Quá trình đô thị hóa ở vùng Mọc – Nhân Chính

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng Mọc – Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội (từ năm 1997 đến nay (Trang 32)

6. Cấu trúc luận văn

1.5. Quá trình đô thị hóa ở vùng Mọc – Nhân Chính

1.5.1. Một số khái niệm về đô thị hóa

Hiện nay, khái niệm đô thị hóa không còn xa lạ với với chúng ta, nhất là khi thế giới đang thay đổi từng ngày từng giờ song hành cùng với những kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến. Sự xuất hiện của nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, ... dẫn đến sự xuất hiện của các điểm dân cư. Trải qua quá trình phát triển, các điểm dân cư có quy mô ngày càng lớn và được trang bị những tiện nghi hiện đại, kỹ thuật tiên tiến để trở thành những điểm dân cư đô thị. Những đô thị đó tập trung lại trên một vùng lãnh thổ với mối quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế - xã hội, về không gian lãnh thổ, về cơ sở hạ tầng, về môi trường sinh thái... trên một mật độ đô thị tập trung nào đó. Khi đó quá trình đô thị hóa xuất hiện.

Giáo sư Ummreddy Venkateswarlu đã định nghĩa về đô thị hóa như sau: “Đô thị hóa là một hệ quả tự nhiên về sự thay đổi kinh tế xảy ra vì sự phát triển đất nước. Với việc tăng thu nhập đầu người, làm tăng hàng hóa và thực phẩm, và tất nhiên nhu cầu về các hoạt động phi nông nghiệp cũng tăng lên. Nhu cầu lao động khu vực hoạt động phi nông nghiệp này kích thích quá trình đô thị hóa. Các chùm đô thị đã trở thành khu vực kinh tế gồm các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Trong quá trình phát triển đó, các khu vực đô thị phụ thuộc vào quy mô và hình thái của chúng, sự đổi mới các vùng sâu, vùng xa thông qua các mối liên kết vùng và đô thị - nông thôn. Quá trình này và sự liên kết đó đã mở rộng các loại hình phát triển đô thị như phát triển các cực với những khoảng cách nhất định, các loại hình hành lang đô thị, các khu vự đô thị - nông thôn liên hoàn” .

Ở nước ta, quá trình đô thị hóa tuy vẫn còn non trẻ nhưng cũng không nằm ngoài quy luật của thế giới. Sự đô thị hóa là tất yếu trong quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế. Theo GS.TS Lê Hồng Kế thì đô thị hóa được hiểu là:

- Quá trình chuyển hóa từ dạng phân bố dân cư nông nghiệp phân tán sang dạng tổ chức các quần cư tập trung do các hoạt động phi nông nghiệp, với tỷ trọng ngày càng cao của số dân sinh sống, sinh hoạt và làm việc trong khu vực đô thị.

- Đô thị hóa làm xuất hiện hàng loạt những thay đổi về mặt kinh tế - xã hội, gắn liền với sự phát triển công nghiệp và kinh tế thị trường.

30

- Đô thị hóa làm xuất hiện ngày càng nhiều các loại đô thị mà trong đó, quy mô đô thị ngày càng hiện đại, tính chất đô thị ngày càng đa dạng hơn... theo xu thế phát triển của xã hội.

- Đô thị hóa gắn liền với những thay đổi trong thái độ ứng xử của con người trong quá trình chuyển hóa từ lối sống, nếp sống nông thôn sang lối sống, nếp sống đô thị.

- Ranh giới hành chính hệ thống đô thị luôn biến động trong quá trình đô thị hóa. Còn theo định nghĩa của PGS.TS Trương Quang Thao thì đô thị hóa được hiểu là: “Hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch chuyển kinh tế - xã hội – văn hóa – không giang – môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới, đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hóa, nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội, làm nền cho một sự phân bố dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để tạo ra thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên”.

1.5.2. Đô thị hóa ở phƣờng Nhân Chính

Bước vào thời kỳ đổi mới, cư dân Nhân Chính cũng chịu những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa như bao làng quê ven đô khác của Hà Nội. Bộ mặt xã hội biến đổi mạnh mẽ khiến cuộc sống của người dân bên cạnh những mặt tích cực cũng gặp không ít khó khăn. Sự bùng nổ đô thị hóa ở Nhân Chính cùng với sự gia tăng đột biến về dân cư đã dẫn đến tình trạng xáo trộn cơ bản về kết cấu làng xã vốn chặt chẽ của vùng Kẻ Mọc xưa.

