NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI.

Một phần của tài liệu vai trò của giáo dục trong cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay (Trang 74)

II. Giai đoạn phát triển động 1 Thời kỳ xã hội nông nghiệp (

1. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI.

Sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục Trung Quốc trong suốt 26 năm vừa qua đã có những đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Tuy nhiên nền giáo dục Trung Quốc hiện nay còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Chỉ có khắc phục, giải quyết tốt những vấn đề này thì nền giáo dục Trung Quốc mới có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn và có vai trò to lớn hơn trong phát triển kinh tế xã hội, và mới có thể phát huy mạnh mẽ ưu thế về số lượng của dân số khổng lồ của Trung Quốc.

NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC. 1.1.1.Vấn đề xoá nạn mù chữ và nâng cao trình độ dân trí. 1.1.1.Vấn đề xoá nạn mù chữ và nâng cao trình độ dân trí.

Mặc dù cải cách giáo dục và công cuộc xoá mù chữ đã có được những thành tựu hết sức to lớn trong việc giảm đáng kể số người mù chữ, nhưng nhìn chung tỷ lệ người mù chữ ở Trung Quốc vẫn còn rất lớn, tính đến năm 2002 là 1,7739 triệu người [ 5, tr. 11] . Tỷ lệ mù chữ của phụ nữ vẫn còn rất cao.

Một vấn đề khác là trình độ giáo dục đạt ở mức thấp. Ở nhiều vùng nông thôn do đời sống kinh tế thấp kém nên khả năng số trẻ em theo học tiếp được là rất khó. Và như vậy, số trẻ em biết đọc, biết viết và được hưởng nền giáo dục trung bình chỉ từ 5-6 năm, vẫn là một con số thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của nguồn nhân lực Trung Quốc.

Bên cạnh đó nếu ta đem so sánh số năm giáo dục trung bình mà một người Trung Quốc được hưởng sẽ ít hơn nhiều so với các nước khác. Số năm giáo dục trung bình ở Trung Quốc tính đến năm 2000 là 6,35, trong khi mức trung bình của

thế giới là 6,66, mức này tuy vẫn cao hơn các nước Nam Á [ 4, tr. 57] nhưng thấp hơn nhiều so với các nước phát triển: 9,76 [ 9, tr. 265] . Điều này đòi hỏi Trung Quốc phải hết sức nỗ lực để tăng trình độ văn hoá của nguồn nhân lực.

1.2. Học phí cao.

Như phần trên chúng tôi đã trình bày, một trong những lí do khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc nâng cao trình độ văn hoá lên cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa là do thu nhập thấp, trong khi học phí lại tăng cao. Học phí ở các trường đại học, cao đẳng đã tăng từ 3.000 NDT lên 4.500 NDT từ năm 2000-2001. Hiện nay học phí được chia thành sáu mức từ 4.200 NDT-6.000 NDT tuỳ thuộc vào trường học và ngành học. Ở các thành phố lớn như Thượng Hải, học phí còn đắt hơn, từ 5.000-6.500 NDT. Trong khi đó, thu nhập của người dân còn thấp. Các cuộc điều tra xã hội học cho thấy, 38% trong tổng số 1000 cha mẹ học sinh cho rằng mức học phí chấp nhận được là dưới 2.000 NDT; 46% cho rằng 2.000-4.000 NDT là hợp lí. Như vậy với mức học phí tổi thiểu là 4.500 NDT/năm thì có tới 84% phụ huynh học sinh không chấp nhận nổi [ 102]. Đồng nghĩa với việc học phí tăng cao là tỷ lệ học sinh nhập học ở bậc cao hơn sẽ giảm đi, nhất là đối với các vùng có thu nhập thấp. Điều này sẽ tạo ra một tỷ lệ lớn các em chỉ biết đọc, biết viết- nghĩa là hết phổ cập và làm tăng thêm khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo giữa các vùng.

1.1.3.Giáo dục xa rời thực tế.

Truyền thống học tập ở các nước Đông Á nói chung và ở Trung Quốc nói riêng là thiên về lý luận, ít đi sâu vào thực hành, vào nghiên cứu ứng dụng, và đặc biệt rất chú trọng tới kết quả thi cử; chất lượng học tập được đánh giá chủ yếu qua hệ thống thi cử. Việc học tập rất thoát li với thực tế, tính ứng dụng của việc học cũng như nghiên cứu khoa học vào sản xuất thấp.

Do chú trọng tới kết quả thi cử nên từ thầy cô giáo cho tới bậc phụ huynh, các em học sinh đều rất coi trọng tới vấn đề này và tìm mọi biện pháp để đạt được kết quả tốt. Điều này dẫn tới lối học khô cứng, đường mòn, hạn chế khả năng sáng tạo của mỗi con người. Trung Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Cũng như các nền giáo dục khác ở Đông Á, nền giáo dục của Trung Quốc bị coi là cứng nhắc, đơn điệu với lối học thụ động. Các thầy cô là nguồn cung cấp tri thức trong khi học sinh chỉ ghi nhớ một cách máy móc và hoàn toàn thụ động. Điều này làm giảm năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh và khiến cho học sinh rất ít khi gắn việc học với các vấn đề thực tế.

