II. Nguồn VLĐ thường
2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
2.1. Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc chủ động xây dựng kế
hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động là biện pháp giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và qua đó sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong sử dụng vốn lưu động. Để xây dựng và đưa ra được một kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý nhất, công ty cần tìm cho mình phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động chính xác nhất. Xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ dẫn đến tình trạng thừa vốn lưu động gây lãng phí, ứ đọng vật tư hàng hóa, giảm tốc độ luân chuyển vốn và phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành của sản phẩm, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của công ty. Ngược lại, nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ dẫn tới thiếu vốn lưu động, làm giảm khả năng thanh toán của công ty, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, gánh chịu nhiều thiệt hại do ngừng sản xuất, không thực hiện đúng các hợp đồng đã ký với khách hàng, uy tín công ty cũng vì thế mà giảm sút.
Trong quản lý tài chính, có rất nhiều cách để tính toán nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp, tuy nhiên tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà lại có một cách xác định phù hợp nhất. Với công ty cổ phần dệt kim Hà Nội, qua nghiên cứu một số tài liệu có thể thấy được mối quan hệ nhất định giữa doanh thu thuần và nhu cầu vốn lưu động, do đó, công ty có thể dùng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để xác định nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch cho mình, qua đó định hướng đúng các nguồn tài trợ và có biện pháp để huy động vốn tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể phương pháp này như sau:
Doanh thu thuần năm 2008 là 47.380.410 nghìn đồng Doanh thu thuần dự kiến năm 2009 là 50.000.000 nghìn đồng
Bảng 21: Mối quan hệ giữa các khoản mục với doanh thu thuần năm 2008
Tài sản % với DTT
Nguồn vốn % với
DTT
1. Tiền 4,21 1. Phải trả người bán 8,67
2. Các khoản đầu tư tài chính NH
0 2. Người mua trả trước 1,98
3. Các khoản phải thu 8,78 3. Thuế và các khoản phải nộp NN
0,21
4. Hàng tồn kho 21,59 4. Phải trả người lao động 1,16 5. TSLĐ khác 0,23 5. Phải trả, phải nộp khác 4,76
Tổng cộng 34,81 Tổng cộng 16,78
Dựa vào bảng 20 về mối quan hệ giữa các khoản mục với doanh thu thuần năm 2008 có thể thấy, trong năm 2008:
- Cứ 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên thì cần phải tăng 0,3481 đồng vốn để bổ sung cho phần tài sản.
- Cứ 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên thì công ty đã đi chiếm dụng đương nhiên được 0,1678 đồng.
Vậy, thực chất 1 đồng doanh thu tăng lên, công ty chỉ cần bổ sung số vốn lưu động là: 0,3481 – 0,1678 = 0,1813 đồng.
Như vậy, nhu cầu vốn lưu động cần bổ sung năm 2009 là:
(50.000.000 – 47.380.410) * 0,1813 = 474.932 (nghìn đồng) Dự kiến nhu cầu vốn lưu động bình quân năm 2009 là:
16.493.857 + 474.932 = 16.968.789 (nghìn đồng)
công ty năm 2009. Tuy nhiên, việc xác định chủ yếu chỉ dựa vào kết quả kinh doanh của một năm trước đó nên mức độ chính xác vẫn không cao lắm. Do đó, công ty cần dựa trên những cơ sở khác để xác định một cách chính xác nhất nhu cầu sử dụng vốn lưu động của mình, chẳng hạn như dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động của công ty trong các năm trước, dựa vào định mức tiêu hao, định mức sử dụng nguyên vật, nhu cầu vốn dự trữ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, sự biến động về giá cả vật tư, hàng hóa… Ngoài ra, để xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động, công ty cũng cần phân tích các chỉ tiêu tài chính của các kỳ trước, mức biến động trong vốn lưu động, sự chênh lệch giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước… Dựa trên những cơ sở đó, công ty sẽ xác định được nhu cầu vốn lưu động tối thiểu trong từng khâu của quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông của kỳ kế hoạch, đặc biệt là nhu cầu thu mua nguyên vật liệu đảm bảo tính liên tục cho quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tổng nhu cầu vốn lưu động một cách chính xác nhất. Trên cơ sở việc xác định tổng nhu cầu vốn đó, công ty sẽ cân đối với nguồn vốn hiện có của mình, xác định số vốn còn thiếu cần phải bổ sung và sắp xếp, lựa chọn được nguồn tài trợ tốt nhất với chi phí sử dụng vốn bình quân hợp lý nhất. Có thể kể ra một số nguồn tài trợ vốn lưu động cho công ty như:
- Nguồn vốn vay của cán bộ công nhân viên: đây là nguồn vốn rất hữu ích vì tiền năng của nó nhiều khi là rất lớn. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công ty, thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng theo, họ có điều kiện bỏ ra những khoản tiền tích lũy nhất định. Khai thác tập trung nguồn vốn này sẽ giúp công ty có thêm vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải thông qua các thủ tục phức tạp, những đòi hỏi khắt khe của Ngân hàng.
- Vay ngân hàng: đây là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho tất cả các doanh nghiệp trong những năm gần đây. Ngoài việc vay ngắn hạn, công ty
cũng nên xem xét để vay trung hạn và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm đi khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên để huy động vốn được từ nguồn này thì công ty cũng cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải luôn làm ăn có lãi, thanh toán nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: đây là hình thức hợp tác mà qua đó công ty không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiếp bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
- Nguồn vốn chiếm dụng: thực chất của nguồn này chính là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính thức nhưng khi sử dụng khoản vốn này công ty không phải trả chi phí sử dụng. Tuy nhiên, công ty cũng không nên quá lạm dụng nguồn này vì đây là nguồn vốn mà công ty chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.