II. Giai đoạn phát triển động 1 Thời kỳ xã hội nông nghiệp (
4. Thời kỳ nguồn vốn nhân lực
2.2.3. Giáo dục và kinh tế tri thức.
Ngoài những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, Giáo dục còn là mũi nhọn hàng đầu trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức.
Nền kinh tế tri thức- mô hình kinh tế mới ra đời vào cuối những năm 80 đã tạo ra bước ngoặt lớn cho nhân loại bởi những lợi nhuận khổng lồ mà nó đem lại. Kinh tế tri thức đã đóng góp trên 50% GDP cho những nước đã phát triển : 53% ở Nhật, 51% ở Canada, 57,3% ở Singapo… [18, tr.29] . Tại Mỹ, hơn 50% tổng giá trị sản xuất trong nước là đến từ các ngành sản xuất có hàm lượng tri thức và công nghệ cao: ngành sản xuất điện tử - tin học; xây dựng, xe hơi…[22, tr.643]. Thương mại điện tử ở Mỹ chiếm tới 2,3% GDP, tương đương 327 tỷ USD. Dưới tác động của
sự phát triển kinh tế tri thức, kết cấu việc làm không ngừng thay đổi. Trong vòng 15 năm, hơn 8.000 việc cũ đã biến mất, hơn 6.000 việc mới ra đời, trong đó số công việc gắn với tri thức ngày càng nhiều và có thu nhập rất cao. Chỉ riêng việc rút ngắn quá trình chuyển giao công nghệ đã thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng 1%, tương đương 300 tỷ USD [22, tr.643]...
Đặc điểm của nền kinh tế tri thức là sự phát triển và lợi nhuận của nó được quyết định bởi một nhân tố đặc biệt: tri thức, khả năng sáng tạo của con người.
Vì thế để phát triển nền kinh tế dựa trên cơ sở là tri thức, điều quan trọng nhất là phát triển toàn diện nhân tố con người, bồi dưỡng nhân tài. Hay nói cách khác để đầu tư để phát triển kinh tế tri thức, thì điều chủ yếu nhất là đầu tư vào con người. Hiện nay nhiều nước đã và đang tập trung vào vấn đề này trên 4 phương diện cơ bản sau:
Một là tăng cường đầu tư thoả đáng cho giáo dục để có được một lực lượng lao động có trình độ tri thức cao, có kỹ năng và tay nghề giỏi, phục vụ cho xã hội và cho kinh tế. Hiện nhiều nước chi tiêu cho giáo dục chiếm hơn 5% GDP, trong đó nước Mỹ hiện nay đầu tư cho giáo dục chiếm tới 7% GDP [22,tr. 643]. Song song với việc nâng cao chi phí đầu tư cho giáo dục, rất nhiều nước tiến hành cải cách hệ thống giáo dục, đưa ra các chính sách khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu, thu hút nhân tài…
Hai là gắn kết chặt chẽ và có hiệu quả các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trường học với các doanh nghiệp để nhanh chóng ứng dụng khoa học tiến bộ vào sản xuất.
Ba là, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, trước hết là về hạ tầng thông tin, Internet.
Bốn là, đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lí để tạo môi trường kinh tế- xã hội thông thoáng giúp các doanh nghiệp tự đổi mới để gọn nhẹ và linh hoạt hơn.
Trong xu thế kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như vậy, Trung Quốc đã đưa ra chiến lược Chấn hưng đất nước bằng Khoa học giáo dục. Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc đã chú trọng chăm lo phát triển giáo dục, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong thực tế lao động sản xuất, kích thích năng lực sáng tạo của người lao động. Cụ thể là:
Thứ nhất đầu tư cho giáo dục liên tục tăng. Năm 1978 ngân sách chi cho giáo dục là 6,56 tỷ NDT thì đến năm 1993 đã tăng lên 55,9 tỷ NDT. Chi tiêu ngoài ngân sách cho giáo dục tăng nhanh, trung bình khoảng hơn 10 tỷ NDT một năm. Đồng thời, Trung Quốc tiến hành cải cách hệ thống giáo dục các cấp; , thực hiện quản lí giáo dục theo nhiều cấp nhiều kênh; mở rộng loại hình giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, thu hút nhân tài Trung Quốc, Hoa kiều đang học tập làm việc tại nước ngoài…
Bảng 13: Chi tiêu cho Giáo dục của Chính phủ Trung Quốc
Đơn vị tính: Tỷ NDT
1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993
18,4 21,4 22,7 27,9 31,6 35,3 41 45,3 55,8
Nguồn: Ngân hàng thế giới: Trung Quốc 2020( sách dịch). NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001, tr.399.