Việc học hành dập khuôn, cứng nhắc, ít sáng tạo đã ảnh hưởng lớn tới nguồn tài nguyên tri thức của Trung Quốc. Năm 1980, Trung Quốc chỉ chiếm 0,79 % tài nguyên tri thức trong tổng số nguồn tài nguyên tri thức trên thế giới. Đến những năm 1990, con số này mới tăng lên được 1,85%, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ và Nhật Bản lần lượt là 34,93% và 14,7%. Điểm đáng lưu ý là nguồn gốc của sự tăng trưởng này lại chủ yếu là do sự tăng trưởng mạnh mẽ của mạng Internet và số thuê bao di động.

Năng lực sáng tạo tri thức của Trung Quốc còn yếu, chỉ bằng 1,77% trên thế giới; năng lực sáng tạo kỹ thuật (tỷ lệ đơn xin đăng kýý bản quyền trong nước) chỉ bằng 1,6% trên thế giới. Số lượng các nhà nghiên cứu khoa học, các kỹ sư còn rất ít, chỉ có 572 ngàn người, trong đó con số này ở Mỹ là 1,02 triệu người, Nhật Bản là 620 ngàn người; Nga: 520 ngàn người [ 9, tr. 89]. Điều này cho thấy về vấn đề tài nguyên tri thức của Trung Quốc còn đang rất thấp kém.

Khả năng đóng góp cho kinh tế sản xuất từ các công trình nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc còn thấp. Đặc biệt là các nghiên cứu ở các xí nghiệp rất thấp. Tỷ lệ phần trăm số nhân viên làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ( R&D) ở các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng so với tại các xí nghiệp là: 52:28:15, trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước Mỹ và Nhật Bản lần lượt là: 7: 15:75

và 5:27:65. [ 82, tr.54]. Điều này cho thấy tỷ lệ hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tế ở Trung Quốc còn thấp kém, nhất là trong nền kinh tế tri thức như hiện nay.

Bảng 20: So sánh tỷ lệ nhân viên làm việc tại các cơ quan nghiên cứu(%)

Nƣớc Cơ quan nghiên cứu Nghiên cứu tại trƣờng Đại học, cao đẳng

Nghiên cứu tại các xí nghiệp

Trung Quốc 52 28 15

Mỹ 7 15 75

Nhật Bản 5 27 65

Nguồn: Tạp chí Cầu thị, 5/2002, trang 54

Ở Trung Quốc, sự rớt xuống về thứ bậc cạnh tranh trong nghiên cứu khoa học và công nghệ có liên quan lớn tới giáo dục. Bên cạnh các nhân tố khác làm tụt tới 12 bậc trong bảng tổng sắp về KH & CN như tài chính, cơ chế, thì giáo dục là nhân tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới khả năng nghiên cứu và phát minh.

1.1.4.Chi phí cho ngành giáo dục còn thấp.

Mặc dù trong 26 năm qua, ngành giáo dục Trung Quốc đã có rất nhiều tiến bộ và đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của đất nước, nhưng tỷ lệ đầu tư cho ngành giáo dục tính trên GNP của Chính phủ còn rất thấp. Trên thế giới, ngay từ những năm 1960, một số nước đã rất chú trọng tới giáo dục và đầu tư cho ngành này ngày càng tăng, đặc biệt kể từ những năm 1980 trở lại đây ( xem bảng 21). Như chương 2 chúng ta đã phân tích, tăng cường đầu tư cho giáo dục là một sự đảm bảo rất chắc chắn cho phát triển bền vững. Các nước đã phát triển hiển nhiên sẽ có khả năng đầu tư cho giáo dục cao hơn, nhưng điều đó cũng có nghĩa là nền kinh tế của họ tăng trưởng chắc chắn hơn.

Trung Quốc, mặc dù cũng rất chú trọng tới giáo dục nhưng có thể nói, đầu tư cho giáo dục của Trung Quốc còn chưa cao nếu so sánh với các ngành khác. Điều này đặt ra một vấn đề lớn là chính phủ Trung Quốc cần phải đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, vì chỉ có trên cơ sở nâng cao chất lượng của từng cá nhân, mới tạo ra sức mạnh cạnh tranh vượt trội về nguồn lao động của Trung Quốc.

Bảng 21: Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục của các nước

1980 1985 1990 1995 1997

Chi tiêu cho giáo dục ( 1 tỷ USD)

Các nƣớc phát triển 407,3 444,4 816,5 1101,9 1098,4 Các nƣớc đang phát triển 98,5 99,9 138,5 204,3 242,9 Các nƣớc kém phát triển 3,8 3,5 4,6 5,3 6,4 Tỷ lệ so với GNP (%) Các nƣớc phát triển 5,1 4,9 5,0 5,0 5,1 Các nƣớc đang phát triển 3,8 3,9 3,8 3,8 3,9 Các nƣớc kém phát triển 2,8 2,7 2,3 2,1 2,0

Nguồn: Education research 5/2003, trang 58.

Bảng 22: So sánh Đầu tư giáo dục thực tế của Trung Quốc và của thế giới

Một phần của tài liệu vai trò của giáo dục trong cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)