Kỳ thu tiền bình quân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội (Trang 51)

II. Nguồn VLĐ thường

2.3.4.Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân là chỉ số chỉ ra khoảng thời gian bình quân tính từ khi doanh nghiệp bán hàng cho đến khi nhận được tiền hàng. Chỉ số này càng nhỏ thì càng tốt, thể hiện công tác thu tiền hàng của công ty đang diễn ra tốt và ngược lại.

Chỉ tiêu này được tính theo công thức: Kỳ thu tiền bq =

=

Cụ thể về chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân giai đoạn 2004-2008 có thể thấy trong bảng 17 và biểu đồ 5.

Bảng 17: Kỳ thu tiền bình quân của công ty giai đoạn 2004-2008

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Các khoản phải thu

(1000đ) 4.253.960 4.838.590 4.190.930 5.643.761 4.160.580 Doanh thu thuần

(1000đ) 28.594.860 26.907.210 29.867.000 39.467.140 47.380.410 Kỳ thu tiền bình

quân (ngày) 53,556 64,737 50,515 51,480 31,612

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua các bảng trên có thể thấy với công ty cổ phần dệt kim Hà Nội, kỳ thu tiền bình quân giai đoạn 2004-2008 của công ty là 50,38 ngày tức trung bình phải mất 50,38 ngày công ty mới thu hồi được tiền hàng. Do đặc điểm công ty là có trên 70% hàng hóa được xuất khẩu ra nước ngoài nên việc thu tiền hàng chậm là tương đối dễ hiểu, tuy nhiên mức 50,38 ngày vẫn là khá cao.

Năm 2005, kỳ thu tiền bình quân của công ty là 64,737, cao hơn hẳn so với các năm còn lại. Sở dĩ có sự tăng cao như vậy là do năm 2005 tổng doanh thu của công ty thấp, chỉ đạt mức 26.907 triệu đồng, giảm 5,9% so với năm 2004, trong khi đó các khoản phải thu lại tăng 13,74% so với năm 2004 do khách hàng trì hoãn việc trả tiền hàng và các khoản phải thu khác cũng tăng cao. Bước sang năm 2008, kỳ thu tiền bình quân của công ty có sự cải thiện đáng kể khi rút ngắn chỉ còn 31,612 ngày. Đây là sự nỗ lực lớn của công ty trong việc giảm thiểu các khoản phải thu, đặc biệt là phải thu khách hàng, điển hình là các chính sách khuyến mãi, chiết khấu thanh toán cho khách hàng thực hiện trả tiền đúng và sớm hơn so với hợp đồng… Công ty cần tiếp tục phát huy và duy trì các biện pháp này để việc sử dụng các khoản phải thu này của mình là hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội (Trang 51)