Thứ hai thực hiện các chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. Tiêu biểu có các chương trình: Chƣơng trình Đốm lửa: nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật nông nghiệp hiện đại bắt đầu từ 24-7-1985. Chương trình này đã xây
dựng được 27.913 dự án trong 4 năm từ năm 1986-1990. Đến cuối năm 1990 đã hoàn thành được 14.633 dự án, đạt 52,4%; hiệu suất kinh tế đạt 3 tỷ USD từ xuất khẩu sản phẩm nông công nghiệp làm ra và tiết kiệm được ngoại tệ do không phảI nhập khẩu thiết bị vật tư [53, tr. 167]; Chƣơng trình Bó đuốc: hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng và thương mại hoá kết quả chương trình 863 bắt đầu từ năm 1988. Cuối năm 1994 cả nước đã có 52 khu khai thác sản nghiệp kỹ thuật cao; tổng thu nhập về về kỹ thuật-công nghiệp- mậu dịch đạt hơn 94 tỷ NDT ( năm 1994). Trong 7 năm từ 1988 đến 1994, chương trình Bó đuốc thực hiện 7000 dự án với mức tích luỹ tổng giá trị sản phẩm công nghiệp đạt 114,1 tỷ NDT và thu được 2,25 tỷ USD [53, tr. 169]. Bên cạnh đó Trung Quốc còn thực hiện các chương trình nghiên cứu khác như Chƣơng trình Công nghệ chính hỗ trợ nghiên cứu khoa học tự nhiên;
Chƣơng trình 863 hỗ trợ nghiên cứu cơ bản trong các ngành công nghiệp sử dụng
công nghệ hiện đại. Các chương trình này đã đem lại hiệu suất cao và vẫn đang được tiếp tục thực hiện.
Trên cơ sở đó, Chiến lƣợc Chấn hƣng đất nƣớc bằng khoa học giáo dục,
mà cách gọi của Trung Quốc là :” Khoa giáo hƣng quốc” ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt là vai trò hết sức tích cực trong thúc đẩy nền kinh tế tri thức của Trung Quốc phát triển. Biểu hiện chính là sự phát triển khoa học
công nghệ, các ngành công nghệ mới, cơ sở hạ tầng thông tin… cụ thể như sau: 1. Nhân lực khoa học và công nghệ tăng nhanh chóng: năm 2002 đội ngũ làm kỹ thuật là 21,86 triệu người; trong đó 5,29 triệu người là kỹ sư và kỹ thuật viên; số người chuyên hoạt động trong lĩnh vực R&D tăng từ 671.000 người năm 1991 lên tới 51,19 triệu người năm 2002 [ 7, tr. 203].
2. Các khu công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao liên tục được xây dựng: Chỉ trong vòng hơn 10 năm, số lượng các khu công nghệ cao hình thành và được mở rộng: châu thổ sông Trường Giang; Bắc Kinh; Thiên Tân…[ 7, tr. 214].
3. Sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ cao, công nghệ mới. Khoảng cách giữa công nghệ nhập khẩu và công nghệ tiên tiến của thế giới đã giảm đáng kể. Trước đây việc nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu thiết bị toàn bộ và thiết bị chính. Từ sau những năm 1990, một số loại hình khác như dịch vụ công nghệ, chuyển giao công nghệ, giấy phép công nghệ đã tăng mạnh. Năm 1996, nhập khẩu thiết bị toàn bộ và thiết bị chính là 43,43% và 38,09%; các phần nhập khẩu khác chỉ chiếm 18,5%.
Một phần lớn công nghệ hiện đại được nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua hình thực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Mức độ công nghệ hiện đại nhập khẩu vào Trung Quốc tỷ lệ thuận với số lượng các công ty đầu tư vào nước này. Năm 2001, 42% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tốt nhất của công ty mẹ. Từ năm 2002, gần 4/5 các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tốt nhất của công ty mẹ. Để tận dụng tốt hơn nữa nguồn nhân lực có giá rẻ của Trung Quốc, các công ty đa quốc gia đã thiết lập nhiều hơn bộ phận R&D ở Trung Quốc: năm 2002 có 180 phòng nghiên cứu loại này. Chất lượng và tầm quan trọng của các phòng nghiên cứu này ngày càng tăng [7, t.204].
Qua 26 năm cải cách, ngành công nghệ Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn. Quy mô ngành công nghệ cao không ngừng được mở rộng. Năm 2002, tổng giá trị của ngành công nghiệp công nghệ cao đạt 1.509.900 triệu NDT, giá trị gia tăng đạt 37.600 triệu NDT, tăng 21,8% so với năm 2001 [7, t.213]. Ngành công nghệ cao đã góp phần tăng trưởng tới 16,8% cho ngành công nghệ chế tạo, tăng 3,9% so với năm 2001. Trong giai đoạn từ năm 1995-2002, ngành công nghệ cao luôn duy trì mức tăng trưởng cao đều đặn, giá trị gia tăng công nghiệp tăng 19,5% mỗi năm. [7, t.213].
4. Giá trị từ những hợp đồng công nghệ, sự phát triển của các ngành công nghệ cao đều có tăng trưởng lớn: Kim ngạch xuất –nhập khẩu các sản phẩm
ngành công nghệ cao tăng mạnh. Năm 1993 là 205,900 triệu USD thì đến năm 1999 là 62.300 triệu USD [7, t.214].
Sự phát triển khoa học công nghệ ở Trung Quốc còn được thể hiện qua tỷ lệ nội địa hoá tăng mạnh. Từ những năm 1980, tỷ lệ nội địa hoá của ngành chế tạo và lắp ráp liên tục tăng. Chính tỷ lệ nội địa hoá này giúp giảm tới 2/3 giá thành của các thiết bị, máy móc so với loại nhập khẩu.
