Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội (Trang 58)

II. Nguồn VLĐ thường

3. Đánh giá chung 1 Ưu điểm

3.3. Nguyên nhân

Từ những thực trạng đã phân tích ở trên cho thấy thực tế công ty cổ phần dệt kim Hà Nội sử dụng vốn lưu động vẫn chưa hiệu quả cho lắm. Nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn lưu động có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng chủ yếu vẫn là do chủ quan công ty. Cụ thể có thể nêu ra một vài nguyên nhân sau đây:

- Công ty chưa có một mô hình quản lý vốn lưu động phù hợp với tình hình thực tiễn của mình. Mặc dù sau cổ phần hóa, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động có sự tăng trưởng rõ rệt, tuy nhiên phần lớn các chỉ tiêu này vẫn còn rất thấp. Điều đó có nghĩa là sự tăng trưởng chỉ là sự ổn định sau cổ phần hóa, người lao động tham gia tích cực hơn vào hoạt động của công ty, song không có sự đột biến. Bộ máy quản trị không thay đổi, cơ cấu tổ chức tuy có được tinh giảm đôi chút song không đáng kể, quan trọng nhất, phương pháp quản trị vẫn là cách thức quản trị cũ do đó không thể nào tạo nên sự thay đổi lớn lao được. Thêm vào đó, việc quản trị và sử dụng vốn lưu động của

công ty chỉ dựa trên kinh nghiệm và nhu cầu phát sinh trong quá trình hoạt động để điều chỉnh. Chính những điều này đã dẫn đến tình trạng bị động trong sản xuất, tất cả những điều chỉnh chỉ mang tính chất “chữa” chứ không mang tính chất phòng, do đó những lỗi đã mắc phải ở quá khứ rất có thể sẽ lại mắc phải trong hiện tại và tương lai.

- Công tác lập kế hoạch về vốn lưu động vẫn chưa được chú ý quan tâm một cách thích đáng và chủ yếu việc lập kế hoạch cũng chỉ dựa trên kinh nghiệm của các nhà quản trị nên không bám sát thực tế và không lường trước được những việc có thể phát sinh bất thường trong tương lai, do đó không chủ động được khi có sự cố xảy ra. Mặc dù công ty là công ty sản xuất, việc sản xuất bao nhiêu và sản xuất như thế nào là khá rõ ràng theo đúng yêu cầu của khách hàng, tuy nhiên đôi khi vẫn có những tình huống bất ngờ xảy ra, do đó bám sát thực tế và chủ động đối phó với các tình huống là điều rất quan trọng. Thêm vào đó, kế hoạch lập ra luôn nhằm mục đích tăng lợi nhuận, tăng doanh số chứ chưa đặt ra nhiệm vụ chiến lược là phải đạt hiệu quả tối đa do đó các hoạt động sử dụng vốn lưu động của công ty không đạt được hiệu quả cao.

- Nhiều khâu trong quá trình sản xuất chưa được công ty quan tâm đúng mức và bố trí hợp lý nên vẫn có tình trạng ứ đọng vốn xảy ra. Lượng vốn tập trung trong hàng tồn kho quá lớn làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng vốn, tình trạng này xảy ra trong nhiều năm liền, tuy nhiên công ty không có phương thức điều chỉnh thích hợp nên hàng tồn kho vẫn tiếp tục chiếm đa số trong vốn lưu động, làm giảm sự chủ động, linh hoạt trong các hoạt động và làm giảm khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty.

- Mặc dù đã cổ phần hóa được 4 năm rồi nhưng công ty vẫn chưa tận dụng được lợi thế của công ty cổ phần, chưa tham gia và thị trường chứng khoán để huy động vốn của cổ đông phổ thông, phần lớn vốn huy động sau cổ

phần hóa tăng lên là do chênh lệch đánh giá lại tài sản, vốn huy động từ các cổ đông chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Thực chất sau cổ phần hóa, công ty vẫn hoạt động theo lối mòn của mô hình doanh nghiệp nhà nước khi chưa cổ phần, do vậy quy mô công ty không thay đổi nhiều, hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng không cao lắm. Mặt khác, do không còn được nhà nước bao cấp về vốn nữa nên mọi hoạt động của công ty đều phải sử dụng nguồn lực của chính công ty mình hoặc phải vay vốn từ ngân hàng. Mặc dù Nhà nước đã có rất nhiều những chính sách ưu đãi, tạo thuận tiện cho doanh nghiệp vừa mới cổ phần có thể dễ dàng vay vốn từ các ngân hàng thương mại nhưng công ty vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn khi huy động vốn từ nguồn này, thủ tục vay vốn quá rườm rà nên nhiều khi công ty không đảm bảo được nguồn vốn trong những giai đoạn cao điểm, thậm chí còn làm tăng chi phí vốn, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng.

- Những biến động từ phía thị trường nguyên vật liệu đầu vào cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả của công ty. Do giá cả nguyên vật liệu trên thị trường thế giới lên xuống liên tục nên bắt buộc công ty phải có sự đề phòng bằng cách dự trữ nhiều nguyên liệu trong kho. Điều này làm tăng lượng hàng tồn kho, tăng chi phí bảo quản, tăng rủi ro khi giá có xu hướng biến động giảm và đồng thời còn làm giảm chất lượng nguyên vật liệu nếu không được bảo quản đúng cách và sử dụng trong đúng thời hạn cho phép.

- Cùng với những biến động từ thị trường các yếu tố đầu vào thì thị trường tiêu thụ của công ty cũng có nhiều thay đổi. Do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nhu cầu về sản phẩm bít tất cũng không còn nhiều như trước nữa, các đơn hàng không được thanh toán ngay mà chủ yếu là trả chậm làm lượng vốn bị chiếm dụng của công ty tăng cao, tăng các khoản phải

thu và gây giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Ngoài những nguyên nhân kể trên còn rất nhiều nguyên nhân khác làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Trong thời gian tới, công ty cần phải có những điều chỉnh cụ thể để giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra các tình trạng trên, qua đó ngày càng nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w