Những hình thức giải trí không lành mạnh

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng Mọc – Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội (từ năm 1997 đến nay (Trang 79)

6. Cấu trúc luận văn

3.5.2Những hình thức giải trí không lành mạnh

Cùng với quá trình đô thị hóa, diện mạo phường Nhân Chính có sự thay đổi đáng kể. Bên cạnh những di tích lịch sử và các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh thì sự du nhập của những luồng văn hóa mới đang dần dần lấn át. Cũng giống như những phố lớn trong khu vực nội đô, ở Nhân Chính hiện nay những dịch vụ đều xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, sự thay đổi ở đây vẫn theo kiểu “nửa mùa” chứ chưa thực sự đạt đến độ chuyên nghiệp. Cảm giác khi đến vùng đất này không rõ có phải do thời tiết nắng nóng hay không mà không khí trở nên quá đỗi ngột ngạt. Đường xá thì vẫn vậy nhưng lượng người, lượng xe qua đây quá đông đúc cùng với các dịch vụ mọc lên “như nấm sau mưa”.

Dọc con đường Quan Nhân tôi đi qua, các hàng quán, cửa hàng bán đủ thứ được bày biện chiếm hết cả vỉa hè. Bên cạnh chùa Bồ Đề trước đây là Ao Bút thì giờ được thay bằng bãi trông giữ xe và bãi đổ phế liệu xây dựng. Tò mò, tôi bước vào xem thì bên trong toàn gạch đá, xi măng các loại chất cao thành núi. Xe chở rác thải cũng tập kết ở đây khiến cho không khí xung quanh bốc mùi khó chịu...

Chỉ riêng con đường Quan Nhân mà tôi đã đếm được khoảng 10 quán Game online. Các quán cafe, quán nước cũng được mở ra nhiều như nấm sau mưa. Đoạn đường gần Cống Mọc do hàng quán lấn chiếm, thêm lưu lượng xe cộ qua đây khá đông nên thường xuyên tắc đường...

77

Game Online và những trò chơi không phù hợp chiếm lĩnh quỹ thời gian của thanh thiếu niên

Hiện nay, tại phường Nhân Chính đang tồn tại những hiểm họa mà người ta đội lốt dưới danh nghĩa là nhu cầu giải trí. Một bộ phận thanh thiếu niên Nhân Chính hiện nay ngoài giờ học ở trường thường trốn gia đình đến những tụ điểm bi a, quán game online để giết thời gian. Nếu tính trên cả địa bàn phường Nhân Chính thì tác giả cũng không thể đếm hết được quán Internet Game. Có cầu ắt có cung, đó là quy luật tất yếu từ trước tới nay. Những trò chơi trên thế giới ảo tác động như thế nào đến những tâm hồn còn non nớt và để lại những hiểm họa ra sao thì chắc chúng ta không phải bàn nhiều.

Khi được hỏi vì sao không về nhà mà ngồi ở quán Game cả ngày thì một cậu bé tên Tùng (14 tuổi ) nói với tôi: “Ôi dào, về nhà làm gì có ai. Bố mẹ em đi làm cả rồi, tối mới về. Ra đây ngồi với anh em, có hại gì đâu”.

Tôi hỏi cậu có biết về những hiểm họa của những trò chơi bạo lực này không thì cậu cho hay: “Không biết! Chẳng chơi cái này thì chơi cái gì. Chị bảo bọn em ra vườn hoa hay công viên chơi à. Ra đấy lớ ngớ gặp bọn nghiện xin đểu còn chết hơn...”

Quả thực tôi cảm thấy thật bất ngờ trước câu nói của cậu.

Nguồn: Trích thông tin điền dã ngày 06/04/2013

Phải chăng, trong quá trình du nhập những cái mới của một xã hội hiện đại ta đã quên mất nhu cầu giải trí cho một tầng lớp khá đông trong xã hội, đó là thanh thiếu niên. Quả đúng như lời cậu bé Tùng ở trên cho hay thì ngoài giờ học ở trường, các em hầu như không có những sân chơi, những câu lạc bộ dành cho lứa tuổi mình. Trên địa bàn phường Nhân Chính, ở đâu cũng chứng kiến những cảnh xe cộ đông đúc, nhà cửa san sát mà tuyệt nhiên không thấy có được một mảnh vườn hoa hay công viên nhỏ để người dân vui chơi.

