Số vòng quay vốn lưu động

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội (Trang 45)

II. Nguồn VLĐ thường

2.3.1.Số vòng quay vốn lưu động

Bảng 14: Số vòng quay vốn lưu động của công ty giai đoạn 2004-2008

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu thuần (1000đ) 28.594.860 26.907.210 29.867.000 39.467.140 47.380.410 TSLĐ bình quân (1000đ) 13.927.096 15.083.502 14.565.451 17.086.225 16.493.857 Số vòng quay VLĐ (vòng) 2,053 1,784 2,050 2,310 2,873

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Số vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu cho biết 1 đồng vốn lưu động mà công ty bỏ ra sẽ thu lại bao nhiêu đồng doanh thu hay trong một năm, vốn lưu

động sẽ thực hiện được bao nhiêu vòng luân chuyển. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty lại càng cao. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Số vòng quay VLĐ =

Cụ thể về số vòng quay vốn lưu động và tình hình biến động số vòng quay vốn lưu động của công ty giai đoạn 2004-2008 được thể hiện trong bảng 14 và biểu đồ 2.

Biểu đồ 2: Biến động số vòng quay VLĐ giai dđạn 2004 - 2008

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, ở công ty cổ phần dệt kim Hà Nội, số vòng quay vốn lưu động các năm từ 2004 đến 2008 lần lượt là 2,053; 1,784; 2,050; 2,310; 2,873 vòng. Ngoại trừ năm 2005, số vòng quay vốn lưu động thấp là 1,784 vòng còn lại số vòng quay vốn lưu động đều trên 2. Mức trung bình trong cả giai đoạn 2004-2008 là 2,214 tức 1 đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu về 2,214 đồng doanh thu, hay cũng có thể hiểu trong 1 năm, vốn lưu động của công ty thực hiện được 2,214 vòng luân chuyển. Nhìn trong cả giai đoạn 2004-2008 thì vòng quay vốn lưu động đang có xu hướng tăng, điều đó chứng tỏ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra mang

lại ngày càng nhiều doanh thu hơn cho công ty hay nói cách khác vốn lưu động thực hiện được nhiều hơn số vòng luân chuyển trong một năm. Điều đó cho phép chúng ta nhận định hoạt động sử dụng vốn lưu động trong dự trữ, sản xuất và lưu thông của công ty đang có xu hướng được cải thiện và ngày càng linh hoạt hơn. Tuy nhiên, mức trung bình 2,214 vòng/năm chưa phải là một hệ số lý tưởng cho một công ty sản xuất như công ty cổ phần dệt kim Hà Nội. Do vậy, công ty cần phải tiếp tục có các biện pháp để quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu, tiền mặt… để đảm bảo vốn lưu động được sử dụng hiệu quả hơn, tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội (Trang 45)