Giáo dục và xây dựng xã hội khá giả

Một phần của tài liệu vai trò của giáo dục trong cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay (Trang 66 - 73)

VAI TRế CỦA GIÁO DỤC TRONG CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC ( TỪ 1978 ĐẾN NAY)

2. VAI TRế CỦA GIÁO DỤC

2.3. Giáo dục và phát triển văn hoá xã hội

2.3.2. Giáo dục và xây dựng xã hội khá giả

Mục tiêu cải cách của Trung Quốc là nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân:” Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân tiến hành cải cách mở cửa và xây dẹng hiện đại hoá nhằm mục đích căn bản là:” thông qua phát triển lực lượng sản xuất, cố gắng thảo mãn nhu cầu vật chất văn hoá ngày càng tăng của

quần chúng nhân dân [11, tr. 196] . “… làm cho công nhân, nông dân, tri thức và quần chúng khác được chung hưởng thành quả phát triển

kinh tế- xã hội [11, tr. 197] . Có thể nói khái quát, đó chính là xây dựng một “xã hội khá giả”.

Thế nào là “xã hội khá giả”? Khái niệm “ xã hội khá giả” hay “ xã hội tiểu khang” được đồng chí Đặng Tiểu Bình đưa ra lần đầu tiên trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản vào năm 1979. Tiếp đó Đại hội Đảng XIII Trung Quốc ( năm 1987) cũng đó chỉ rừ chiến lược 3 bước về xõy dựng xó hội Tiểu khang: Bước 1 : từ năm 1986-1990 giải quyết vấn đề ăn no mặc ấm; Bước 2: 1991-2000: đưa mức sống lên “ Tiểu khang” nghĩa là khá giả, trung lưu. Bước 3: Đạt tới trình độ của các nước đã phát triển.

Một xã hội khá giả là một xã hội mà “ kinh tế phát triển hơn, dân chủ được kiện toàn hơn, khoa học, giáo dục tiến bộ hơn, văn hoá phồn vinh hơn, xã hội hài hoà hơn, đời sống nhân dân giàu có hơn.” [9, tr.37] . Để đánh giá thế nào là một xã hội khá giả, người ta có nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy phải có các tiêu chí cơ bản: một là thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI); hai là chỉ tiêu hệ số Engel; ba là chỉ số phát triển con người; bốn là chi tiêu về tỷ lệ người nghèo khổ.

Về thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI), hiện nay Trung Quốc đang xếp thứ 24 trên thế giới. GNI của Trung Quốc năm 1978 là 340 USD, bằng 13,6%

so với mức bình quân của thế giới, đến năm 2000 tăng lên là 3.920 USD, bằng 53% mức bình quân của thế giới.

Bảng 15: So sánh thu nhập GNI của Trung Quốc và các nước

Năm 1978 1980 1990 2000

GNI ( USD)

Trung Quốc 340 460 1.400 3.920

Nhóm nước có thu nhập thấp 660 820 1.470 1.980 Nhóm nước có thu nhập trung bình 1.290 1.610 2.870 4.600 Nhóm nước có thu nhập cao vừa phải 3.140 4.230 6.320 9.210 Nhóm nước có thu nhập cao 8.180 10.510 19.740 27.770 Bình quân thế giới 2.500 3.160 5.270 7.410

Ghi chú: GNI – Tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người được tính theo sức mua thực tế, theo giá trong năm.

Nguồn: Hồ An Cương: Trung Quốc những chiến lược lớn (sách dịch). NXB Thông tấn Hà Nội 2003, tr.23.

Hệ số Engel là hệ số chỉ tỷ lệ mua thực phẩm trong tổng chi cho tiêu dùng của dân cư. Hệ số Engel phản ánh cơ cấu tiêu dùng ở các nước, đồng thời gián tiếp phản ánh về sự phát triển. Hệ số Engel càng thấp thì xã hội đó càng khá giả. Tổ chức FAO quy định, nếu hệ số Engel trên 60% là nghèo khổ tuyệt đối; 40-49% là khá giả; 30-39% là giàu có; 20-29% là rất giàu có. Năm 1978 hệ số Engel của các gia đình ở nông thôn Trung Quốc là 67,7%, ở thành phố 57,5% đều ở mức nghèo khổ tuyệt đối hoặc thuộc loại đói nghèo. Năm 1990, hệ số này ở nông thôn là 58,8%, ở thành phố là 54,2%, đều còn rất cao. Năm 2001, hệ số Engel ở thành phố là 37,9%, ở nông thôn là 47,7%. Như vậy tính đến năm 2001, ở thành phố Trung Quốc đã bắt đầu bước vào nhóm giàu có; còn ở nông thôn Trung Quốc là nhóm khá giả (xem bảng 16). Bên cạnh đó, do trong thời kỳ đầu tiến hành cải cách mở cửa với phương châm: ” làm cho một bộ phận giàu rồi làm cho tất cả cùng giàu”

