Lễ hội 5 làng Mọc

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng Mọc – Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội (từ năm 1997 đến nay (Trang 86)

6. Cấu trúc luận văn

4.2. Lễ hội 5 làng Mọc

4.2.1. Nguồn gốc của lễ hội

Cứ 5 năm một lần, năm làng anh em gồm Giáp Nhất, Quan Nhân, Cự Lộc, Chính Kinh và Phùng Khoang (nay thuộc xã Trung Văn, quận Thanh Xuân) lại cùng nhau tổ chức Đại hội 5 làng Mọc. Theo truyền thuyết của dân làng, Thành hoàng của 5 làng vốn là năm anh em. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có vợ chồng ông lái đò tên là Nguyễn Hữu Bậc sinh được bốn người con (3 trai, 1 gái) và có một người con nuôi. Năm anh em cắm đất thành năm làng, trong đó làng Giáp Nhất là làng anh cả, thuộc chi thứ nhất. Hòa Mục là làng của người con gái. Sau này khi cô đi lấy chồng nhưng vẫn thường xuyên về làng. Người con trai thứ ba giỏi võ, thường xuyên giúp dân làng đánh đuổi trộm cắp bên ngoài nên được dân làng yêu quý tôn làm Đại Quan Nhân (về sau lấy tên làng là Quan Nhân). Người con thứ tư

84

thông minh, sáng dạ nhất lại được học hành tinh thông kinh sử. Sau này lấy vợ ông đặt tên làng là Minh Kinh (có nghĩa là sáng suốt), sau do phạm húy nên đổi thành Chính Kinh. Người con thứ năm là con nuôi. Tương truyền bố đẻ của người đó họ Phùng. Về sau người con này được cắt đất lập làng, nên lấy tên làng là Phùng Khoang... Mặc dù đây chỉ là truyền thuyết với nhiều chi tiết hoang đường nhưng câu chuyện đã phần nào lý giải cho mối thân tình gắn bó bao đời nay của cư dân 5 làng Mọc. Và cũng chính vì mối thân tình thắm thiết anh em đó mà người dân 5 làng lại háo hức tổ chức kỳ Đại hội 5 làng Mọc.

“Làng Mọc mở hội tháng Hai Rước hôm mười một, mười hai rõ ràng

Vui nhất mở hội năm làng

Để cho thiên hạ, phố phường vào xem...”

Lễ hội năm làng Mọc đã có từ xa xưa, hiện cũng không rõ khởi đầu từ bao giờ. Có người cho rằng, lễ hội này phải ra đời từ khi làng Phùng Khoang chưa tách khỏi xã Nhân Mục Môn, như vậy phải có trước năm 1723. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, lễ hội này phải được truyền lại từ thời chưa chia ra Nhân Mục Môn, Nhân Mục Cựu và Hòa Mục bởi cốt lõi của lễ hội nhằm kỷ niệm chiến tích của dân thời Phùng Hưng đánh đuổi quân Đường và Phùng Lãng Công đánh đuổi quan Nam Chiếu thế kỷ VIII. Khi đó hội thường diễn ra trong ba ngày là mùng 10,11 và 12 tháng Hai âm lịch. Tuy nhiên đáp án cho việc này đến nay vẫn chưa có lời giải cho thỏa đáng. Chỉ biết rằng ngày này cũng theo lệ xưa, các làng ở Nhân Chính cứ thay phiên nhau đăng cai đại hội. Bốn làng còn lại sẽ rước kiệu đến làng đăng cai để làm lễ tế. Hội 5 làng được tổ chức rất trọng thể với nhiều nghi thức truyền thống. Nhân dân 5 làng Mọc quan niệm, tổ chức lễ hội để cầu cho quốc thái dân an, mang lại may mắn ấm no cho con cháu trong làng. Chính vì những điểm nổi bật đặc trưng của vùng miền mà lễ hội vùng Mọc từ xưa đến nay thu hút được rất đông người dân trong vùng tham dự cũng như khách thập phương cũng lặn lội về để được tận mắt chứng kiến.

