6. Cấu trúc luận văn
1.4.2.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa tinh thần
Văn hóa là nền tảng của tinh thần xã hội, nó vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy kinh thế xã hội phát triển. Trong một xã hội nào cũng vậy luôn tồn tại hai nền tảng có tính chất bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển là nền tảng vật chất (được hiểu là
24
kinh tế) và nền tảng tinh thần (được hiểu là văn hóa). Nền tảng tinh thần có sức mạnh rất lớn để từ đó hình thành nên sự gắn kết trong công động người. Con người vừa là chủ thể của sự sáng tạo vừa là sản phẩm của văn hóa. Trong quá trình vận động và phát triển, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng người đều xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa đặc trưng của mình, bảo lưu và truyền lại cho các thế hệ sau tạo thành một dòng chảy liên tục. Các giá trị văn hóa đó được kết tinh ở truyền thống văn hóa dân tộc và biểu hiện sinh động ở các giá trị văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể cùng phương thức ứng xử của con người trong hoạt động thực tiễn.
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Có nhiều định nghĩa khác nhau về VĂN HÓA:
- Năm 2002, tổ chức UNESCO đã có định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.”
- Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2004, đưa ra một loạt khái niệm về văn hóa:
+ Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là một hệ thống hữu có các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội.
+ Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần.
+ Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh - Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tac giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
25
Nói một cách đơn giản, văn hóa là tất cả những yếu tố về vật chất và tinh thần đặc trưng cho mỗi cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian. Một yếu tố được gọi là văn hóa của cả cộng đồng khi nó sống và tồn tại với cộng đồng đó trong một khoảng thời gian nhất định. Một điều đặc biệt nữa là văn hóa không phải là cái bất biến, nó có thể được thay đổi, được bổ sung và phát triển theo thời gian cùng với sự thay đổi và phát triển của xã hội.
Văn hóa tinh thần (hay còn gọi là văn hóa phi vật chất) là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục tập quán, giá trị, chuẩn mực... tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó.
Đặt trong phạm vi của luận văn này ta thấy, vùng Mọc – Nhân Chính được xem là một vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời với nhiều nét đặc sắc. Điều đó được hiện hữu trong mọi mặt của đời sống của dân cư nơi đây. Nhưng do phạm vi của luận văn này tập trung nghiên cứu về sự chuyển biến trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng Mọc – Nhân Chính nên tác giả cũng chủ yếu đi sâu giới thiệu về mảng văn hóa tinh thần của vùng. Về văn hóa vật chất, dù có được nhắc đến nhưng sẽ được tiếp cận dưới cái nhìn về tinh thần, để tạo nên sự đa dạng, phong phú của mặt đời sống tinh thần của người dân vùng Nhân Chính. Trong Chương 1 này, tác giả đưa ra bức tranh khái quát nhất về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng Mọc – Nhân Chính trước năm 1997 để từ đó tạo cơ sở cho những chương tiếp theo khi đi sâu phân tích những chuyển biến của nó khi Nhân Chính trở thành một phường thuộc quận Thanh Xuân.