Hệ thống chùa

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng Mọc – Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội (từ năm 1997 đến nay (Trang 39)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Hệ thống chùa

Chùa Cự Chính (Bồ Đề tự)

Chùa Cự Chính, người dân vẫn quen gọi là chùa Bồ Đề, nằm trên địa bàn hai làng Chính Kinh và Cự Lộc xưa (nay là Cự Chính). Chùa nằm ở số 190 phố Quan Nhân, thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Tương truyền, chùa được xây dựng từ 5, 6 thế kỷ trước. Chùa Bồ Đề là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất của vùng Mọc xưa. Chùa vốn là ngôi chùa chung của hai làng Chính Kinh và Cự Lộc. Chùa được xây trên một khu đất rộng, mặt nhìn hướng Nam. Bố cục gồm: Tam quan, sân chùa, chùa chính, nhà bia, vườn tháp, nhà Mẫu, nhà Tổ, nhà tăng ni, nhà khách, bếp, khu phụ, vườn chùa. Cổng Tam quan được xây dựng với nét kiến trúc độc đáo không chỉ thể hiện sự uy nghi, bề thế mà còn được các nghệ nhân xưa thể hiện tài hoa qua những hình khắc chạm trổ với nhiều chủ đề sinh động. Vào năm 2009, do sự xuống cấp của công trình, nhân dân địa phương cũng như khách thập phương đã đóng góp tu bổ lại Tam quan cho thêm phần khang trang.

Đi qua cổng vào bên trong sân chùa, ta có thể chiễm ngưỡng vườn cây, hoa trái rất đẹp mắt. Chùa chính gồm tòa Tiền đường và Thượng điện. Điện chính gồm 5 gian, ở giữa là điện thờ Tam Bảo, bên phải thờ Chuẩn Đề và Thập Điện, bên trái thờ Quan Âm Thị Kính và Đức Thánh Hiền. Nơi thờ Mẫu gồm 3 gian, ở giữa thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, bên phải thờ Đức Thánh Trần, bên trái thờ Mẫu Sơn Trang.

Sau chùa có một nhà bia nhỏ và gác chuông. Nhà bia xây theo kiểu 2 tầng 8 mái có treo một quả chuông đồng lớn đúc năm 1822. Bên cạnh dựng một tấm bia

37

lớn tên gọi “Bồ Đề tự thuật bi ký” có niên đại ngày 5 tháng 12 năm Bính Tý. Trước điện chính có một cái sân rộng, trong những dịp lễ, sân này là nơi các Phật tử ngồi cầu kinh, bái Phật.

Có thể nói quần thể kiến trúc trong chùa Bồ Đề được xây dựng trong một khuôn viên khép kín và được chia thành từng khu với chức năng riêng biệt. Mặc dù diện tích không lớn nhưng cũng đủ tạo cho khách thập phương xa gần mỗi dịp vào chùa bái Phật một không gian thanh tịnh, ấm cúng. Ngày thường, khách muốn ra vào chùa thường đi lối cổng sau bởi cổng Tam quan chỉ mở trong những ngày lễ chính. Ngày nay, chùa Bồ Đề vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: hệ thống tượng, chuông đồng, khánh đá, bia đá, hoành phi, câu đối... Tất cả tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh có giá trị lớn về mặt kiến trúc, lịch sử văn hóa. Mặc dù trải qua nhiều biến cố, chùa không còn giữ nguyên được phong cách kiến trúc cổ truyền, tuy nhiên bằng tâm huyết của mình, sư cụ Thích Đàm Hiểu cùng các Phật tử kết hợp với chính quyền địa phương đã tu bổ, tôn tạo cho cảnh chùa ngày càng khang trang, đẹp đẽ. Chùa Bồ Đề được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1990.

Chùa Giáp Nhất (Phúc Lâm tự)

Ngày nay, chùa Giáp Nhất nằm ở số 6, ngõ Giáp Nhất, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Chùa còn có tên là Phúc Lâm tự (có tài liệu viết là Phúc Long tự), xưa còn có tên là Trùng Quang tự. Hiện vẫn chưa rõ chùa được xây dựng vào thời gian nào, tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng, chùa được xây dựng cùng niên đại với đình Giáp Nhất.