Những chủ lô đề núp bóng quán nước là hình ảnh bắt gặp khá nhiều trên những con đường phường Nhân Chính. Cứ đến chiều tối, những quán nước góc đường, góc chợ này lại kẻ ra người vào tấp nập mà chủ yếu là những nam thanh

78

niên. Nhìn qua thì tưởng họ chỉ vào uống chén nước chè, hút điếu thuốc chuyện với nhau nhưng để ý quan sát sẽ thấy bà chủ hoặc ông chủ quán mở một cuốn sổ dầy cộp ra ghi ghi chép chép cái gì đó. Chơi lô đề, cờ bạc tất nhiên không phải chỉ có ở Nhân Chính, nhưng hiện nay nó cũng xuất hiện trong một bộ phận người dân nhàn rỗi ham mê trò đỏ đen. Những tệ nạn này không những khiến hình ảnh của vùng đất đô thị bị xấu đi mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến những gia đình có người ham mê cờ bạc.

Những quán cà phê, karaoke xập xình nhạc ngày đêm cũng là hình ảnh tác giả chứng kiến khá nhiều trong quá trình đi khảo sát địa bàn. Theo như những người dân ở Nhân Chính cho biết. Chủ yếu chủ của những quán cà phê, karaoke đều là người từ nơi khác đến đây thuê nhà làm ăn. Do trên địa bàn có nhiều trường đại học và xóm trọ sinh viên nên hoạt động kinh doanh nay trở nên khá sôi nổi. Đây là địa điểm tụ họp của thanh niên. Nó cũng là nhu cầu của một bộ phận người dân “thích uống nước ngoài quán”.

Xã hội càng phát triển thì những hình thức giải trí của người dân càng trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên, theo phiếu điều tra khảo sát những người sử dụng quỹ thời gian rỗi của mình cho nhu cầu giải trí có thể thấy, phần lớn những người trung niên và cao tuổi thường là xem tivi, đọc báo ở nhà. Thanh thiếu niên lại dành thời gian của mình cho những hoạt động mang tính cộng đồng nhiều hơn nhưng những hoạt động đó lại thường tự phát. Dường như bộ phận lớp trẻ ở đây không có được sân chơi dành cho lứa tuổi của mình...

Tiểu kết chƣơng 3

Phong tục tập quán của một vùng, một địa phương không nơi nào giống nơi nào. Đều có chung những đặc điểm của văn hóa Việt Nam nhưng Nhân Chính lại có những nét riêng mà không thể trộn lẫn với vùng đất nào. Tuy nhiên, theo những tài liệu ghi chép và những thông tin mà tác giả tìm hiểu được khi đến thực địa tại đây, dễ dàng nhận thấy sự thay đổi khá lớn trong phong tục tập quán ở Nhân Chính. Để phù hợp với một cuộc sống mới, một diện mạo mới, cách ứng xử của cư dân trong vùng cũng có những chuyển biến cho phù hợp với thời cuộc.

79

Trong cách thức tổ chức cưới xin, tang ma, mừng thọ... mặc dù vẫn giữ được những giá trị và ý nghĩa truyền thống nhưng trong hình thức tổ chức đã có sự khác biệt rất lớn so với trước đây. Tất nhiên, sự tiến bộ của khoa học, sự văn minh của xã hội mới với nếp sống đô thị đang dần lấn át qua quá trình tiếp thu cái mới của người dân. Đó cũng là một lẽ tất yếu trong cái guồng chuyển động của xã hội.

Về quan hệ xóm giềng ở Nhân Chính cũng có sự khác biệt. Trong mối quan hệ với người dân gốc địa phương cũng có sự lỏng lẻo, kém bền chặt hơn. Chủ yếu ngày nay, những gia đình gốc ở làng còn biết nhau và giữ được mối quan hệ còn đa phần người dân nhập cư thì chỉ dừng lại ở quan hệ khách khí, xã giao và phạm vi quen biết cũng chỉ dừng lại ở những hộ xung quanh nhà mình.

Điều đáng nói ở đây, đời sống tinh thần của người dân địa phương nơi đây đang bị thu hẹp lại. Ngoài những ngày lễ, tết cố định trong năm thì hầu như hàng ngày nhu cầu giải trí của cư dân ở đây không có gì phong phú. Có thể nói, cũng giống như những vùng ngoại thành đang bị đô thị hóa, bị ảnh hưởng của những văn hóa ngoại lai, một bộ phân cư dân Nhân Chính đang có những trò tiêu khiển giải trí không lành mạnh. Đây cũng là một trong vấn đề đau đầu của các cấp chính quyền không phải một lúc có thể giải quyết ngay được.

80

CHƢƠNG 4

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng Mọc – Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội (từ năm 1997 đến nay (Trang 79)