VAI TRế CỦA GIÁO DỤC TRONG CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC ( TỪ 1978 ĐẾN NAY)
2. VAI TRế CỦA GIÁO DỤC
2.2. Giáo dục và phát triển kinh tế
2.2.2. Giáo dục và tăng trưởng kinh tế
Lịch sử cho thấy giữa tăng trưởng kinh tế và giáo dục có mối quan hệ gắn bó vô cùng mật thiết. Giáo dục là nhân tố chính thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển. Nguồn vốn nhân lực là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của Trung Quốc. Trung Quốc là một trong những nước có nền văn hoá văn minh phát triển rực rỡ nhất thời kỳ cổ đại. Trong thời kỳ
văn hoá phát triển thịnh vượng nhất của mình, Trung Quốc luôn là một cường quốc đứng đầu thế giới về kinh tế. Tính đến năm 1820 kinh tế Trung Quốc chiếm tới 28,7% nền kinh tế thế giới, trong khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lúc bấy giờ là Ấn Độ chỉ chiếm có 16%; Pháp: 5,4%, Mỹ: 1,8% [55,tr 14]. Sự phát triển thịnh vượng của kinh tế-văn hoá Trung Quốc trong những giai đoạn này đều có sự gắn bó chặt chẽ của giới trí thức Trung Quốc, của nền giáo dục Trung Quốc.
Bảng 9: Lịch sử phát triển kinh tế của Trung Quốc (từ đầu công nguyên đến năm 2000).
Các giai đoạn phát triển
So sánh GDP của Trung Quốc với thế giới
Tăng trưởng GDP bình quân đầu người I. Giai đoạn phát triển ổn
định, tĩnh (từ đầu công nguyên đến năm 1700).
Đứng đầu thế giới.
Thay đổi không lớn; cao hơn mức trung bình của thế giới.
II. Giai đoạn phát triển động.
1. Thời kỳ xã hội nông nghiệp ( 1701-1840).
Tiếp tục đứng đầu thế giới Tăng trưởng bằng 0, kinh tế kém.
2. Thời kỳ chuyển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội hiện đại ( 1841-1949).
Giảm nhanh chóng, từ 32,4%
xuống còn 5,2%.
Tăng trưởng bằng 0, kinh tế vô cùng kém.
3. Thời kỳ đầu kinh tế hiện đại ( 1950-1978).
Thay đổi không lớn. Bắt đầu tăng trưởng lên 2,34%.
4. Thời kỳ kinh tế nhảy vọt. Tăng trưởng nhanh từ 5% lên 10,9%.
Tăng trường nhanh lên 6,04%.
Nguồn: China Education Research 5/2003, tr. 10.
Bảng 10 : Lịch sử phát triển nguồn vốn nhân lực của Trung Quốc ( từ đầu công nguyên đến 2000).
Các giai đoạn phát triển nhân lực Đặc điểm phát triển so với thế giới Nguồn vốn nhân lực I. Giai đoạn phát triển ổn định,
tĩnh (từ đầu công nguyên đến năm 1700).
Đứng đầu thế giới.
Thay đổi không lớn;cao hơn mức trung bình của thế giới.
II. Giai đoạn phát triển động.
1. Thời kỳ xã hội nông nghiệp ( 1701-1840).
Bắt đầu suy giảm. Tăng trưởng bằng 0, kém xa so với thế giới.
2. Thời kỳ chuyển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội hiện đại ( 1841- 1949).
Tiếp tục suy giảm.
Bắt đầu tăng nhưng vẫn kém so với thế giới.
3. Thời kỳ đầu xã hội hiện đại ( 1950-1978).
Phổ cập giáo dục tiểu học, vốn nhân lực bắt đầu tăng đều.
4. Thời kỳ nguồn vốn nhân lực
nhảy vọt. Tăng trưởng nhanh.
Phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm, tăng đồng đều.
Nguồn: China Education Research 5/2003, tr.11.
Từ những bảng trên, ta có thể thấy sự liên quan giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực như sau:
Giai đoạn từ đầu công nguyên đến năm 1700: đây là giai đoạn xã hội nông nghiệp truyền thống. Sự tích luỹ của nhân lực trong giai đoạn này chủ yếu dựa vào sự truyền đạt lại các kinh nghiệm trong cuộc sống, sản xuất. Lúc này mô hình tổ chức xã hội của Trung Quốc hợp lý, kinh tế và khoa học kỹ thuật tương thích nên Trung Quốc đứng đầu thế giới cả về tăng trưởng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực.
