II. Giai đoạn phát triển động 1 Thời kỳ xã hội nông nghiệp (
4. Thời kỳ nguồn vốn nhân lực
2.3.1. Giáo dục và giảm đói nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Giáo dục với chức năng chính là hoàn thiện và phát triển con người, đào tạo các kỹ năng cho con người đã có đóng góp lớn cho việc xoá đói giảm nghèo. Việc được đào tạo nhiều hơn đồng nghĩa với việc tri thức và các kỹ năng lao động tăng lên, do đó khả năng kiếm việc làm cũng nhiều hơn. Điều này mở ra cơ hội có một cuộc sống tốt hơn, cải thiện được hoàn cảnh hiện tại. Đồng thời, cùng với một nền giáo dục cao hơn là một nền kinh tế tạo ra nhiều việc làm và ngành nghề mới hơn. Những điều này đều có đóng góp tích cực cho cải thiện việc làm và đời sống xã hội.
Từ đầu những năm 1990, Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề đói nghèo của người dân. Năm 1994, Trung Quốc đưa ta “ kế hoạch 8-7” nghĩa là giảm đói nghèo cho 70 triệu người trong vòng 8 năm. Chỉ trong vòng 3 năm từ năm 1994-1996 số người đói nghèo từ 70 triệu người đã giảm còn 58 triệu người. Đến năm 1999, con số này còn 34 triệu người.
Bảng 14: Ngƣời nghèo ở Trung Quốc
Đơn vị tính: triệu người
Năm 1978 1994 1996 1997 1999
Ngƣời 250 70 58 50 34
Nguồn: Trần Văn Tùng: Chất lượng tăng trưởng nhìn từ Đông Á NXB Thế giới, Hà Nội 2003, tr. 109.
Việc giảm số lượng người nghèo của Trung Quốc là một thành tựu hết sức nổi bật trên toàn thế giới. Tính đến năm 1990, số người nghèo khổ của Trung Quốc chiếm 28,2% số người nghèo khổ của tất cả các nước phát triển thì đến năm 1998 giảm xuống còn 17,8% [9, tr. 53].
Việc giảm đi rõ rệt số người nghèo là do tác động của nhiều nhân tố, chính sách khác nhau. Trong đó có vai trò lớn của giáo dục. Điều này có thể thấy rõ hơn qua những minh chứng của các nước ở Đông Á và Đông Nam Á. Trong thời kỳ kinh tế cất cánh, tỷ lệ người nghèo ở khu vực này giảm nhanh hơn các khu vực khác. Ở Thái Lan tỷ lệ người nghèo giảm từ 39% vào năm 1960 xuống còn 13% năm 1992, Malaixia giảm từ 50% xuống còn 15% từ năm 1950 đến 1990…[ 36, tr.67]. Nguyên nhân của việc này nằm ở chính sách công bằng và mở rộng cơ hội việc làm . Điều này được dựa trên cơ sở phổ cập một nền giáo dục cơ bản có chất lượng cao. Tỷ lệ nhập học ở bậc cơ sở và bậc trung học ở khu vực này là rất cao ( Hàn Quốc tỷ lệ nhập học cơ sở là 88%, trung học phổ thông là 40%; Nhật Bản tương ứng là 70% và 40%), [ 64, tr. 289] .
Cải cách giáo dục và chế độ phổ cập giáo dục bắt buộc 9 năm ở Trung Quốc đã thúc đẩy tố chất của người dân được nâng cao hơn. Tỷ lệ học sinh theo học các bậc cơ sở không ngừng tăng lên đã tạo ra cơ hội kiếm việc làm nhiều hơn, điều này đã giúp họ đảm bảo được đời sống. Chính những điều này đã góp phần lớn vào giảm đói nghèo, góp phần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, từng bước xây dựng cuộc sống ấm no, khá giả.