II. Giai đoạn phát triển động 1 Thời kỳ xã hội nông nghiệp (
2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT.
2.2.1. So sánh giáo dục Việt Nam và giáo dục Trung Quốc.
Hoàn cảnh phát triển giáo dục: Giáo dục Việt Nam và giáo dục Trung Quốc đều phát triển trong bối cảnh cả hai nước đều tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa. Với Trung Quốc đó là Cải cách mở cửa-xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc được bắt đầu từ năm 1978; còn ở Việt Nam là công cuộc đổi mới bắt đầu từ năm 1986. Trên cơ sở kinh tế- xã hội có những bước ngoặt quan trọng đó, giáo dục được đặc biệt chú trọng phát triển. Tuỳ theo từng giai đoạn của cải cách, mở cửa mà nhiệm vụ phát triển của giáo dục cũng khác nhau, nhưng đều theo sát với yêu cầu về nhân lực- con người để phục vụ cho quá trình cải cách, mở cửa.
Giáo dục Việt Nam và giáo dục Trung Quốc đều phát triển trong bối cảnh nền kinh tế xã hội còn nhiều lạc hậu. Cả hai nước đều trải qua chế độ
phong kiến lạc hậu mấy nghìn năm, tàn dư để lại rất nặng nề. Mặc dù nền giáo dục phong kiến đã đạt được nhiều thành tựu rất lớn lao như đào tạo ra nhiều nhân tài, tạo ra truyền thống tôn sư trọng đạo, nhưng nền giáo dục đó lại mang tính xa rời thực tế, ít chú trọng tới vấn đề khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ…Do đó, bước sang thời kỳ mới- xây dựng xã hội chủ nghĩa theo giai đoạn mới- cả hai nước đều có những nhận thức rõ ràng và sâu sắc về vấn đề con người, vấn đề nhân tài trong phát triển kinh tế- xã hội; vai trò của giáo dục ngày càng được nâng cao hơn và coi trọng hơn.
Giáo dục Việt Nam và giáo dục Trung Quốc đều phát triển trong bối cảnh tình hình quốc tế có sự cạnh tranh gay gắt. Tình hình thế giới trong những
năm vừa qua có nhiều thay đổi lớn : sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ; thành quả đạt được do ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vô cùng lớn; nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ; nguy cơ chênh lệch ngày càng lớn giữa các nước giàu và nước nghèo...Điều này dẫn đến nhận thức về vai trò ngày càng quan trọng hơn của tri thức, của nhân tài, của chất xám. Do đó cạnh tranh về nhân tài ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Đồng thời đầu tư cho giáo dục, chú trọng phát triển giáo dục là những quốc sách hàng đầu của nhiều nước. Trong bối
cảnh quốc tế cạnh tranh quyết liệt như vậy, giáo dục Việt Nam và giáo dục Trung Quốc vừa có nhiều cơ hội để phát triển, vừa gặp những khó khăn và thách thức lớn.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nƣớc có những thay đổi lớn lao nhƣ vậy, giáo dục Việt Nam và giáo dục Trung Quốc đều có những bƣớc biến chuyển rõ rệt. Cả hai nước đều đạt được những thành công lớn trong việc phổ cập giáo
dục; xoá nạn mù chữ. Số lượng người được giáo dục tăng cao; chất lượng giáo dục cũng được nâng cao thêm một bước. Cả hai nước đều thực hiện các công cuộc cải cách giáo dục, đặt ra nhiệm vụ giáo dục phải luôn theo sát tình hình thực tế của cải cách trong nước; đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao để phục vụ đắc lực hơn cho công cuộc cải cách, mở cửa; đồng thời chú trọng đào tạo chuyên sâu hơn, đào tạo nhân tài của từng lĩnh vực để nắm bắt kịp các xu thế phát triển khoa học, công nghệ mới, phục vụ cho sự nghiệp cải cách, xây dựng xã hội, đất nước.
Đứng trước những thách thức và cơ hội mới, cả hai nước còn nhiều khó khăn cần phải khắc phục. Đó là phát triển giáo dục, đào tạo con người, nhân tài cần sát với thực tế hơn; chú trọng phát triển tới chất lượng; đào tạo khả năng thích ứng và cạnh tranh lớn hơn cho người lao động; tăng cường đẩy mạnh cải cách giáo dục và hoàn thiện hệ thống giáo dục hơn nữa…