Chùa được xây theo hướng Đông – Đông Bắc nhìn ra dòng sông Tô Lịch gắn với nhiều huyền thoại, cổ tích. Chùa Giáp Nhất không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là nơi duy trì các tín ngưỡng dân gian của người Việt như tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần. Trong thời gian chiến tranh, chùa là nơi nuôi giấu cán bộ, bộ đội, nơi tiếp sức cho bao thế hệ cách mạng làng Giáp Nhất – Nhân Chính. Do sự tàn phá của chiến tranh cũng như sự phá hủy của thời gian, chùa đến nay đã trải qua nhiều lần tu sửa. Năm 1941, dân làng cho tô nặn lại tượng, năm 1943 sửa lại nhà tổ, năm 1973 sửa lại tam bảo. Từ năm 2003 đến năm 2007, bằng nguồn vốn xã hội hóa, nhà

38

chùa cùng dân làng xây dựng lại nhà Tổ, rồi tiếp tục cho xây dựng lại nhà Mẫu. Năm 2004, Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân đã có chủ trương khảo sát để đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích chùa Giáp Nhất. Hiện nay, chùa được thiết kế bao gồm vườn tháp, chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách, bếp, vườn và khu phụ được phân bố hợp lý trong một khuôn viện rộng rãi. Tiền đường có 5 gian 2 dĩ xây theo kiểu đầu hồi bít đốc. Phật điện với 3 gian là nơi thờ chính với vị trí trung tâm là ban thờ Tam Bảo, bên trái là thờ Đức Thánh Hiền, bên phải thờ Đức Chúa Ông và các quan hộ pháp. Nơi thờ Mẫu rộng rãi với 7 gian, bên cạnh là nhà thờ Tổ gồm 3 gian. Cũng giống chùa Bồ Đề, hiện nay, chùa Giáp Nhất vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: hệ thống tượng pháp bằng gỗ và đồng, 1 khánh đồng, 1 chuông đồng, các đồ thờ tự, hoành phi, câu đối... Năm 1992 chùa Giáp Nhất được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Chùa Quan Nhân (Sùng Phúc tự)

Chùa Quan Nhân tọa lạc trên khu đất thuộc làng Quan Nhân, ở bên bờ Nam sông Tô Lịch, nay thuộc ngõ 144, phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tương truyền ngôi chùa này đã được xây dựng cách đây 400 năm. Chùa Quan Nhân là một di tích kiến trúc Phật giáo, ngoài chức năng thờ Phật, chùa còn thờ Mẫu, thờ Tổ, thờ Đức Thánh Trần. Kiến trúc chùa là sự kết hợp hài hòa giữa tôn giáo và tín ngưỡng dân gian. Khuôn viên của chùa rộng 1.930,2 m2, các hạng mục công trình bao gồm: Tam quan, sân vườn, Tam Bảo, nhà Mẫu, nhà Tổ, nhà khách và phòng sinh hoạt. Chùa chính có kết cấu hình “chuôi vồ”, gồm tòa Tiền đường và Thượng điện. Mái được lợp bằng ngói ta, bờ nóc đắp kiểu bờ đỉnh, sát hiên có hai trụ cao đến 5m, phía trên có hai con nghê chầu nhau. Tòa Tiền đường gồm 3 gian 2 chái, trên các đấu, dầu dư đều được trang trí hoa văn. Thượng điện là 3 gian nhà chạy dọc, tiếp nối của Tiền đường, vì kèo làm theo kiểu chồng rường, được trang trí hình rồng, lá... Phía trước chùa có một sân rộng. Chùa Quan Nhân cũng được tu sửa nhiều lần, phần lớn các di tích đã được xây mới. Năm 1990, nhân dân địa phương cùng nhà chùa xây dựng lại cổng Tam quan; đến năm 2000 trùng tu lại Tam bảo, sân, tường; năm 2004 tiếp tục tôn tạo lại khu vực Nhà Tổ và trai đường. Năm 2002 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định công nhận

39

chùa Quan Nhân và Di tích lịch sử kiến trức nghệ thuật. Năm 2005 chùa được gắn biển Di tích cách mạng – kháng chiến. Nhân đại lễ Thăng Long – Hà Nội 1000 năm tuổi, chùa Quan Nhân tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và quần chúng nhân dân, vào ngày 1 tháng 9 năm 2010 công trình tôn tạo lại Tam quan, Tam Bảo, Nhà Mẫu, sân, vườn đã hoàn thành và gắn biển chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Sở hữu những ngôi chùa với nhiều giá trị lịch sử văn hóa, các làng ở Nhân Chính đều ý thức được việc gìn giữ và trùng tu những di tích của làng mình. Theo các cụ trong làng kể lại, vào thời kháng chiến, thực hiện chủ chương “Tiêu thổ kháng chiến” nên đình, chùa trong vùng hầu như bị đốt phá. Đình, chùa hiện nay đều được xây dựng mới nhưng vẫn cố gắng bảo lưu những kiểu kiến trúc cổ xưa. Được sự cho phép của chính quyền địa phương cùng sự đóng góp tích cực của quần chúng nhân dân, hệ thống chùa chiền ở phường Nhân Chính hiện nay khá khang trang, sạch đẹp.

