VAI TRế CỦA GIÁO DỤC TRONG CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC ( TỪ 1978 ĐẾN NAY)
2. VAI TRế CỦA GIÁO DỤC
2.1. Giáo dục và nâng cao tố chất quốc dân
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo dục chính là nâng cao tố chất quốc dân. Trong bài phát biểu “ Giáo dục phải lấy việc nâng cao tố chất quốc dân làm tôn chỉ căn bản” ngày 15 tháng 6 năm 1999, đồng chí Giang Trạch Dân nhấn mạnh:” Giáo dục các cấp, các loại đều phải đẩy mạnh giáo dục tố chất, nâng cao tố chất toàn diện của người được giáo dục, coi đó là trọng điểm chiến lược của công tác giáo dục” [11, tr. 455]. Nâng cao tố chất quốc dân về mặt tổng thể có nghĩa là : ”Đào tạo hàng trăm triệu người lao động tố chất cao và hàng chục triệu nhân tài chuyên môn thích ứng với nhu cầu hiện đại hoá, phát huy ưu thế nguồn nhân lực to lớn của Trung Quốc liên quan đến toàn cục của sự nghiệp chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” [11, tr. 453]. Nâng cao tố chất quốc dân, về mặt chính trị là :” dẫn dắt và giúp đỡ thanh niên học sinh xác lập thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan đúng đắn, đặt cơ sở cho lý luận khoa học, xác lập
phương hướng phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” [ 11, tr.
450]; về mặt kinh tế là :” giải quyết tốt hơn nữa hai vấn đề quan trọng, một là thích ứng một cách toàn diện với nhu cầu của xây dựng hiện đại hoá đối với việc bồi dưỡng nhân tài các cấp, các loại; hai là phải nâng cao toàn diện chất lượng và hiệu quả đào tạo” [ 11, tr. 452]. Để làm được điều này, cần phải :”đầu tư làm tốt giáo dục nghĩa vụ, đây là công trình nền tảng để nâng cao tố chất toàn dân” [11, tr.451. Chỉ có “nghiêm túc quán triệt phương châm giáo dục của Đảng, coi trọng việc nâng cao tố chất của người được giáo dục, bồi dưỡng người xây dựng và người kế tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ và thể lực” [ 11, tr. 453 ] mới phát huy được ưu thế to lớn về nguồn nhân lực của Trung Quốc. Do đó nâng cao tố chất của người dân Trung Quốc, xây dựng con người mới “bốn có ” ( có lý tưởng, có đạo đức, có kỷ luật, có văn hoá ) là điều vô cùng quan trọng, có tác dụng to lớn liên quan tới toàn cục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Qua 20 năm tiến hành cải cách giáo dục, tố chất của người dân Trung Quốc không ngừng được nâng cao. Điều này thể hiện cụ thể như sau:
Một là tỷ lệ người mù chữ giảm. Năm 1982 số người mù chữ là 231,77 triệu người thì đến năm 2000 giảm còn 84,92 triệu người, như vậy mỗi năm giảm trung bình 5,4% (xem bảng 4).
Hai là trình độ học vấn liên tục tăng: sau khi thực hiện cải cách giáo dục vào năm 1985, trình độ học vấn của người dân Trung Quốc không ngừng tăng cao.
Tính đến năm 2002, mức độ phổ cập giáo dục đạt hơn 90%; số người theo học ở các bậc cao hơn tăng lên (xem biểu đồ 2).
Biểu đồ 2: Số người theo học cỏc chương trỡnh giỏo dục bậc cao tăng rừ rệt Lần
1,5 1,4
1,3 1,2 1,1 1 0,9 0,8
Nguồn: Ngân hàng thế giới: Trung Quốc 2020.NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001, tr. 163.
Trong từng cấp học cũng cú sự thay đổi rừ rệt: số dõn cú trỡnh độ tiểu học năm 2000 tăng 25,7% so với năm 1982; số dân có trình độ học vấn trung học cơ sở tăng 138%; số dân có trình độ học vấn phổ thông trung học tăng 11%; số dân có trình độ học vấn cao đẳng đại học tăng gấp 7,5 lần. Số người trong độ tuổi lao động ( 15-64 tuổi ) có trình độ học vấn ngày càng cao hơn. Nếu năm 1982 số người mù chữ trong độ tuổi này còn rất lớn, chiếm tới 22,8% thì con số ngày đã giảm dần còn 15,9% năm 1990, 12% năm 1995 và đến năm 2000 chỉ còn 6,7%. Trình độ của người trong độ tuổi lao động ngày càng được nâng cao hơn, số đạt trình độ trung học cơ sở năm 1982 là 17,8% thì đến năm 2000 đã là 34%; số đạt trình độ trung học phổ thông tăng từ 6,6% năm 1985 lên đến 11,1 % ( xem bảng 4). Với một nước dân số chiếm tới 1/5 thế giới như Trung Quốc, chỉ trong thời gian ngắn 20 năm cải cách thì đây là những thành tựu đáng kinh ngạc.
Bảng 4: Trình độ văn hoá và những thay đổi trong số dân 15 tuổi trở lên Đơn vị: % Trình độ văn hoá 1982 1990 1995 2000
Mù chữ 22,8 15,9 12,0 6,7
Trình độ tiểu học 35,4 37,2 38,4 35,7
Trình độ trung học cơ sở 17,8 23,3 27,33 34,0 Trình độ trung học PT 6,6 8,0 8,3 11,1 Trình độ cao đẳng trở lên 0,6 1,4 2,0 3,6 Số năm đƣợc GD (năm) 4,61 5,51 6,08 7,11
Nguồn: Hồ An Cương: Trung Quốc những chiến lược lớn (sách dịch). NXB Thông tấn Hà Nội, 2003, tr 264.
