Số vòng quay hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội (Trang 47)

II. Nguồn VLĐ thường

2.3.2. Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của công ty hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, có nghĩa là công ty sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn vào các báo cáo tài chính. Số vòng quay hàng tồn kho được tính theo công thức:

Số vòng quay hàng tồn kho =

Cụ thể về số vòng quay hàng tồn kho và tình hình biến động số vòng quay hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2004-2008 được thấy rõ trong bảng 15 và biểu đồ 3.

Bảng 15: Số vòng quay hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2004-2008 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu thuần (1000đ) 28.594.860 26.907.210 29.867.000 39.467.140 47.380.410 Hàng tồn kho (1000đ) 7.978.641 8.564.974 8.701.818 9.464.988 10.231.328 Số vòng quay HTK (vòng) 3,584 3,142 3,432 4,170 4,631

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Biểu đồ 3: Biến động số vòng quay HTK giai đoạn 2004 - 2008

Đối với công ty cổ phần dệt kim Hà Nội, số vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2004-2008 nằm trong khoảng từ 3,142 đến 4,631 vòng tức trung bình 3,792 vòng/năm. Điều này có nghĩa là trung bình 1 năm, hàng tồn kho của công ty chỉ quay vòng được 3,792 lần. Đây là một con số không cao, thể hiện hàng tồn kho của công ty đang bị ứ đọng, công ty đang lưu kho quá nhiều, gây ra sự kém hiệu quả cho việc sử dụng vốn lưu động.

Mặc dù số vòng quay hàng tồn kho trong toàn giai đoạn không cao lắm, nhưng nếu xét trong vài năm trở lại đây thì hệ số này đang có sự chuyển biến

theo hướng tích cực. Năm 2007, số vòng quay hàng tồn kho là 4,170 và năm 2008 là 4,631. Có sự gia tăng về số vòng quay hàng tồn kho là do năm 2007 và 2008, tổng doanh thu tăng nhanh, hàng tồn kho mặc dù cũng tăng nhưng tốc độ tăng của tổng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho. Điều này xuất phát từ nguyên nhân năm 2007 và 2008, công ty đã đưa vào áp dụng những biện pháp để đẩy mạnh doanh thu như mở rộng danh mục sản phẩm, có các chính sách hỗ trợ và ưu đãi đối với khách hàng… do đó tăng lượng hàng bán ra và tăng được doanh thu.

Trong thời gian tới, công ty cần có các biện pháp để cải thiện và làm tăng chỉ số này, đặc biệt cần có các biện pháp để sử dụng hàng tồn kho một cách có hiệu quả nhất, tránh tình trạng lưu kho quá nhiều gây ứ đọng vốn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dệt kim Hà Nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w