hiện nay ở Trung Quốc đã có những thành phố được xếp tương đương với mức sống ở các nước đã phát triển như Bắc Kinh, Thượng Hải. GDP của Thượng Hải năm 1999 là 15.516 USD, chỉ số HDI là 0,877; Các con số tương tự ở Bắc Kinh là 9.996 USD; 0,867…

Bảng 16: Hệ số Engel của gia đình nông thôn và thành thị ở Trung Quốc

Đơn vị tính:%

Năm Gia đình ở nông thôn Gia đình ở thành thị

1978 67,7 57,5

1980 61,8 56,9

1985 57,8 53,3

1990 58,8 54,2

1991 57,6 53,8

1992 57,6 52,9

1993 58,1 50,1

1994 58,9 49,9

1995 58,6 49,9

1996 56,3 48,6

1997 55,1 46,4

1998 53,4 44,5

1999 52,6 41,9

2000 49,1 39,2

2001 47,7 37,9

Nguồn: Hồ An Cương: Trung Quốc những chiến lược lớn (sách dịch). NXB Thông tấn Hà Nội 2003, tr.39.

Mặt khác, cơ cấu tiêu dùng của Trung Quốc cũng có những sự thay đổi nhất định. Nếu thời gian đầu cải cách, nhu cầu tiêu dùng chủ yếu là những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc… thì về sau, chi phí cho các loại tiêu dùng cơ bản đã giảm đi; chi phí cho con người tăng lên, chi phí đầu tư cho giáo dục, sức khoẻ tăng lên.. điều này chứng tỏ sự khá giả của xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên ở nông thôn thì mức tiêu dùng vẫn ở mức thấp, chủ yếu là để thoả mãn các nhu cầu cơ bản ( xem bảng

17). Điều này cũng cho thấy sự phát triển không đồng đều giữa các vùng của Trung Quốc.

Bảng 17: Cơ cấu tiêu dùng của các gia đình ở thành thị và nông thôn (%) Sản phẩm tiêu dùng 1985 1990 1995 2000 Dân cư thành thị

Thực phẩm 52,3 54,3 49,9 39,2

Mặc 14,6 13,4 13,6 10

Y tế, bảo vệ sức khoẻ 2,5 2,0 3,1 6,4 Giao thông liên lạc 2,1 1,2 4,8 7,9 Vui chơi, văn hoá, giáo dục 8,2 11,1 8,8 12,6

Nhà ở 4,8 7,0 7,1 10

Dân cư nông thôn

Thực phẩm 57,8 58,8 58,6 49,1

Mặc 9,7 7,8 6,9 5,8

Y tế, bảo vệ sức khoẻ 2,4 3,3 3,2 5,2 Giao thông liên lạc 1,8 1,4 3,6 5,6 Vui chơi, văn hoá, giáo dục 3,9 5,4 7,8 11,2

Nhà ở 18,2 17,2 13,9 15,5

Nguồn: Hồ An Cương: Trung Quốc những chiến lược lớn (sách dịch). NXB Thông tấn Hà Nội 2003, tr.40.

Chỉ số phát triển con người ( HDI) là chỉ tiêu thông dụng nhất trên thế giới đánh giá về chất lượng cuộc sống của nhân dân và công bằng xã hội. Chỉ số này được đánh giá trên các cơ sở sau: một là GDP tính theo đầu người; hai là tuổi thọ bình quân , phản ánh sự phát triển của y tế; ba là tỷ lệ đi học, phản ánh sự phát

triển của giáo dục. Hàng năm tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc đều công bố chỉ tiêu này và chia các nước ra làm ba loại như sau: chỉ số con người từ 0-0,5: các nước phát triển thấp; 0,51-0,79: các nước phát triển trung bình; 0,81-1: các nước phát triển cao.

Năm 1950, chỉ số HDI của Trung Quốc là 0,159- thấp nhất trong số các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Mỹ. Đến năm 1975 đã là 0,523, cao hơn so với Ấn Độ, đến năm 2000 tăng lên là 0,726. Tuy chỉ số này đã cao hơn hẳn Ấn Độ, kém Nga và thấp hơn so với các nước phát triển khác nhưng nhìn chung chỉ số này của Trung Quốc hiện đang đứng vào hàng nhóm các nước trung bình- một tốc độ tăng đáng kể khi mà ở thời kỳ đầu cải cách, Trung Quốc đứng ở hàng nhóm các nước kém phát triển ( xem bảng 18).