85

4.2.2. Cách thức tổ chức lễ hội

Không khí chuẩn bị cho kỳ đại hội này đã bắt đầu từ nhiều tháng trước chứ không phải đợi đến sau Tết mới bắt đầu. Làng nào cũng chuẩn bị sắm sửa vật dụng, chỉnh trang lại đình chùa, miếu mạo thêm phần trang trọng để tỏ lòng thành kính đối với bậc Thánh nhân và cũng là tạo ra không khí vui tươi của ngày hội lớn cho bà con trong vùng. Trước đây bên bờ sông Tô Lịch là ruộng trồng ngô. Vào những năm tổ chức lễ hội 5 làng, từ cuối tháng giêng những chủ ruộng ngô đã được thông báo không trồng ngô để lấy khu đất đó dựng rạp làm hàng quán bán hàng trong kỳ lễ hội. Xung quanh khu vực đình làng là trung tâm của lễ hội người ta cho dựng lều quán san sát với nhiều trò chơi dân gian truyền thống như đánh cờ người, đi cầu treo, thi thổi cơm, đánh tổ tôm... Đường làng ngõ xóm được quét dọn sạch sẽ, trang hoàng lộng lẫy, các cột trụ trước hiên đình đều được chăng cờ kết hoa. Đến vùng Mọc – Nhân Chính trong những ngày trước và trong dịp lễ hội, ta đã nhận thấy một không khí khác hẳn ngày thường, không gian tràn ngập cờ hoa nhiều màu sắc khiến cho ai ai cũng háo hức, vui tươi.

Nói đến lễ hội 5 làng Mọc người ta không thể không nhắc đến lễ rước Thánh của 5 làng với nhiều điều kỳ lạ, khó giải thích. Đầu tiên phải kể đến việc tuyển chọn người khiêng kiệu. Những người khiêng kiệu được gọi là các giai nam, giai nữ được lựa chọn kỹ lưỡng. Trước đây, nam nữ khiêng kiệu phải là những người chưa chồng, chưa vợ có độ tuổi từ 18 đến 20 và phải là dân gốc của làng. Nhất là những thiếu nữ được chọn khiêng kiệu Thánh bà phải là các trinh nữ, đây là quy định bắt buộc, nếu làm sai có nghĩa phạm đến Thánh. Nhưng do điều kiện ngày nay hạn chế nên các làng đã phải mở rộng đối tượng: “Nhiều năm thiếu người còn phải lấy cả trai có vợ rồi ý chứ. Trước là phải trai làng nhưng giờ rể làng cũng lấy” (Phỏng vấn ông Hoàng Văn Độ - Trưởng Ban di tích lịch sử làng Cự Chính). Điều đó cho thấy, những quy định chặt chẽ khi xưa đã có sự thay đổi trong thời kỳ mới. Vì nhiều lý do khác nhau nên ngày nay có những quy định không thể thực hiện được. Tuy nhiên để giữ được cái hồn của lễ hội là điều mà không chỉ những người trong Ban tổ chức, những bậc cao tuổi trong làng mà người dân, nhất là những người được lựa

86

chọn để phục vụ lễ hội đều mong muốn được cống hiến hết mình. Vì vậy, những người được lựa chọn thường không quản vất vả, khó khăn để tham gia và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ cho rằng, được chọn làm việc Thánh, làm việc cho làng là một vinh dự lớn và sẽ được ban nhiều may mắn, phúc lộc.

Cũng như các lễ hội dân gian khác, lễ hội năm làng Mọc được tổ chức gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ chính gồm: Lễ mở cửa đình, lễ rước nước và lễ Mộc dục, lễ Phong y (mặc áo Thánh). Lễ hội được tổ chức trong ba ngày mùng 10, 11 và 12 tháng hai âm lịch và chính hội là ngày 11 tháng Hai. Trong ngày này diễn ra nhiều hoạt động quan trọng và đặc biệt nhất là tổ chức rước kiệu. Kiệu Thánh, kiệu Long đình, đội múa sinh tiền, trống bản, múa rồng, múa sư tử... tạo nên một không gian mang đậm sắc màu tâm linh. Qua tìm hiểu tác giả thấy, các phần nghi lễ trong lễ hội từ xưa đến nay đều được bảo tồn và giữ đúng nghi lễ truyền thống chứ không hề có sự thay đổi. Ban tổ chức lễ hội của 5 làng đều là những cụ cao niêm rất am hiểu về truyền thống văn hóa của vùng nên việc bảo tồn những giá trị truyền thống đều được tôn trọng.

Năm 2010, đến phiên làng Giáp Nhất đăng cai. Vì vậy, trong ngày rước Thánh, đình làng Giáp Nhất là trung tâm của lễ hội. Kiệu làng Giáp Nhất cũng được coi là làng anh cả ra đầu làng đón kiệu của các em. Sau màn kiệu “chào hỏi” nhau các kiệu được rước đi một vòng rồi trở về đình làng Giáp Nhất. Trong đám rước, đi đầu là kiệu làng Giáp Nhất với năm lá cờ ngũ hành tượng trưng cho năm hành kim – thủy – mộc – hỏa – thổ, sau đó là đội múa cờ, tiếp theo là trống, chiêng và người chấp hiệu tay cầm thịch... Tổng cộng đội hình đám rước của làng Giáp Nhất chuẩn bị nghênh đón các làng anh em có tới hàng trăm người. Đi sau là các kiệu của các làng anh em. Kiệu được rước đến đình làng Giáp Nhất và rước năm vị Thành hoàng vào đình làm lễ tế. Lễ tế được diễn ra trang nghiêm, trọng thể với nhiều nghi thức truyền thống. Đến đình Giáp Nhất, các làng anh em bày nghi trượng vào vị trí quy định. Đợi đến giờ hành lễ, được gọi là tế hội đồng. Trước bàn thờ các vị Thánh của năm làng là một hương án có bày biện đồ lễ. Chỗ tế có trải bốn chiếc chiếu để các bô lão, quan viên và các thành viên của đội rước các làng lần lượt vào lễ Thánh.