“Cô không biết chứ trước tôi cùng mấy người nữa đi đến từng nhà để quyên góp xây chùa đấy. Được cái là dân làng mình ai ai cũng tín nên được nhiều lắm. Xây tam quan, Tam Bảo, đúc chuông chả tiền từ dân chứ lấy ở đâu.”

Nguồn: Phỏng vấn cụ (1) Nguyễn Thị Gái – số 39 ngõ 40 phố Chính Kinh

“Đầu năm nay chùa Bồ Đề khánh thành hai cổng chùa. Nhà chùa phải đi học tận bên Ấn Độ để lấy mẫu thiết kế về xây đấy. Tiền xây đều do người dân trong làng đóng góp, có gia đình công đức đến cả trăm triệu...”

Nguồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Độ - Trưởng ban Di tích lịch sử làng Cự Chính

(1) Trong quá trình thực địa phỏng vấn, vì nhiều lý do tế nhị nên tác giả không tiện hỏi rõ tuổi tác của những người tham gia phỏng vẫn. Các đại từ nhân xưng được sử dụng ở đây được tác giả đối chiếu trong sự tương quan với tuổi của tác giả.

- “em”: dưới 25 tuổi - “bạn: 26 – 30 tuổi - “anh”, “chị”: 30 – 40 tuổi - “cô”, “chú”: 45 – 60 tuổi - “bác”: 60 – 70 tuổi - “bà”: 75 – 80 tuổi - “cụ:: trên 85 tuôi

40

Để có được những ngôi chùa khang trang là nơi sinh hoạt tôn giáo của người dân trong vùng như hiện nay là cả một quá trình gìn giữ và tôn tạo của chính quyền địa phương và nhất là cư dân trong vùng. Cũng giống như nhiều làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ, hình ảnh mái chùa tạo nên một nét nên thơ đến bình yên nơi xóm làng. Đó là nơi con người ta gửi gắm những buồn vui, là chỗ dựa về tinh thần khi người ta gặp khó khăn, hoạn nạn, là nơi tìm về của những linh hồn lạc lối. Có thể nói, chùa ở Nhân Chính là nơi gắn bó chặt chẽ với đời sống tâm linh của cư dân nơi đây. Dù trước đây hay trong một xã hội có nhiều biến động, con người Nhân Chính vẫn tìm về mái chùa cổ kính nơi làng quê mình để đắm mình trong không gian thanh tịnh, tìm lối cho tâm hồn thanh thản.

2.1.2. Các hoạt động tín ngƣỡng gắn với Phật giáo

Đi lễ chùa vào ngày Rằm, mùng Một hàng tháng

Đi lễ chùa là một nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của một bộ phận lớn người Việt. Người dân đến chùa để dâng hương, tỏ lòng thành kính với Phật và cầu xin cho gia đình, bản thân sức khỏe và may mắn. Đi lễ chùa vào ngày Rằm và mùng Một hàng tháng là một hoạt động tín ngưỡng không phải chỉ riêng người dân Nhân Chính nhưng có thể nói từ xưa đến nay, hoạt động tâm linh này được người dân nơi đây hết sức coi trọng và duy trì thường xuyên. Đến chùa vào những ngày này, tác giả đã chứng kiến từ sáng sớm các bà, các cụ đã sắm sửa đồ lễ, vận áo nâu. Dọc con đường Quan Nhân dẫn ra ngôi chùa Bồ Đề, từng hàng dài xe ô tô, xe máy của những người đi lễ chùa xếp nối đuôi nhau. Vì ngôi chùa rất “linh thiêng” nên không phải chỉ có người dân trong vùng đến lễ mà người dân những vùng xung quanh cũng đến lễ. Có người đã chuyển nhà đi nơi khác nhưng hàng tháng vẫn về chùa làng để thắp hương lễ Phật. Trước đây người ta quan niệm, Phật là tại tâm và đi đến cửa chùa để tìm sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn mình. Tuy nhiên ngày nay, sống trong một xã hội bon chen vật chất, nhiều người đến chùa với tâm lý cầu may, cầu làm ăn buôn bán.

Khi được hỏi về việc đi lễ chùa hàng tháng ở địa phương, có nhiều ý kiến khác nhau theo từng lứa tuổi. Các cụ già đi lễ chùa hàng tháng như một nét sinh hoạt tinh thần. Đến ngày Rằm, mùng Một, các cụ đi lễ chùa như một cách để

41

trước là cho tinh thần được khuây khỏa, sau mới là cầu xin phúc đức, sức khỏe cho con cháu.

“Trước thì tháng nào tôi cũng lễ chùa. Giờ thì chân run quá rồi đi lại sợ xe cộ lắm. Hôm nào phải có con cháu nó dắt đi thì mới đi được. Cũng muốn đi lắm, vì chùa làng tôi thiêng. Đến chùa niệm Adi đà Phật thấy cái tâm mình nó được thanh thản.”

