5 Tôi cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng những sản phẩm đƣợc quảng cáo nhiều.
3.2. Nhu cầu xây dựng gia đình văn hóa và khu dân cƣ văn hóa
Bên cạnh nhu cầu về ngôi nhà tiện nghi, đầy đủ, ngƣời Hà Nội còn mơ ƣớc một môi trƣờng sống xanh, sạch đẹp với những con ngƣời thanh lịch, văn minh. Ở trên đƣờng phố Hà Nội chúng ta có thể thấy những băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền vận động cho phong trào xây dựng gia đình văn hóa và khu dân cƣ văn hóa. Xây dựng đời sống văn hóa đã trở thành nội dung công tác quan trọng trong hoạt động của các cấp chính quyền , các đoàn thể chắnh trị xã hội, từng bƣớc đƣa văn hóa ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn và phát huy sức mạnh tổng hợp thúc đẩy thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Hà Nội.
Trong nhƣ̃ng năm qua , nhiều giải pháp quan trọng xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa đã đƣợc Hà Nội triển khai , trong đó có phong trào ỘToàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóaỢ. Phong trào nhanh chóng trở thành một cuộc tổng động viên, lôi cuốn rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia.
Bảng 3.6: Mức độ hiểu biết của người dân về chủ trương xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư tại địa phương
Nguồn: Điều tra xã hội học về Đời sống văn hóa của người Hà Nội sau 10 năm đổi mới của Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội(2010)
STT Mức độ Tần số (ngƣời) Tần suất (%)
1 Biết rõ 1901 86.4
2 Biết đại khái 207 9.4
3 Không biết 93 4.2
4 Tổng 2201 100.0
Kết quả khảo sát về sƣ̣ nhận biết của ngƣời dân về c hủ trƣơng xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cƣ tại các quận , huyện cho thấy, có 86.4% ngƣời dân trả lời biết về chủ trƣơng xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cƣ, 4.2% không biết về chắnh sách xây dựng đời sống văn hoá mới ở địa phƣơng và có 9.4% chỉ biết đại khái, chƣ́ không thật sƣ̣ rõ ràng. Điều này cho thấy những năm qua công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến. Xây dựng khu dân cƣ văn
63
hóa, xây dựng gia đình văn hóa đã trở thành phong trào rộng lớn, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân, tạo nền tảng trong việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa và các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, góp phần tạo môi trƣờng văn hóa lành mạnh. Qua đó đã có tác dụng thiết thực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đáp ứng đƣợc nguyện vọng các tầng lớp nhân dân. Phong trào đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực trong nhân dân để xây dựng các thiết chế văn hóa, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của thủ đô.
Với nhiều cách làm đƣợc phổ biến , hiện nay nhiều mô hình khu dân cƣ tiên tiến đƣợc nhân rộng ở các phƣờng/xã của Hà Nội, đặc biệt xây dựng khu dân cƣ văn hóa. Với câu hỏi ỘKhu dân cư ông/bà đang sinh sống có phải là khu dân cư văn hóa không?Ợ, có 85.5% ngƣời dân trả lời có, 10.2% trả lời là chƣa chắc chắn lắm và 4.3% trả lời không biết, không quan tâm nhiều đến vấn đề này . Điều này cho thấy, hơn một thập kỷ qua , cuộc vận động xây dƣ̣ng khu dân cƣ văn hóa của Hà Nội đã tạo ra những chuyển biến quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cƣ, nhiều khu dân cƣ tiên tiến đƣợc hình thành . Đa số ngƣời dân thực hiện tốt các nội dung của phong trào và cùng nhau sống hòa thuận, đoàn kết lƣơng giáo, chung sức, chung lòng xây dựng khu dân cƣ, tổ dân phố ngày càng giàu đẹp.
Củng cố và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở là một trong nhƣ̃ng nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dƣ̣ng đời sống văn hóa của ngƣời dân Hà Nội. Trong nhƣ̃ng năm qua , trên địa bàn các quận , huyện của Hà Nội đã tiến hành đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động của các thiết chế văn hóa nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển của đời sống xã hội hiện nay . Ƣu tiên đầu tƣ hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa cũng nhƣ các sản phẩm văn hóa cho vùng nông thôn nghèo và vùng gặp nhiều khó khăn . Các thiết chế văn hoá đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng , nhiều nhà văn hóa , công viên , khu vui chơi , giải trắ , và các hoạt động câu lạc bộ đƣợc xây dƣ̣ng và hoạt động phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa cho ngƣời dân.
