Thành tựu của cải cách mở cửa

Một phần của tài liệu vai trò của giáo dục trong cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay (Trang 40 - 44)

VAI TRế CỦA GIÁO DỤC TRONG CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC ( TỪ 1978 ĐẾN NAY)

1. QUÁ TRÌNH VÀ NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CẢI CÁCH MỞ CỬA

1.2. Thành tựu của cải cách mở cửa

Qua 26 năm tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng XHCN đặc sắc Trung Quốc, với những phương thức và cách làm độc đáo mang đặc sắc riêng, Đảng và nhân dân Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ khiến cả thế giới phải kinh ngạc.

1.2.1. Nền kinh tế tăng trưởng cao liên tục.

Kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa từ năm 1978 đến nay, kinh tế Trung Quốc, trong 26 năm đã tăng trưởng cao đều đặn và liên tục. Cho dù các số liệu tính toán có khác nhau, nhưng ước tính hàng năm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc khoảng 9% [42, tr.146].

Thu nhập đầu người, từ một nước có tới 60% dân số sống dưới mức nghèo khổ vào năm 1978, đã tăng nhanh chóng, gấp đôi trong vòng 10 năm, một thành tích mà các nước đã phát triển cũng không đạt được trong thời kỳ kinh tế cất cánh.

Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đứng thứ 2 trên thế giới: 483 tỷ USD ( tính đến 8/2004). Kim ngạch thương mại tăng nhanh: năm 1978 ( năm bắt đầu cải cách ) đứng thứ 32 trên thế giới thì đến năm 1997 đã là 325,1 tỷ USD, năm 2001 là 1158,6 tỷ USD, đứng thứ 6 trên thế giới [ 25, tr.6] .

Qua 26 năm cải cách, từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu yếu kém, Trung Quốc đã vươn lên thành một nước dẫn đầu thế giới về sản lượng nhiều mặt hàng công - nông nghiệp: sắt: 14,13 triệu tấn; thép: 132,2 triệu tấn; than: 1373 triệu tấn; dầu : 184,35 triệu tấn; điện: 1135,6 tỷ kw; phân hoá học: 28,2 triệu tấn;

tivi : 36,4 triệu chiếc; bông: 4,6 triệu tấn; ngũ cốc: 444 triệu tấn [63, tr.93]…

Biểu đồ 1: Thời gian tăng gấp đôi thu nhập đầu người.

Trung Quốc (1987-1996) Trung Quốc (1978-1987) Hàn Quốc (1966-1977) Nhật Bản ( 1885-1919)

Mỹ (1839-1886) Anh

(1780-1838)

Số năm 0 10 20 30 40 50 60

Nguồn: Ngân hàng thế giới: Trung Quốc 2020. NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội 2001, tr. 17.

Số lượng vốn FDI của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.

Tính đến tháng 6 năm 2003, có 400 trong tổng số 500 công ty lớn nhất thế giới có vốn đầu tư ở Trung Quốc; số dự án đầu tư là 400.000 với tổng số vốn đầu tư là 789,28 tỷ USD [ 25, tr. 6].

Ngành thông tin- điện tử Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Tốc độ phát triển gấp 2-3 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP. Năm 2001, giá trị tổng sản lượng công nghiệp điện tử đạt 160 tỷ USD, chiếm 10% giá trị tổng sản lượng công nghiệp cả nước [ 25, tr. 9] . Tính đến nửa đầu năm 2003, số thuê bao di động ở Trung Quốc là 185 triệu thuê bao- mạng thuê bao di động lớn nhất thế giới; số hộ dùng Internet là 45 triệu; số thuê bao cố định là 388 triệu [ 25, tr.10]. Trung Quốc cũng đang là nước lớn về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm điện tử. Đến cuối năm 2001, ngành này đã thu hút được 70 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài [25, tr. 10] . Kim ngạch xuất khẩu tăng. Mặt hàng điện tử xuất khẩu của Trung Quốc đang dần chiếm lĩnh thị phần của các nước khác. Năm 1995 hàng điện tử tiêu dùng của Trung Quốc chỉ chiếm được 6,9% thị trường Mỹ thì đến năm 2000 là 10,5% [ 55, tr. 138] …Đặc biệt là, giá trị sản lượng trong ngành kỹ thuật cao đã tăng 20% mỗi năm, tỷ lệ trong cơ cấu kinh tế quốc dân tăng từ 1% lên tới 15 %. Kim ngạch xuất khẩu loại sản phẩm này đạt 46,5 tỷ USD chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước. [ 25, tr. 8] .

1.2.2. Đời sống xã hội không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao.

Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người của Trung

Quốc đạt mức 1000 USD. Diện tích nhà ở tại nông thôn ( 8,1 m2 / người) và tại thành phố ( 3,6m2/người) năm 1978 đã được nâng lên tương ứng là: 24,8 m2 và 10,3 m2 năm 2000 ( Xem bảng 3). Về y tế, nếu năm 1978 là 19,28 giường bệnh/1 vạn dân và 10,73 bác sỹ/ 1 vạn dân thì đến năm 1993 tỷ lệ tăng tương ứng là:

23,60 giường bệnh/ 1 vạn dân và 15,5 bác sỹ/ 1 vạn dân [ 61, tr. 148]. Năm 2001, 78,8% số học sinh tốt nghiệp phổ thông tham gia thi tuyển cao đẳng-đại học; năm 2002, số sinh viên đang học chiếm 14% số người cùng tuổi [ 25,tr. 7] .

Bảng 3: Diện tích nhà ở bình quân đầu người của cư dân thành thị và nông thôn ( m2)

Năm D.tích ở bình quân ở nông thôn D.tích ở bình quân ở thành thị

1978 8,1 3,6

1980 9,4 3,9

1985 14,7 5,2

1990 17,8 6,7

1995 21,0 8,1

2000 24,8 10,3

Nguồn: Hồ An Cương: Trung Quốc những chiến lược lớn (sách dịch). NXB Thông tấn Hà Nội, 2003, tr. 41.

Vấn đề xoá đói giảm nghèo và an sinh xã hội có những thay đổi cơ bản.

Năm 1978, số người sống dưới mức nghèo khổ ở Trung Quốc là 250 triệu người thì đến năm 1997 đã giảm chỉ còn 50 triệu người, trong đó 80% là tập trung ở các vựng miền Trung và Tõy. Hệ thống an sinh cũng được cải thiện rừ rệt. Tớnh đến

năm 2002, 13 triệu trong tổng số 20 triệu người đã được hưởng trợ cấp từ chương trình hỗ trợ của chính phủ. Đa số họ là những người thất nghiệp, cán bộ hưu trí và các gia đình có thu nhập thấp.

Qua 26 năm tiến hành cải cách, toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội Trung Quốc đã có những bước thay đổi căn bản và mạnh mẽ. Sự thay đổi đó là kết quả của nhiều chính sách, biện pháp có hiệu quả khác nhau, trong đó không thể không kể đến vai trò của giáo dục. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét sự đóng góp của giáo dục Trung Quốc trên các phương diện khác nhau trong phần sau.

Một phần của tài liệu vai trò của giáo dục trong cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)