Bảng 18: So sánh chỉ số phát triển con người của các nước

Nước 1950 1975 1980 1985 1990 1995 2000 Trung Quốc 0,159 0,523 0,554 0,591 0,625 0,681 0,726 Ấn Độ 0,160 0,407 0,434 0,473 0,511 0,545 0,577 Nhật Bản 0,607 0,854 0,878 0,893 0,909 0,923 0,933

Nga - - 0,809 0,827 0,924 0,779 0,781

Mỹ 0,66 0,863 0,884 0,898 0,914 0,925 0,939

Nguồn: Hồ An Cương: Trung Quốc những chiến lược lớn (sách dịch). NXB Thông tấn Hà Nội 2003, tr.42.

Do chất lượng đời sống được cải thiện rừ rệt nờn tuổi thọ bỡnh quõn đầu người cũng được tăng lên. Năm 1950, tuổi thọ bình quân đầu người ở Trung Quốc là 35- 36 tuổi, thì năm 1960 đã tăng được lên 65 tuổi, hiện nay là 72 tuổi.

Cùng với đời sống vật chất được nâng lên một bước, đời sống tinh thần của người dõn Trung Quốc cũng cú những cải thiện rừ rệt. Cỏc tiờu chỉ về đời sống văn hoá đều có sự tăng trưởng lớn ( xem bảng 19).

Bảng 19: Một số chỉ tiêu về đời sống văn hoá của Trung Quốc

Chỉ tiêu 1980 1985 1990 1995

Thư viện công cộng 1.732 2.344 2.527 2.619

Viện bảo tàng 365 711 1013 1165

Nhà xuất bản 169 371 462 526

Số đại lý bán sách ( 1000) 113 102 89

Số lượng sách XB ( triệu cuốn) 4.590 6.670 5.640 6.240 Số lượng tạp chí XB ( triệu cuốn) 1.130 2.560 1.790 2.390 Số lượng báo XB ( triệu) 14.040 24.680 21.130 26.800 Số sách bình quân người/năm 4,7 6,3 4,9 5,2 Số tạp chí bình quân người/năm 1,1 2,4 1,6 2,0 Số báo ngày tờ/ người 39 63,9 50,6 60 Số trạm phát sóng TV 38 202 509 835

Tỷ lệ phủ sóng TV (%) 49,5 68,4 79,4 84,4

Số trạm phát sóng radio 106 213 635 1.204

Tỷ lệ phủ sóng radio ( %) 53,7 68,3 74,7 78,7 Số rạp chiếu bóng ( 1000) 125 182 146 94

Nguồn: Phạm Thái Quốc: Trung Quốc- Quá trình CNH trong 20 năm cuối thế kỷ XX..NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001, tr.200.

Như vậy trong 26 năm tiến hành cải cách mở cửa, chỉ số HDI của Trung Quốc đã được nâng cao tương đối nhanh, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.

Nâng cao chỉ số HDI- nâng cao chất lượng nguồn vốn con người là việc hết sức

quan trọng, không những có ảnh hưởng to lớn tới phát triển nguồn nhân lực mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng xã hội khá giả, xây dựng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.

Tiểu kết chương 2:

1. Từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, mở ra một thời kỳ phát triển mới, tạo ra bước ngoặt vĩ đại mang tính lịch sử, làm thay đổi cơ bản diện mạo của đất nước Trung Hoa, các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội đều có sự đổi mới và phát triển rất lớn.

2. Trong suốt quá trình tiến hành cải cách mở cửa đó, giáo dục đã có những đóng góp hết sức to lớn: tố chất của người dân liên tục tăng cao; đời sống kinh tế- xã hội ở nhiều vùng đã đạt đến mức tiểu khang; các ngành khoa học công nghệ mới đòi hòi nhiều tri thức phát triển mạnh mẽ…

3. Tiềm năng phát triển của Trung Quốc còn rất lớn; đặc biệt là tiềm năng về con người. Trong thời đại mới- thời đại của tri thức, tri thức và con người là những đòn bẩy tạo ra sự phát triển nhất và đem lại lợi nhuận lớn nhất. Vì thế chỉ có phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng con người mới nâng cao sự cạnh tranh của một quốc gia, sức mạnh tổng hợp của một dân tộc.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu vai trò của giáo dục trong cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)