm mắt cho qua.

Bảng 3.15: Những biện pháp góp phần xây dựng văn minh đô thị được người dân tham gia thực hiện tốt nhất

Nguồn: Điều tra xã hội học về Đời sống văn hóa của người Hà Nội sau 10 năm đổi mới của Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội(2010)

Một phần của tài liệu ột số nét sinh hoạt của Hà Nội qua các hình thức quảng cáo ở Hà Nội hiện nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)