Hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội (Trang 41)

II. Nguồn VLĐ thường

2.2.3. Hàng tồn kho

Vốn tồn kho của công ty bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (hay sản phẩm dở dang) và thành phẩm, hàng hóa. Cụ thể tình hình hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2004-2008 trong bảng 11 và 12.

Vốn tồn kho là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động và cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số tài sản của công ty. Hiệu quả quản lý vốn về hàng tồn kho ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.

Bảng 11: Hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2004 – 2008 Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 NVL 3.701.292 3.827.194 4.603.994 4.633.077 4.904.515 CCDC 684.567 679.205 850.133 713.830 621.175 CPSXKDDD 3.347.040 3.503.622 2.752.146 3.411.338 3.882.135 Thành phẩm 245.742 554.953 495.545 706.743 823.503 Tổng 7.978.641 8.564.974 8.701.818 9.464.988 10.231.328

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Bảng 12: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2004 – 2008

Đơn vị: % Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 NVL 46,39 44,68 52,91 48,95 47,94 CCDC 8,58 7,93 9,77 7,54 6,07 CPSXKDDD 41,95 40,91 31,63 36,04 37,94 Thành phẩm 3,08 6,48 5,69 7,47 8,05 Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2004 -2008 có biến động theo xu hướng tăng dần nhưng tỷ lệ giữa nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm tồn kho và chi phí kinh doanh dở dang chỉ thay đổi trong một khoảng nhỏ. Nguyên vật liệu tồn kho và sản phẩm dở dang là hai thành phần chính, chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong hàng tồn kho (khoảng gần 90% hàng tồn kho). Nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất trong hàng tồn kho vào năm 2006 với 52,91%. Tuy vậy, lượng

nguyên vật liệu tồn kho này đã giảm tương đối trong năm 2007 và 2008 khi chỉ chiếm 48,95% và 47,94%. Đây có thể là những dấu hiệu tốt của công ty do công ty đã phần nào chủ động được nguồn nguyên vật liệu nên không cần phải dự trữ quá nhiều trong kho. Tuy nhiên, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong hàng tồn kho cho thấy công ty đang dự trữ nhiều nguyên vật liệu. Việc để quá nhiều nguyên vật liệu trong kho có thể dẫn đến làm giảm chất lượng nguyên vật liệu, tăng chi phí lưu kho và tăng lượng vốn bị ứ đọng, tiền không sinh ra tiền ngay được, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Sản phẩm dở dang chiếm tỷ lệ nhiều chỉ sau nguyên vật liệu nhưng đang có xu hướng tăng về tỷ trọng trong những năm gần đây. Năm 2006, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 2.752.146 nghìn đồng, chiếm 31,63% giá trị hàng tồn kho, nhưng năm 2007, con số này đã tăng lên thành 3.411.338 nghìn đồng, chỉ chiếm 36,04% tổng giá trị hàng tồn kho. Bước sang năm 2008, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, do đó, chi phí sản xuất kinh doanh cũng theo đó mà tăng thêm, cụ thể đạt 3.882.135 nghìn đồng, chiếm 37,94% hàng tồn kho.

Công cụ dụng cụ tồn kho của công ty cũng có xu hướng giảm xuống trong 3 năm gần đây. Năm 2006, giá trị công cụ dụng cụ tồn kho là 850 triệu đồng, chiếm 9,77% hàng tồn kho. Nhưng năm 2008, công cụ dụng cụ giảm xuống còn 621,175 triệu đồng, chiếm 6,07% hàng tồn kho. Nguyên nhân của sự giảm xuống này chủ yếu là do công ty đã xuất kho công cụ dụng cụ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi quy mô sản xuất của công ty ngày càng tăng lên.

Thành phẩm tồn kho cũng là một thành phần trong hàng tồn kho. Tuy vậy, lượng hàng này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số hàng tồn

kho. Đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động của công ty do thành phẩm tồn kho thường là của khách hàng trả lại hoặc không bán được. Lượng tồn kho ít chứng tỏ sản phẩm của công ty được khách hàng chấp nhận nhiều, vốn lưu động bị ứ đọng trong hàng hóa tồn kho ít.

Tóm lại, công tác quản lý hàng tồn kho của công ty đã có những dấu hiệu tích cực hơn trong thời gian trở lại đây nhưng vẫn còn khá nhiều vấn đề cần quan tâm. Lượng nguyên vật liệu tồn kho và sản phẩm dở dang quá nhiều làm tăng chi phí lưu kho, vốn ứ đọng và gây giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tuy vậy, lượng thành phẩm tồn kho trung bình chỉ chiếm khoảng 5% tổng hàng tồn kho. Nếu công ty có các biện pháp để tiêu thụ số hàng này thì sẽ làm giảm một khoản vốn bị tồn đọng, từ đó góp phần đẩy nhanh vòng quay của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w