87

Lễ hội truyền thống vùng Mọc – Nhân Chính từ xưa đến nay đều bảo tồn được những nghi lễ cổ xưa mà hầu hết chưa bị thay đổi. Có chăng sự khác biệt so với những lễ hội trước đây là việc hiện đại hóa cũng thiết bị để phục vụ lễ hội. Ngày xưa thì không có nhưng bây giờ, hệ thống loa đài, âm thanh, ánh sáng được chuẩn bị chu đáo. Nhờ những thiết bị hiện đại này mà giảm thiểu được công sức chuẩn bị cho Ban tổ chức cũng như góp thêm màu sắc tươi vui cho những đêm diễn văn nghệ, những trò chơi hấp dẫn.

Bên cạnh phần lễ, rước mang tính truyền thống, phần hội với những trò diễn dân gian vẫn có sức cuốn hút đông đảo người dân trong vùng cũng như du khách thập phương tham gia. Những trò chơi như đánh cờ người, thi nấu cơm, đi cầu treo, bắt vịt dưới ao, chọi gà, đánh đu, đánh vật... Trước đây, vùng Mọc Nhân Chính là vùng có nhiều ao chuôm, lại nằm bên cạnh con sông Tô Lịch rộng lớn nên nơi đây xưa kia thường tổ chức đánh cờ người dưới nước. Nhưng ngày nay hệ thống sông hồ, ao chuôm trong vùng bị thu hẹp đến mất hoàn toàn vì nhiều lý do nên không còn hoạt động này nữa. Tuy nhiên, các trò chơi trong dịp lễ hội 5 làng Mọc vẫn mang đậm tính chất dân gian với các trò chơi mang đậm chất nông nghiệp lúa nước. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các làng ngoài vùng cũng góp thêm những trò chơi khiến cho lễ hội 5 làng Mọc thêm phần sôi nổi và có tầm ảnh hưởng lớn. Như trong lễ hội năm 2010, lò vật Mai Động cùng các đô vật cũng về góp thêm nhiềm màn thi đấu đặc sắc cho người dân thưởng lãm.

Khi tìm hiểu về lễ hội, không thể bỏ qua khâu chuẩn bị ngân sách, tài chính. Theo các cụ trong làng kể lại, trước đây kinh phí tổ chức lễ hội thường được lấy từ tiền hoa màu của ruộng công làng xã. Nếu không đủ thì phân bổ đầu về các giáp, các chi trong làng. Chính vì nguồn tài chính eo hẹp cũng như điều kiện khó khăn chung của đất nước nên lễ hội 5 làng Mọc không được đầu tư lớn. Trong nhiều năm do chiến tranh nên lễ hội 5 làng Mọc bị gián đoạn. Lúc đó đời sống tâm linh, tinh thần của người dân cũng không được chú ý chăm lo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước cũng như đời sống của người dân Nhân Chính được cải thiện nên những lễ hội dân gian và nhất là lễ hội 5 làng Mọc được khôi phục và có xu hướng

88

ngày càng phát triển, đức tin của người dân ngày càng được củng cố. Có lẽ sống trong xã hội ngày nay với nhiều bất trắc, rủi ro nên người ta càng muốn tìm đến những đấng tối cao như một biện pháp tâm lý. Cũng bởi người Việt ta có tâm lý “ thờ có thiêng” nên đại bộ phân dân cư khi làm những việc nhà thần nhà thánh đều có chung một quan niệm là “làm hết mình, thành tâm hết mình”.