Giai đoạn từ 1701 đến 1840: giai đoạn này mô hình kinh tế nông nghiệp dùng sức người là chính đã hạn chế sự phát triển của kinh tế. Sức người đã không thể thúc đẩy kinh tế phát triển hơn đồng thời cũng không tạo ra cách mạng, bước ngoặt trong đời sống kinh tế xã hội. Trong khi đó, Cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất nổ ra ở Châu Âu đã tạo ra nền tảng phát triển cho khoa học kỹ thuật hiện đại.
Đồng thời các nước phương Tây cũng bắt đầu xây dựng cơ sở cho phát triển giáo dục hiện đại.
Giai đoạn từ 1841-1949: đây là giai đoạn mà xã hội nông nghiệp truyền thống dần giải thể và hình thành xã hội công nghiệp sơ khai. Trong khi ở các nước phương Tây, cách mạng công nghiệp đã tạo ra bước phát triển mới cho kinh tế và nguồn nhân lực, thì tại Trung Quốc, mô hình kinh tế cũ từng bước tan rã nhưng mô hình kinh tế mới lại khó phát triển, do đó, giai đoạn này cả kinh tế và nhân lực ở Trung Quốc đều tụt hậu so với thế giới. Bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XX, các nước phương Tây đều coi giáo dục ở bậc cơ sở là giáo dục nghĩa vụ nên trình độ dân trí ngày càng tăng. Còn Trung Quốc, đến tận đầu thế kỷ XX mới bắt đầu hiện đại hoá giáo dục. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân lực và kinh tế.
Giai đoạn từ 1950-1978: sự ra đời của nhà nước Trung Quốc mới đã tạo ra bước ngoặt mới trong phát triển giáo dục ở Trung Quốc. Giáo dục quốc dân được đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu. Việc tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học đã khiến trình độ người dân Trung Quốc không ngừng tăng cao.
Giai đoạn 1979-2000: đây là giai đoạn Trung Quốc thực hiện phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm. Đặc biệt là cải cách giáo dục năm 1985 đã đạt được những thành tựu to lớn: tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học đạt 90%, ở bậc cơ sở đạt 88%. Đây cũng là giai đoạn mà kinh tế và nhân lực Trung Quốc phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn. Người ta cũng ước tính rằng, trong giai đoạn này, cứ 10% tăng trưởng của GDP thì tỷ lệ đóng góp của số năm đi học bình quân đầu người là 1,87%; số năm những người đang đi làm được giáo dục là 2,03%. Cấp học càng lên cao thì tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế càng lớn. Nếu GDP tăng 10% thì tỷ lệ đóng góp của vốn con người ở bậc tiểu học là 2,81%; bậc trung học là 4,72%, cao đẳng là 6,52%. [9, tr 257].
Đóng góp của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Á Chúng ta còn có thể thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa kinh tế và giáo dục qua sự phát triển của các nước Đông Á. Chính việc phổ cập giáo dục và xây dựng một hệ thống giáo dục tương đối ổn định đã đưa tới sự tăng trưởng lâu dài cho khu vực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thời kỳ từ 1965-1980, ở các nền kinh tế Đông Á, nguồn nhân lực đã có đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế, trong đó các yếu tố liên quan tới giáo dục tiểu học và trung học có đóng góp nhiều nhất [36, tr 63]. Do chú trọng đến giáo dục, đặc biệt giáo dục ở bậc cơ sở mà Đông Á đã tăng trưởng nhanh hơn các khu vực giàu tiềm năng khác như châu Mỹ La tinh, Châu Phi [63, tr 289]. Nghiên cứu về các nền kinh tế Đông Á còn cho thấy, nếu tỷ lệ trẻ em đi học tăng 10% thì thu nhập bình quân đầu người tăng 0,3% [63, tr 296]. Lí do cho việc quyết tâm đầu tư cao cho phổ cập giáo dục ở các nước Đông Á là vì giáo dục cơ sở là nền tảng để học lên cao hơn và hình thành được một đội ngũ thợ có tay nghề đồng đều và ổn định.
Giáo dục còn có vai trò đáng kể trong việc tác động tới sự thay đổi cơ cấu ngành nghề và phân bố lại nguồn lao động. Cơ cấu ngành là tỷ lệ cấu thành các yếu tố sản xuất trong ngành và các mối liên hệ ràng buộc, chi phối và phụ thuộc vào nhau. [53,tr 178]. Cơ cấu ngành là để chỉ quan hệ giữa ba khu vực sản xuất (I- Nông nghiệp; II- Công nghiệp; III- Dịch vụ) và quan hệ trong nội bộ từng ngành.
Sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành, từ các khu vực cho năng suất thấp, sang các
khu vực cho năng suất và thu nhập cao chứng tỏ sự tăng lên về chất lượng lao động.
Sự thay đổi trong tỷ lệ giữa các ngành có tác dụng quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và là biểu hiện cho những bước tiến của quá trình công nghiệp hoá (CNH). Và ngược lại, sự thay đổi trong cơ cấu ngành đòi hỏi sự thay đổi tương ứng trong việc đào tạo, cung cấp nguồn lao động.
Trong khoảng thời gian từ 1995-2005, ước tính mức lao động có tay nghề ở Trung Quốc tăng 43%, lao động không có tay nghề tăng 12%, cao hơn so với Nhật Bản ( tương ứng là 32% và -3%) [63, tr 102].
Việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp- dịch vụ hoặc từ các ngành năng suất thấp sang năng suất cao đã thúc đẩy tăng trưởng. Cùng với sự chuyển dịch trong các ngành nghề là chất lượng lao động được nâng cao. Trong khoảng thời gian từ 1978-1995, tỷ trọng số người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp so với tổng thể số việc làm đã giảm từ 71% xuống còn 50% [63, tr 100]. Điều này đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kỷ lục của Trung Quốc trong suốt thời gian đó: 9,9%/ năm.
Bảng 11: Thay đổi lực lượng lao động trong 3 khu vực
Năm
Tổng số
(triệu người) Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Tr.người Tỷ lệ % Tr.người Tỷ lệ % Tr.người Tỷ lệ % 1978 401,52 283,13 70,5 69,70 17,4 48,69 12,1 1993 602,20 339,6 56,4 135,17 22,4 127,37 21,2
1996 688,5 50,5 23,5 26,0
2010 36,0 35 29
Nguồn: Phạm Thái Quốc: Quá trình CNH ở Trung Quốc trong 20 năm cuối thế kỷ XX.. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001, tr .181.
Bảng 12: Thay đổi về lực lượng lao động theo ngành
Năm 1985 1990 1995 Ngành Tr.người % Tr.người % Tr.người % Nông nghiệp 311,3 62,43 341,2 60,13 330,2 52,92 Công nghiệp 103,8 20,81 121,2 21,36 143,2 22,95 Dịch vụ 83,6 16,76 105 18,50 150,6 24,13
Tổng số 498,7 100 567,4 100 623,9 100
Nguồn: Trần Văn Tùng: Chất lượng tăng trưởng nhìn từ Đông Á. NXB Thế giới, Hà Nội 2003, tr 102.
Sự thay đổi lực lượng lao động này đã khiến cơ cấu ngành Trung Quốc thay đổi nhanh chóng và làm giảm đáng kể tỷ lệ người lao động trong ngành nông nghiệp. Việc giảm tỷ lệ người lao động trong ngành nông nghiệp từ 71% vào năm 1978 xuống còn 52,9% năm 1995 là một thành công lớn. Điều cần chú ý là thành công này được tiến hành trong một thời gian ngắn hơn nhiều so với các nước khác:
17 năm, trong khi Nhật phải mất tới 60 năm, còn Mỹ phải hơn 50 năm [42, tr 27].
Biểu đồ 4: Bước chuyển nhanh chóng ra khỏi nông nghiệp Nước
Trung Quốc (1978-1995) Hàn Quốc (1950-1970) Philippin (1950-1980) Mỹ
(1820-1870) Nhật
(1870-1929) 0 10 20 30 40 50 60 Số năm
Nguồn: Ngân hàng thế giới: Trung Quốc 2020( sách dịch). NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001, tr.28.
Sự thay đổi trong cơ cấu việc làm đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình CNH nông thôn Trung Quốc- nó giúp tăng trưởng kinh tế cho một nước mà lao động nông nghiệp chiếm tới 80% như Trung Quốc. Người ta tính rằng, sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn này đã góp phần tăng trưởng 1% GDP mỗi năm [42, tr.30].
Không thể phủ nhận được rằng, giáo dục, do yêu cầu của xã hội, của cải cách đã buộc phải có những thay đổi để phù hợp, để đáp ứng được những nhu cầu về nhân lực và trí lực cho sự nghiệp CNH-HĐH Trung Quốc. Mặt khác, giáo dục Trung Quốc và những cuộc cải cách của nó, thông qua phổ cập giáo dục đã thực hiện vai trò đào tạo những người có kỹ năng, có sức khoẻ và khả năng tiếp thu cái mới nhanh chóng, biến từ gánh nặng về dân số thành ưu thế về nguồn nhân lực dồi dào, góp phần không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua và chuẩn bị nhân lực cho nền kinh tế mới – nền kinh tế tri thức.