64
Bảng 3.7: Các thiết chế văn hoá tại khu dân cư
Nguồn: Điều tra xã hội học về Đời sống văn hóa của người Hà Nội sau 10 năm đổi mới của Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội(2010)
STT Thiết chế văn hoá Tần số (ngƣời) Tần suất (%)
1 Nhà văn hoá, câu lạc bộ 1675 76.1
2 Công viên 603 27.4
3 Khu vui chơi, giải trắ 1064 48.3
4 Nơi tập thể thao 1180 53.6
5 Thƣ viện 410 18.6
6 Rạp chiếu bóng 166 7.5
7 Khác 34 1.5
8 Không có 180 8.2
Nhƣ vậy, đa số ngƣời dân cho biết rằng ở trên địa bàn sinh sống của họ hiện nay có nhà văn hóa , các câu lạc bộ sinh hoạt (76.1%). Nhƣng chỉ có 53,5% dân cƣ đƣợc sống ở khu vực có nơi tập thể dục thể thao và 48.3% đƣợc sống ở nơi có khu vui chơi giải trí , tức là có điều kiện không gian rộng rãi. Thực tế nhiều ngƣời dân Hà Nội đang sống trong những khu tập thể cũ, nơi mà hầu hết phần đất công cộng bị lấn chiếm làm chỗ trông giữ xe hoặc mở hàng quán. Trẻ con không có sân chơi, ngƣời lớn chẳng có chỗ chạy bộ hay đi dạo. Những ngƣời khác sống ở mặt phố hoặc trong các ngõ ngách, việc mua bán, chợ búa thì thuận lợi nhƣng không gian công cộng thì rất thiếu. Chỉ có những ngƣời dân sống ở các khu phố Pháp hoặc các khu mới quy hoạch là có đƣợc không gian thoáng đãng hơn . Một phần nhỏ cƣ dân Hà Nội đƣợc sống gần nơi có công viên , rạp chiếu bóng và thƣ viện . Nhƣ vậy qua kết quả khảo sát chúng ta thấy các thiết chế văn hóa tại các khu dân cƣ sinh sống đã và đang đƣợc xây dƣ̣ng và phát triển , tuy nhiên do quỹ đất đô thị hạn hẹp nên việc sống ở những nơi có không gian công cộng rộng rãi vẫn là mơ ƣớc của nhiều ngƣời dân thủ đô
65
Hà Nội từ lâu đã có phong trào xây dựng gia đình văn hoá, hàng năm chắnh quyền cơ sở tiến hành tổng kết đánh giá , suy tôn phong trào này bằng việc cấp Giấy chứng nhận gia đình văn hoá. Xây dựng những tiêu chắ gia đình văn hoá phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống của khu vực dân cƣ. Ngoài những tiêu chắ chung, cần xây dựng tiêu chắ đặc thù đƣa ra nhằm hoặc yêu cầu các gia đình vƣơn tới cái mẫu mực của khu phố, hay khu đô thị văn hoá, hoặc đặt cái đắch để các gia đình khu vực nông thôn, nhất là những nơi có nhiều khó khăn có thể vƣợt qua và chiến thắng hoàn cảnh để có tổ ấm yên vui, con cái đƣợc giáo dục, học hành v.v... Gia đình luôn là tế bào của xã hội, muốn xây dựng một xã hội văn minh, phải bắt đầu từ công việc xây dựng nền nếp văn hóa gia đình. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề xây dựng văn hoá gia đình càng cần phải đƣợc quan tâm hơn bao giờ hết, tạo nền tảng vững chắc cho xây dựng đất nƣớc bền vững. Những mô hình về gia đình văn hoá, những tấm gƣơng cha mẹ nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, giỏi giang hay con cháu lễ nghĩa hiếu thuận với ông bà, cha mẹ cần đƣợc nhân rộng phổ biến. Trong thời điểm hiện nay, khi những biểu hiện lệch lạc trong văn hoá gia đình đang có chiều hƣớng gia tăng, đe doạ trực tiếp đến sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội, xây dựng văn hoá gia đình là vấn đề vừa cấp thiết vừa mang tầm chiến lƣợc lâu dài . Và để xây dựng đƣợc gia đình văn hóa , chúng ta cần những tiêu chắ nhất định , dƣới đây là bảng tiêu chắ đánh giá gia đình văn hóa theo quan niệm của ngƣời dân.