Ngày nay, để chuẩn bị tài chính cho những dịp lễ hội được thành công thì việc đóng góp, công đức của các cơ quan, đoàn thể, đặc biệt là các cá nhân sinh sống tại phường Nhân Chính là hết sức to lớn. Biết đến lễ hội 5 làng Mọc, biết đến tầm ảnh hưởng là sức lan tỏa của nó trong cộng đồng cư dân Nhân Chính nói chung và các vùng lân cận nói riêng, các cơ quan, đoàn thể đóng trên địa bàn phương cũng tích cực cùng địa phương đóng góp ủng hộ để tổ chức lễ hội. Còn đối với người dân Nhân Chính, việc đóng góp, công đức cho việc đình việc chùa là việc làm xuất phát từ trong tâm của mỗi người. Ngày nay không có chuyện bổ đầu đinh trong làng mà tất cả đều do tự nguyện, có nhiều đóng nhiều, có ít đóng ít, tùy tâm mỗi người. Chính vì vậy nên khi được hỏi, đa số người dân Nhân Chính đều cho rằng việc đóng góp, công đức rất thoải mái và dân chủ. Cũng đã nói ở trên, trong phạm vi luận văn này tác giả không đi sâu vào vấn đề tài chính công đức mà chỉ xin dừng lại ở việc nhìn nhận công đức là một cách để người dân Nhân Chính thể hiện lòng thành kính của mình đối với việc làng việc xóm, nó là một nhân tố để thể hiện lòng tin, độ sùng bái của cư dân vùng Mọc.

“Kinh phí tổ chức đều là tiền công đức của nhân dân cả đấy. Nhiều dòng họ tròng làng có khi công đức vài chục đến cả trăm triệu.”

Nguồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Độ - Trưởng Ban di tích lịch sử làng Cự Chính

“Chúng tôi ở đây có ít góp ít, có nhiều góp nhiều, làm sao mong muốn chung là giữ được truyền thống của cha ông để lại.”

Nguồn: Phỏng vấn chú Thanh – số 40 phố Chính Kinh

“Công đức thì cũng có nhiều hình thức, có gia đình công đức tiền, có nhà thì công đức bằng hiện vật. Hội làng mình vừa to vừa đẹp như vậy, kể ra

89

so với nhiều làng khác bây giờ mà làng mình vẫn còn gìn giữ được như vậy là phúc đức rồi”.

Nguồn: Phỏng vấn cô Nhung – Hội phó Hội phụ nữ làng Cự Chính

“Mình cũng mới về làm dâu làng này được 5,6 năm thôi. Gia đình chồng mình cũng không phải dân gốc ở đây nhưng ông bà cũng chuyển về làng cũng được gần 20 năm rồi. Về đây trước mình cũng không tham gia các hoạt động của đình chùa trong vùng đâu nhưng thấy mẹ chồng kể hội làng Nhân Chính to lắm nên dịp lễ hội năm 2010 mình cũng đi xem. Quả thực thấy rất ngạc nhiên. Gia đình mình dù là dân nhập cư đến đây nhưng có việc gì của làng là cũng đóng góp tham gia nhiệt tình...”

Nguồn: Phỏng vấn chị Trần Quý Thảo – số nhà 7C, tổ 3 Giáp Nhất

Có một điều thú vị nữa ở lễ hội 5 làng Mọc Nhân Chính từ xưa đến nay vẫn không thay đổi đó là việc lựa chọn và trách nhiệm của người khởi chỉ. Trong lễ hội 5 làng thì phải có 5 ông khởi chỉ, riêng làng Quan Nhân phải có thêm 1 bà khởi chỉ nữa vì làng Quan Nhân có thờ cả Thánh ông và Thánh bà. Ở Nhân Chính từ xưa đến nay, những người được lựa chọn làm khởi chỉ là một vinh dự lớn lao không chỉ đối với bản thân người đó mà còn là của cả gia đình, dòng họ. Người được chọn làm khởi chỉ là những người sống hiền lành, đức độ, con cháu đề huề đủ nếp đủ tẻ, còn cả vợ cả chồng. Theo tìm hiểu tác giả được biết, người được chọn làm khởi chỉ có phải đảm đương trách nhiệm khá nặng nề. Trong đó phải kể đến khoản kinh phí lớn phải bỏ ra để may sắm trang phục sao cho đúng lễ nghi truyền thống, phải mở tiệc khao làng, nuôi ăn và mọi chi phí cho giai nam, giai nữ trong suốt thời gian luyện tập đến khi kết thúc lễ hội. Cái lệ đó từ trước đến nay vẫn được duy trì không thay đổi. Tuy nhiên, những người đã được chọn làm khởi chỉ thì xưa nay không ai từ chối, bởi như đã nói, nó là vinh dự, vinh dự vì được dân làng tin tưởng, vinh dự vì được ra hầu Thánh nên nó là việc đáng vui mừng.Trong những ngày trước và trong lễ hội, tại nhà những ông bà khởi chỉ rộn ràng, tưng bừng như có đám cưới, người ra người vào tấp nập ngày đêm. Tuy mệt nhưng mọi người đều vui vẻ, nói cười tạo nên không khí tưng bừng, rộn ràng. Qua đó ta có thể thấy được nhiều những tục lệ

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng Mọc – Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội (từ năm 1997 đến nay (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)