TĂNG CƢỜNG ĐẦU TƢ CHO VỐN CON NGƢỜI.

Một phần của tài liệu vai trò của giáo dục trong cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay (Trang 85)

II. Giai đoạn phát triển động 1 Thời kỳ xã hội nông nghiệp (

TĂNG CƢỜNG ĐẦU TƢ CHO VỐN CON NGƢỜI.

2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT.

TĂNG CƢỜNG ĐẦU TƢ CHO VỐN CON NGƢỜI.

Tăng cường đầu tư cho nguồn vốn con người gồm hai khía cạnh: tăng số năm giáo dục và tăng cường chi phí đầu tư cho giáo dục. Ở Trung Quốc, để phát triển giáo dục, tăng đầu tư cho giáo dục đã tiến hành các biện pháp sau:

2.1.1.Cải cách giáo dục.

 Thực hiện phổ cập giáo dục, mục tiêu đặt ra đến hết năm 2010 là: phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm đạt 95%; phổ cập giáo dục cao trung đạt 70%; tỷ lệ nhập học cao đẳng, đại học đạt 23%; tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên mù chữ dưới 3%; số năm giáo dục bình quân đạt mức 11 năm.

 Phát triển mạnh giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người lớn, coi đó là điều kiện để cải thiện chất lượng nhân công và củng cố nền kinh tế. Đặc biệt chú trọng giáo dục từ xa, giáo dục tại chức.

 Phát triển giáo dục đại học tập trung vào chất lượng và tính hiệu quả; cải cách chế độ tuyển sinh; mở rộng quy mô đào tạo, điều chỉnh tỷ lệ giữa các ngành học; xây dựng thêm các trường mới và xây dựng các trường điểm để các trường này phát triển ngang với trình độ các trường quốc tế.

 Tập trung cải cách giáo dục phổ thông.

 Chú trọng và hỗ trợ kinh phí cho giáo dục thiểu số.  Chú trọng và nâng cao chế độ đãi ngộ giáo viên.  Mở rộng nguồn cung cấp kinh phí đào tạo.

 Coi trọng giáo dục nhân văn và giáo dục đạo đức trong tất cả các trường.

2.1.2.Tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục và nghiên cứu.

* Tăng cường kinh phí đầu tư cho nghiên cứu: tuy từ năm 1997 đến nay, kinh phí đầu tư cho nghiên cứu không ngừng tăng, 86 tỷ NDT nhưng do hoạt động tài chính chưa hiệu quả nên hiệu suất sử dụng còn thấp. Do đó để làm tốt công tác này, cần tăng cường kinh phí đầu tư, xây dựng cơ chế tài chính, nâng cao trình độ quản lý công nghệ, nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu.

* Tăng cường đầu tư cho giáo dục, xã hội hoá giáo dục: Kinh phí đầu tư cho giáo dục không ngừng tăng lên: từ 2,41% tổng GDP của năm 1995 đã tăng lên 3,19% của năm 2001 [84, tr .63] . Bên cạnh đó, nhà nước Trung Quốc chú trọng tới

việc thu hút nhân tài từ nước ngoài quay về phục vụ đất nước. Năm 1999, Chính phủ Trung Quốc công bố dành khoản tiền 600 triệu NDT ( 72 triệu USD)] chi trong ba năm để thu hút nhân tài Hoa kiều về phục vụ đất nước [61, tr.116 .

Cùng với việc tăng kinh phí đầu tư cho giáo dục là các chính sách mở rộng các loại hình cung cấp kinh phí. Hiện nay nguồn kinh phí cho giáo dục chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà nước, chiếm tới 87%, do đó điều quan trọng là phải mở rộng nguồn kinh phí của giáo dục, tích cực thu hút sự đầu tư của các tổ chức, các nhà máy, các chương trình tài trợ về tài chính.

Một phần của tài liệu vai trò của giáo dục trong cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay (Trang 85)