66
Bảng 3.8: Đánh giá của người dân về một số tiêu chắ phù hợp với gia đình văn hoá
Nguồn: Điều tra xã hội học về Đời sống văn hóa của người Hà Nội sau 10 năm đổi mới của Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội(2010)
STT Tiêu chắ gia đình văn hoá Tần số (ngƣời) Tần suất (%)
1 Gia đình ấm no 1767 80.3 2 Hoà thuận 1751 79.6 3 Tiến bộ 1183 53.7 4 Khoẻ mạnh 1457 66.2 5 Hạnh phúc 1665 75.6 6 Thực hiện KHHGĐ 1278 58.1
7 Đoàn kết tƣơng trợ trong
cộng đồng 1139 51.7
8 Tiêu chắ khác 65 3.0
Để đời sống văn hoá mới phát triển cả chiều rộng và chiều sâu , Hà Nội cần phát động phong trào, duy trì các hoạt động thƣờng xuyên, tổ chức có hiệu quả ngày hội đại đoàn kết toàn dân tại khu dân cƣ; thực hiện tốt việc đăng ký phấn đấu và thẩm định, bình xét công nhận danh hiệu văn hóa và tổ chức sơ kết , khen thƣởng kịp thời. Đồng thời đƣa ra những hoạt động để thúc đầy đời sống văn hoá mới ngày càng tốt hơn. Và theo ngƣời dân để thực hiện đƣợc vấn đề này Hà Nội cần phải thực hiện tốt các phƣơng án sau:
67
Bảng 3.9: Các phương án cần thực hiện để phát triển đời sống văn hoá mới Nguồn: Điều tra xã hội học về Đời sống văn hóa của người Hà Nội sau 10 năm đổi mới của Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội(2010)
STT Các phƣơng án cần thực hiện Tần suất
(%)
1 Đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế 79.3
2 Bảo vệ các di tắch văn hoá lịch sử ở địa phƣơng 62.9
3 Phát huy truyền thống "uống nƣớc nhớ nguồn" 65.4
4 Phòng chống các tệ nạn xã hội 82.1
5 Phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách" 60.7
6 Thực hiện hiếu hỷ, lễ hội theo quy định 49.3
7 Giữ gìn an ninh trật tự 69.0
8 Chăm lo quan hệ gia đình,
sự gƣơng mẫu của ông bà, cha mẹ 75.1
9 Tuân thủ quy định, pháp luật của Nhà nƣớc 68.5
10 Xây dựng gia đình văn hoá 61.4
11 Giữ gìn thuần phong mỹ tục 55.3
12 Hoạt đông thể dục thể thao 42.1
Để góp phần xây dựng khu dân cƣ văn hoá, trƣớc hết, xác định phƣơng hƣớng đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, bám sát quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, trong đó tập trung ỘXây dựng nếp sống văn hóa, khắc phục tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống và tệ nạn xã hộiỢ, ỘNâng cao tắnh văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chắnh trị - xã hội và sinh hoạt của nhân dânỢ. Làm thế nào để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vừa giữ đƣợc bản sắc văn hóa truyền thống, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa và các giá trị văn minh của nhân loại là yêu cầu cấp thiết.
68
Bảng 3.10: Hoạt động góp phần xây dựng khu dân cư văn hoá
Nguồn: Điều tra xã hội học về Đời sống văn hóa của người Hà Nội sau 10 năm đổi mới của Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội(2010)
STT Hoạt động Tần số
(ngƣời)
Tần suất (%)
1 Tham gia tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ 1562 71.0
2 Tham gia các hoạt động trong khu dân cƣ 1707 77.6
3 Đấu tranh chống tệ nạn xã hội 1539 69.9
4 Tham gia hoà giải 716 32.5
5 Tham gia gìn giữ cảnh quan môi trƣờng 1489 67.7
6 Hoạt động khác 57 2.6
Để góp phần xây dựng khu dân cƣ văn hoá chúng ta cần hạn chế và khắc phục những tồn tại yếu kém, những lực cản và những thách thức đối với công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng của công tác này, trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện tốt những nhiệm vụ chắnh: một là, tiếp tục đẩy mạnh phong trào ỘTham gia các hoạt động trong khu dân cưỢ, trong đó xác định những nội dung trọng điểm cần phải tập trung thực hiện . 77.6% tỷ lệ ngƣời dân trả lời nên đẩy mạnh hoạt động này trong quần chúng nhân dân; hai là, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ thông qua hoạt động lễ hội, hội thi, hội diễn văn hóa thể thao quần chúng của địa phƣơng 71.0%; ba là,
đấu tranh chống tệ nạn xã hội 69.9%; bốn là, tham gia tích cƣ̣c gì n giữ cảnh quan môi trƣờng 67.7%. Ngoài ra Hà Nội cần p hải đƣa phong trào phát triển theo hƣớng xã hội hóa hơn nữa. Tuyên truyền sâu rộng, vận động thƣờng xuyên. Tăng cƣờng giáo dục bằng nêu gƣơng. Đồng thời phải kiên quyết tránh bệnh thành tắch, bình xét đúng đối tƣợng, đúng tiêu chuẩn; Củng cố đội ngũ cán bộ nói chung, trực tiếp là cán bộ phụ trách văn hóa ở cơ sở, cán bộ tổ dân phố, trƣởng thôn có phẩm chất, năng lực và có tinh thần trách nhiệm; Vận động các cấp các ngành tham gia ủng hộ. Phối hợp, kết hợp tốt giữa Đảng, Mặt trận Tổ quốc, chắnh quyền và các tổ chức chắnh trị
69
- xã hội khác; Tăng cƣờng đầu tƣ hạ tầng, cơ sở vật chất cho các khu dân cƣ, nhất là các thiết chế văn hóa của cộng đồng; Đẩy mạnh giáo dục văn hoá trong nhà trƣờng; Đẩy mạnh các phong trào thi đua, xây dựng các tiêu chắ đánh giá gia đình văn hóa một cách cụ thể phù hợp, chắnh xác hơn. Các tiêu chắ này cần đƣợc xây dựng linh hoạt với từng khu vực dân cƣ và có thể thay đổi hàng năm nếu đƣợc ngƣời dân đồng tình; Đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình ; Làm tốt công tác đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội . Kết hợp tốt vai trò của gia đình , của cộng đồng dân cƣ và của chắnh quyền trong hoạt động này