Ba là số năm giỏo dục bỡnh quõn đầu người nõng cao rừ rệt. Từ con số trung bình năm 1982 là 4,61 năm đã tăng lên 7,11 năm vào năm 2000.
Bốn là nhân tài trong mọi lĩnh vực của Trung Quốc tăng mạnh; số lượng học vị thạc sỹ, các kỹ sư chuyên môn đều tăng lớn. Tính đến năm 2000 cả nước Trung Quốc có 6 triệu cử nhân, như vậy cứ 1000 người thì có 5 cử nhân; nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp tăng 1,8 lần từ năm 1982 đến năm 2000 ( xem bảng 5 ).
Bảng 5: Tổng hợp trình độ văn hoá của Trung Quốc
Đơn vị: 10.000 người Loại văn hoá Năm 1982 Năm 1990 Năm 2000
Số người mù chữ 23.177 18.178 8.492
Trình độ tiểu học 35.986 42.532 45.247
Trình độ trung học cơ sở 18.094 26.640 43.093 Trình độ trung học phổ thông 6.709 9.147 14.068
Trình độ cao đẳng 610 1.601 4.563
Tổng số người có trình độ THPT 7.319 10.748 18.631 N.viên kỹ thuật chuyên nghiệp 781,7 1.080,9 2.165,1
Nguồn: Hồ An Cương: Trung Quốc những chiến lược lớn (sách dịch). NXB Thông tấn Hà Nội, 2003, tr 263.
Năm là nguồn vốn con người Trung Quốc đã tăng gấp đôi. Tổng số vốn con người năm 1982 là 2,882 tỷ người/ năm đã tăng lên tới 6,314 tỷ người/ năm, chiếm tỷ lệ so với tổng số vốn con người thế giới vào các năm nói trên lần lượt là 17% và 24%.. Lí thuyết về nguồn vốn con người đã được đưa ra từ sớm [ 9, tr. 248] và được đánh giá là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu của một quốc gia (xem thêm Hồ An Cương, Trung Quốc- những chiến lược lớn [ 9, tr. 62]
). Nguồn vốn con người được tính bằng tích số dân từ 15-64 tuổi với số năm giáo dục bình quân. Do số người được giáo dục tăng cao trong 20 năm cải cách giáo dục mà nguồn tài nguyên con người của Trung Quốc cũng tăng trưởng hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng. Nếu Trung Quốc tăng gấp đôi nguồn vốn con người chỉ trong vòng 20 năm thì Mỹ phải mất tới 60 năm [ 9, tr. 247]. Cụ thể nguồn vốn con người của Trung Quốc tăng trưởng như sau:
Bảng 6: Nguồn vốn con người của Trung Quốc
1982 1990 1995 2000 Số dân 15-64 tuổi ( 10.000 người) 62.517 76.260 81.393 88.798 Tỷ lệ số dân 15-64 tuổi trong tổng dân số(%) 61,5 66,7 67,2 70,15 Bình quân số năm đƣợc GD ( năm) 4,61 5,51 6,08 7,11 Vốn con người( tỷ người/năm) 2,882 4,202 4,949 6,31
Nguồn: Hồ An Cương: Trung Quốc những chiến lược lớn (sách dịch). NXB Thông tấn Hà Nội, 2003, tr 266.
Bảng 7: So sánh nguồn vốn con người của Trung Quốc với các nước khác T.Quốc Ấn Độ N.Bản Nga Mỹ
1985
Vốn con người (tỷ người/năm) 3,35 1,62 0,72 0,95 1,83 Tỷ lệ % so với thế giới 18,7 9,06 4,01 5,30 10,20
1990
Vốn con người (tỷ người/năm) 4,202 2,05 0,77 1,04 1,92 Tỷ lệ % so với thế giới 20,20 9,98 3,73 5,05 9,30
1995
Vốn con người (tỷ người/năm) 4,949 2,52 0,80 0,96 2,04 Tỷ lệ % so với thế giới 21,9 11,10 3,55 4,26 9,01
1999
Vốn con người (tỷ người/năm) 6 3,08 0,82 1,02 2,16 Tỷ lệ % so với thế giới 24 12 3,27 4,06 8,60 Nguồn: Hồ An Cương: Trung Quốc những chiến lược lớn (sách dịch). NXB Thông tấn Hà Nội, 2003, tr 65.
Qua gần 20 năm tiến hành cải cách, nền giáo dục Trung Quốc đã có đóng góp hết sức tích cực cho việc nâng cao tố chất quốc dân. Quán triệt phương châm xây dựng đào tạo lớp người “bốn có” để phục vụ đất nước, nền giáo dục đã góp phần tạo ra sự tăng trưởng nguồn vốn con người lớn lao cho Trung Quốc. Trong bối cảnh tăng cường giáo dục, phát triển chất xám, nguồn trí lực đang là mũi nhọn của mỗi công ty, mỗi quốc gia và là động lực to lớn có tính chất quyết định tạo ra bước đột phá như hiện nay, thì sự phát triển không ngừng về tố chất của người dân chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định, lâu dài của Trung Quốc.