Nghiên cứu và triển khai (R&D) ở Trung Quốc ngày càng được đầu tư nhiều hơn và tăng trưởng hơn. Năm 2002 chi phí cho R&D ở Trung Quốc là 128,76 tỷ NDT, tăng 23,5% so với năm trước. Tỷ lệ này liên tục tăng từ năm 1996 là 0,6% lên 1,23% năm 2002. Năm 2002 tổng chi tiêu cho R&D tại tất cả các loại doanh nghiệp chiếm 61,2% chi tiêu toàn Trung Quốc, tăng 0,8% so với năm 2001 [7, t.216].
Đồng thời với việc chi tiêu của các doanh nghiệp cho mua công nghệ từ nước ngoài nhỏ hơn chi tiêu cho hoạt động R&D thực hiện trong nước là tỷ lệ giảm dần của chi tiêu mua công nghệ so với chi tiêu hoạt động R&D của cả nước, tỷ lệ này vào năm 1998: 1: 0,88; 2000: 1: 0,79; 2002: 1: 0,74 [7, t.218].
Sự phát triển của khoa học công nghệ Trung Quốc còn được thể hiện qua việc gia tăng số đơn đăn ký cấp bằng sáng chế. Vào năm 1985 khi Trung Quốc thực hiện Luật Sáng Chế , số lượng đơn đăng ký cấp bằng sáng chế là 14.732, đến năm 2002 con số này đã là 252.631, năm 2003 là 308.487 [7, t.214].
Sự phát triển của ngành công nghệ, việc chuyển giao và phổ cập khoa học công nghệ đã có những tác động hết sức tích cực lên môi trường kinh doanh của Trung Quốc. Doanh thu từ các hợp đồng khoa học công nghệ của các nhà cung cấp ngày càng tăng. Năm 2003, số lượng các hợp đồng công nghệ do các doanh nghiệp ký đạt 73.390 hợp đồng, tăng 27,7% so với năm 2002, doanh thu là 51,87 tỷ NDT, tăng 44,7% so với năm 2002 [7, t.193].
5. Cơ sở hạ tầng thông tin phát triển mạnh mẽ. Thị trường viễn thông Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Nếu vào đầu những năm 1990, số điện thoại ở Trung Quốc là 6/1000 dân thì sau 10 năm, con số này đã được tăng thêm gần 140 triệu thuê bao. Số thuê bao di động hiện nay là 185 triệu. Trong những ngành đòi hỏi công nghệ cao hơn như sản xuất đồ linh kiện điện tử, Trung Quốc đã phát triển hết sức mạnh mẽ: máy tính cá nhân từ 4% vào năm 1996 tăng lên 21% năm 2000 [ 55, tr. 133]. Không những đáp ứng nhu cầu trong nước, trong lĩnh vực này, Trung Quốc còn xuất khẩu rất lớn và đang dần chiếm mất thị phần của các khu vực khác như của ASEAN . Các nước ASEAN đã giảm thị phần của mình từ 17% xuống còn 6%. Không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn xuất khẩu mặt hàng này rất mạnh mẽ: Trong thời gian từ 1996-2000, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện tử tăng 2,5 lần, đạt doanh số 35 tỷ USD. Hệ thống thông tin thứ ba đã bắt đầu được sản xuất trong nước; hệ thống cáp quang là 2.880km. Hệ thống thông tin thứ 4 cũng đã được hình thành. Các công ty công nghiệp hàng năm chế tạo 55.000 loại sản phẩm mới. Doanh thu sản phẩm mới ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh thu buôn bán, con số này đã tăng từ 3,3% năm 1983 lên 9% năm 1990, thậm chí ở những thành phố lớn phát triển lên tới mức 15%. Tốc độ chuyển đổi từ thành quả công nghệ mới sang sản phẩm nhanh, tỷ lệ sản phẩm mới được đưa vào là 70% [ 52, tr. 421]..
Sự phát triển mạnh mẽ như trên của ngành công nghệ do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân con người, tri thức có vai trò to lớn. Nhờ có nguồn lao động dồi dào và số lượng, chất lượng của các kỹ sư liên tục tăng đã giúp cho ngành công nghệ, kỹ thuật của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là sự khôi phục phát triển của giáo dục, đại học sau cách mạng văn hoá đã khiến cho trình độ của người dân nâng cao; điều này đã thu hút nhiều công ty và nhân tài tới Trung Quốc. Từ đó kích thích ngành công nghệ khoa học phát triển và điều này đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế.
Trong 26 năm qua, dù phát triển trên cơ sở kinh tế – xã hội lạc hậu, khó khăn nhưng ngành giáo dục Trung Quốc đã đạt được những thành tựu vô cùng lớn lao và đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách Khoa giáo hưng quốc, kết hợp nhịp nhàng với các chính sách kinh tế xã hội khác là sự lựa chọn chính xác để phát triển kinh tế. Đồng thời đó cũng là con đường đúng đắn để phát triển bền vững, ổn định.