Nguồn: Phỏng vấn cụ Nguyễn Thị Nhài – 89 phố Chính Kinh

“Tôi trong hội đi quy ở chùa Bồ Đề và chùa Quan Nhân, tháng nào cũng vài bận lên chùa. Tháng nào trở trời ốm đau không đi được là thấy khó chịu lắm. Chả biết người dân nhập cư họ có đi không thì mắt mình không nhìn thấy. Chứ hàng xóm quanh nhà tôi toàn dân gốc ở đây, tháng nào chúng tôi cũng đi. Ngay cả mấy đứa con dâu tôi đây cũng đi hết. Phật dạy mình nhiều bài học, giác ngộ được là tốt lắm đấy...”

Nguồn: Phỏng vấn cụ Nguyễn Thị Gái – số 39 ngõ 40 phố Chính Kinh

“... Dạo này bận đi sớm lấy hàng nên thỉnh thoảng bác mới lên chùa được. Nhưng vào ngày chùa tổ chức lễ giỗ Tổ hay Phật đản là cả nhà bác đều lên.”

Nguồn: Phỏng vấn bác Hoàng Thái Phương – số 56 Quan Nhân

Có thể nói, đi lễ chùa đã trở thành một truyền thống văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh của cư dân vùng Mọc – Nhân Chính. Người ta đi lễ chùa để trải nghiệm đời sống văn hóa tâm linh, để thăng hoa nhận thức và qua đó cải thiện quan niệm sống của mình sao cho sống có đức độ để con cháu noi theo. Đi lễ chùa phải xuất phát từ cái tâm của mình, cái tâm trong sáng hướng thiện. Ngày nay, người ta đến chùa với nhiều mục đích khác nhau. Có người cho rằng, muốn buôn may bán đắt, thăng quan tiến chức, cầu lộc cầu tài thì phải mang mâm cao cỗ đầy lên chùa. Họ đến chùa mà khói hương nghi ngút, vàng mã chất thành đống. Vô tình những con người đó đã làm mất đi ý nghĩa sâu sa của việc lễ chùa. Và liệu có đức Phật nào chứng cho những ham muốn vật chất tầm thường như vậy.

42

Hội đi quy, hội Pháp hoa

Nếu trước đây, những người đi quy chủ yếu là những cụ bà thì hiện nay thành phần tham gia vào hội đa dạng hơn nhiều. Ở Nhân Chính, hội những người đi quy thu hút được phần lớn phụ nữ lớn tuổi trong địa bàn. Tham gia vào hội quy, hội Pháp hoa chủ yếu là những cụ, những bà nhưng cũng có thanh niên. Theo đạo Phật, những người quy y Phật mục đích để làm cho cái tâm được sáng suốt, để bản thân không còn bị phiền não chi phối, làm cho trí tuệ thông suốt đúng đắn, biết cách cư xử, sống tốt tạo phúc đức cho con cháu sau này. Cũng giống như các hội quy khác, ở cả 3 ngôi chùa Bồ Đề, chùa Quan Nhân, chùa Giáp Nhất số lượng những người tham gia hội quy, hội Pháp hoa rất đông. Ở chùa Bồ Đề, 100% hội viên là phụ nữ, còn ở chùa Quan Nhân thì có một số nam giới cũng tham gia.

Sở dĩ chia ra thành hội quy và hội Pháp hoa là bởi tính chất của hai hội này có sự khác nhau. Những người muốn tham gia vào tổ đi quy phải là những người trên 70 tuổi và khi đi lễ chùa thì mặc áo nâu, còn tổ Pháp hoa thì không hạn chế độ tuổi, mặc áo màu ghi. Người ta quan niệm vào hội tam quy thì đầu tiên người đó đã phải tự tu tại gia rồi mới đến ăn mày cửa Phật để giác ngộ thêm. Do đã tự tu nên những người trong tổ quy hàng tháng sẽ lên chùa đọc kinh vào ngày 14 và 29 hoặc 30 hàng tháng (nghĩa là trước ngày Rằm hoặc mùng Một 1 ngày).

Hội Pháp hoa do không hạn chế độ tuổi, thành phần tham gia đa dạng hơn. Ở chùa Quan Nhân, vào ngày 10 và 12 hàng tháng, những người trong hội Pháp hoa đều đến chùa nghe giảng kinh. Mấy năm gần đây, chùa Quan Nhân đều mời thầy ở chùa Quán Sứ về giảng kinh nên những ngày này thu hút số lượng hội viên đến

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng Mọc – Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội (từ năm 1997 đến nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)