VỀ VAI TRế CỦA GIÁO DỤC TRONG CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC
2. TỔNG QUAN VỀ NỀN GIÁO DỤC TRUNG QUỐC
2.2. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRUNG QUỐC HIỆN NAY
2.2.1. Hệ thống giáo dục.
Giáo dục Trung Quốc, kể từ ngày Giải phóng đến nay, tuy trải qua những thăng trầm khác nhau, nhưng trên cơ sở một nền giáo dục đã có bề dày truyền thống và nhất là sau 17 năm tiến hành khôi phục và cải cách giáo dục, giáo dục Trung Quốc không những được nâng cao về vai trò mà ngày càng hoàn thiện hơn về hệ thống và cơ cấu tổ chức.
Hiện nay hệ thống giáo dục của Trung Quốc được tổ chức theo mô hình như sau:
Giáo dục trước lứa tuổi đến trường ( giáo dục mẫu giáo): từ 3-6 tuổi trẻ em theo học tại các vườn trẻ, trường mẫu giáo. Trẻ em được học ngôn ngữ, học hát, chơi và nhảy múa. Đây cũng là giai đoạn trẻ em được giáo dục về lòng chân thành, tốt bụng và cái đẹp.
Giáo dục tiểu học và phổ thông trung học:
Giáo dục tiểu học kéo dài 6 năm. Nội dung học chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, toán cơ sở và được giáo dục về đạo đức và ngoại ngữ ( tiếng Anh). Ngoài ra,
trẻ em cũng tham gia vào các hoạt động thể thao và hoạt động xã hội.
Giáo dục trung học có hai bậc là trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Trung học cơ sở kéo dài khoảng 3 hoặc 4 năm. Giai đoạn này học sinh học các môn như là hoá học, vật lý học, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ. Giáo dục sinh lý đang được khuyến khích nhiều hơn. Giáo dục tiểu học 6 năm và trung học cơ sở 3 năm là giáo dục bắt buộc, được gọi là K9. Như vậy một người được phổ cập giáo dục ở Trung Quốc kết thúc vào khoảng 12-14 tuổi.
Trung học phổ thông tiếp tục với các môn học như ở bậc trung học cơ sở nhưng chuyên sâu hơn về lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mục đích giáo dục chính là chuẩn bị kiến thức cho học sinh chuẩn bị vào cao đẳng, đại học.
Trung học phổ thông có hai mô hình là: mô hình phổ biến với chương trình 3 năm trong đó có một số trường chuyên; mô hình thứ hai là chương trình hai năm, tuổi nhập học không quá 22.
Giáo dục cao đẳng-đại học: chương trình đại học chính quy thường kéo dài 4-5 năm, riêng trường Y từ 7-8 năm; hệ cao đẳng, trung cấp kỹ thuật thường từ 2-3 năm.
Giáo dục sau đại học: đào tạo thạc sỹ khoảng từ 2-3 năm; tuổi học không quá 40; chương trình đào tạo tiến sỹ 3 năm, tuổi không quá 45.
Trung học dạy nghề: khoảng 3-4 năm.
Các chương trình giáo dục cho người trưởng thành: nguyên tắc giáo dục là cùng trình độ và cùng chuẩn. Thời gian học tập trung tương tự như các trường thường. Riêng chương trình tại chức kéo dài hơn 1 năm so với các trường thường.
2.2.2. Hệ thống quản lý.
Trực thuộc Bộ Giáo Dục có 23 Vụ, gồm có: Văn phòng; Vụ pháp quy chính sách; Vụ nhân sự; Vụ kế hoạch; Vụ tài vụ; Vụ hợp tác quốc tế; Vụ lưu học sinh;
Vụ công tác trực thuộc cao học; Vụ giáo dục cao đẳng- đại học; Vụ nghiên cứu Khoa học xã hội và giáo dục nhân tài; Vụ giáo dục cơ sở; Vụ giám sát; Vụ giáo dục sư phạm; Vụ giáo dục kỹ thuật nghiệp vụ; Vụ giáo dục người trưởng thành; Vụ giáo dục các khu dân tộc; Vụ thể dục thể thao; Vụ trang thiết bị; Vụ giáo dục điện hoá; Vụ hành chính; Vụ KHKT; Vụ học sinh cao đẳng-đại học; Vụ công tác chính trị tư tưởng.
Sơ đồ quản lý giáo dục Trung Quốc nhƣ sau:
.
Tiểu kết chương 1:
1.Trung Quốc là nước có truyền thống giáo dục lâu đời. Trọng tâm giáo dục trong thời kỳ phong kiến là giáo dục luân lý, Ngũ kinh; xa rời thực tế, yếu kém về khoa học tự nhiên.
2.Giáo dục truyền thống của Trung Quốc mang tính chính trị- tư tưởng sâu sắc.
3.Giáo dục truyền thống Trung Quốc có đóng góp rất lớn trong việc xây dựng nên nền văn hoá rực rỡ và đào tạo ra nhiều nhân tài.
ủy ban GD của các TP lớn trực thuộc
Trung ưong
Bộ Giáo dục Các cơ quan trực thuộc Hội đồng GD quốc gia
Phòng GD cấp TP
Các Sở GD của các tỉnh và các khu tự trị
Các Vụ chức năng
Phòng GD cấp huyện
Phòng GD cấp thị xã Phòng GD
cấp quận Phòng GD cấp
huyện
Phòng GD cấp thị xã
4.Trước năm 1980 trọng tâm của giáo dục là chính trị; sau năm 1980 trọng tâm của giáo dục là kinh tế.
5.Nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về chiến lược phát triển con người, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; đào tạo nhân tài; chiến lược giáo dục trong xây dựng đất nước.
6.Đưa ra phương châm giáo dục trong thời kỳ mới: Giáo dục hướng tới hiện đại hoá; giáo dục hướng ra thế giới; giáo dục hướng tới tương lai.
CHƯƠNG 2
VAI TRế CỦA GIÁO DỤC TRONG CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA