Giáo dục và xây dựng xã hội khá giả.

Một phần của tài liệu vai trò của giáo dục trong cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay (Trang 66)

II. Giai đoạn phát triển động 1 Thời kỳ xã hội nông nghiệp (

2.3.2.Giáo dục và xây dựng xã hội khá giả.

4. Thời kỳ nguồn vốn nhân lực

2.3.2.Giáo dục và xây dựng xã hội khá giả.

Mục tiêu cải cách của Trung Quốc là nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân:” Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân tiến hành cải cách mở cửa và xây dẹng hiện đại hoá nhằm mục đích căn bản là:” thông qua phát triển lực lượng sản xuất, cố gắng thảo mãn nhu cầu vật chất văn hoá ngày càng tăng của

quần chúng nhân dân [11, tr. 196] . “… làm cho công nhân, nông dân, tri thức và quần chúng khác được chung hưởng thành quả phát triển

kinh tế- xã hội [11, tr. 197] . Có thể nói khái quát, đó chính là xây dựng một “xã hội khá giả”.

Thế nào là “xã hội khá giả”? Khái niệm “ xã hội khá giả” hay “ xã hội tiểu khang” được đồng chí Đặng Tiểu Bình đưa ra lần đầu tiên trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản vào năm 1979. Tiếp đó Đại hội Đảng XIII Trung Quốc ( năm 1987) cũng đã chỉ rõ chiến lược 3 bước về xây dựng xã hội Tiểu khang: Bước 1 : từ năm 1986-1990 giải quyết vấn đề ăn no mặc ấm; Bước 2: 1991-2000: đưa mức sống lên “ Tiểu khang” nghĩa là khá giả, trung lưu. Bước 3: Đạt tới trình độ của các nước đã phát triển.

Một xã hội khá giả là một xã hội mà “ kinh tế phát triển hơn, dân chủ được kiện toàn hơn, khoa học, giáo dục tiến bộ hơn, văn hoá phồn vinh hơn, xã hội hài hoà hơn, đời sống nhân dân giàu có hơn.” [9, tr.37] . Để đánh giá thế nào là một xã hội khá giả, người ta có nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy phải có các tiêu chí cơ bản: một là thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI); hai là chỉ tiêu hệ số Engel; ba là chỉ số phát triển con người; bốn là chi tiêu về tỷ lệ người nghèo khổ.

Về thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI), hiện nay Trung Quốc đang xếp thứ 24 trên thế giới. GNI của Trung Quốc năm 1978 là 340 USD, bằng 13,6% so với mức bình quân của thế giới, đến năm 2000 tăng lên là 3.920 USD, bằng 53% mức bình quân của thế giới.

Bảng 15: So sánh thu nhập GNI của Trung Quốc và các nước

Năm 1978 1980 1990 2000

GNI ( USD)

Nhóm nƣớc có thu nhập thấp 660 820 1.470 1.980

Nhóm nƣớc có thu nhập trung bình 1.290 1.610 2.870 4.600

Nhóm nƣớc có thu nhập cao vừa phải 3.140 4.230 6.320 9.210

Nhóm nƣớc có thu nhập cao 8.180 10.510 19.740 27.770

Bình quân thế giới 2.500 3.160 5.270 7.410

Ghi chú: GNI – Tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người được tính theo sức mua thực tế, theo giá trong năm.

Nguồn: Hồ An Cương: Trung Quốc những chiến lược lớn (sách dịch). NXB Thông tấn Hà Nội 2003, tr.23.

Hệ số Engel là hệ số chỉ tỷ lệ mua thực phẩm trong tổng chi cho tiêu dùng của dân cư. Hệ số Engel phản ánh cơ cấu tiêu dùng ở các nước, đồng thời gián tiếp phản ánh về sự phát triển. Hệ số Engel càng thấp thì xã hội đó càng khá giả. Tổ chức FAO quy định, nếu hệ số Engel trên 60% là nghèo khổ tuyệt đối; 40-49% là khá giả; 30-39% là giàu có; 20-29% là rất giàu có. Năm 1978 hệ số Engel của các gia đình ở nông thôn Trung Quốc là 67,7%, ở thành phố 57,5% đều ở mức nghèo khổ tuyệt đối hoặc thuộc loại đói nghèo. Năm 1990, hệ số này ở nông thôn là 58,8%, ở thành phố là 54,2%, đều còn rất cao. Năm 2001, hệ số Engel ở thành phố là 37,9%, ở nông thôn là 47,7%. Như vậy tính đến năm 2001, ở thành phố Trung Quốc đã bắt đầu bước vào nhóm giàu có; còn ở nông thôn Trung Quốc là nhóm khá giả (xem bảng 16). Bên cạnh đó, do trong thời kỳ đầu tiến hành cải cách mở cửa với phương châm: ” làm cho một bộ phận giàu rồi làm cho tất cả cùng giàu” hiện nay ở Trung Quốc đã có những thành phố được xếp tương đương với mức sống ở các nước đã phát triển như Bắc Kinh, Thượng Hải. GDP của Thượng Hải năm 1999 là 15.516 USD, chỉ số HDI là 0,877; Các con số tương tự ở Bắc Kinh là 9.996 USD; 0,867…

Đơn vị tính:% Năm Gia đình ở nông thôn Gia đình ở thành thị

1978 67,7 57,5 1980 61,8 56,9 1985 57,8 53,3 1990 58,8 54,2 1991 57,6 53,8 1992 57,6 52,9 1993 58,1 50,1 1994 58,9 49,9 1995 58,6 49,9 1996 56,3 48,6 1997 55,1 46,4 1998 53,4 44,5 1999 52,6 41,9 2000 49,1 39,2 2001 47,7 37,9

Nguồn: Hồ An Cương: Trung Quốc những chiến lược lớn (sách dịch). NXB Thông tấn Hà Nội 2003, tr.39.

Mặt khác, cơ cấu tiêu dùng của Trung Quốc cũng có những sự thay đổi nhất định. Nếu thời gian đầu cải cách, nhu cầu tiêu dùng chủ yếu là những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc… thì về sau, chi phí cho các loại tiêu dùng cơ bản đã giảm đi; chi phí cho con người tăng lên, chi phí đầu tư cho giáo dục, sức khoẻ tăng lên.. điều này chứng tỏ sự khá giả của xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên ở nông thôn thì mức tiêu dùng vẫn ở mức thấp, chủ yếu là để thoả mãn các nhu cầu cơ bản ( xem bảng

17). Điều này cũng cho thấy sự phát triển không đồng đều giữa các vùng của Trung Quốc.

Bảng 17: Cơ cấu tiêu dùng của các gia đình ở thành thị và nông thôn (%)

Sản phẩm tiêu dùng 1985 1990 1995 2000

Dân cư thành thị

Thực phẩm 52,3 54,3 49,9 39,2

Mặc 14,6 13,4 13,6 10

Một phần của tài liệu vai trò của giáo dục trong cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay (Trang 66)