Biến động về đất đai

Nhiều tài liệu ghi chép cho thấy từ xa xưa Nhân Chính đã là một vùng nông nghiệp trù phú. “Đã bao đời ở Nhân Mục Môn, nông nghiệp vẫn là nghề chính. Điều kiện tự nhiên đã tạo cho nông nghiệp ở đây phát triển thuận lợi. Đặc biệt làng ở liền với sông Tô Lịch, phù sa và lượng nước dòng sông này đã làm cho đồng

31

ruộng màu mỡ thêm, dân dễ làm đất, tưới tiêu, chăm bón cho lúa và màu, quanh năm thường đạt kết quả. Hệ thống ao chuôm ở đây rải rác trong các thôn, xưa nay được coi như công trình tiêu nước khi mưa và tưới nước cho cây khi hạn hán.”. [36,tr 57]

Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ở Nhân Chính ngày càng thu hẹp dẫn đến mất hoàn toàn do việc lấy đất để xây dựng cơ quan, xí nghiệp và những khu đô thị mới. Theo số liệu thống kê của Ban Địa chính – Nhà đất năm 2010 của phường Nhân Chính, trên địa bàn phường có khoảng hơn 4000 hộ bị mất đất. Diện tích đất thổ cư cũng như đất phần trăm cũng dần bị thu hẹp. Nhiều ao hồ trong vùng cũng bị san lấp lấy chỗ làm đường, làm nhà và những công trình công cộng khác (như trường hợp ao Bút thuộc làng Chính Kinh). Do ao có hình chiếc ngòi bút nên mới có tên gọi như vậy. Trước đây là một ao nước rộng, xanh mát, phục vụ nước sinh hoạt cho người dân trong vùng. Nhưng do quá trình san lấp mặt bằng mở phố Chính Kinh nên ao này hiện không còn, thay vào đó là nhà hội họp cụm Bồ Đề, bãi trông giữ xe ô tô và bãi tập kết rác thải.

Ngày nay, đi qua khu vực phường Nhân Chính, ta có thể nhìn thấy nhiều tòa nhà cao tầng, nhất là khi khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính được xây dựng đã lấy đi phần lớn đất nông nghiệp của vùng Mọc – Nhân Chính xưa. Bên cạnh đó, việc lấy đất mở đường cũng đã khiến cho phần đất canh tác của vùng hầu như mất hoàn toàn. Việc mở những con đường lớn như Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến đã làm cho bộ mặt Nhân Chính thay đổi đáng kể. Đây là những con đường lớn, là huyết mạch giao thông của thành phố, nó cũng đóng góp lớn cho việc đi lại thuận lợi giữa Nhân Chính và các vùng lân cận.

32 Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2000 Diện tích năm 2005 Diện tích năm 2010 Ghi chú

Tổng diện tích tự nhiên 160.8895 160.3957 160.3957 Do điều chỉnh địa giới

Đất nông nghiệp 41.6060 1.4746 0 Đất sản xuất nông nghiệp 41.6060 1.4746 0 Đất trồng cây hàng năm 41.6060 1.4746 0 Đất trồng lúa 41.6060 1.4746 0

Đất phi nông nghiệp 112.8473 155.8365 159.4492 Do chuyển từ đất trồng lúa sang

Đất ở 42.4001 64.8408 69.9160

Đất ở tại nông thôn n n n

Đất ở tại đô thị 42.4001 64.8408 69.9160

Đất chuyên dùng 65.8826 76.4232 77.9607

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

3.8791 5.3813 5.3813

Đất quốc phòng 6.6016 6.6016 5.9678

Đất an ninh 5.1438 5.8234 5.9172

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

2.5151 10.8739 12.0825

Đất có mục đích công cộng 47.7430 47.7430 48.6119 Đất tôn giáo tín ngưỡng 1.5277 2.6488 2.6488 Đất nghĩa trang, nghĩa

địa

1.9366 1.8144 1.8144 Giải toả làm đường

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

0.8813 9.8903 9.8903

Đất phi nông nghiệp khác 0.2190 0.2190 0.2190

Đất chưa sử dụng 6.4362 3.0846 0.9465 Chuyển sang đất đô

thị và đất công cộng

Đất bằng chưa sử dụng 6.4362 3.0846 0.9465

Bảng 1.1 Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng ở phƣờng Nhân Chính (2005 - 2010)

33

Chuyển dịch về kinh tế, việc làm

Những hộ nông dân bị mất đất, không còn đất sản xuất nông nghiệp trong khi họ không có nghề phụ cũng như trình độ văn hóa nên việc chuyển đổi sang nghề khác rất hạn chế. Có những gia đình có được khoản tiền đền bù đất đai đã dùng vào việc xây nhà, mua xe, ăn tiêu..., đến khi nhìn lại thì bản thân cũng như con cái không còn kế sinh nhai. Điều đó khiến cho một số thanh niên trong vùng không nghề nghiệp, không được học hành đến nơi đến chốn nhanh chóng a dua theo những thói hư tật xấu của xã hội hiện đại, trở thành mối nguy hiểm cho cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, có những hộ gia đình đã tìm cho mình hướng đi mới trong thời cuộc mới: có hộ có đất thổ cư rộng lớn đã cắt một phần đất bán để lấy tiền trang trải cuộc sống, có hộ xây thêm những dãy nhà trọ cho sinh viên và người lao động thuê, cũng có hộ dân xoay ra làm những nghề khác như chạy chợ, chạy xe ôm, mở hàng quán bán đồ ăn tại nhà... Sự phân hóa giàu, nghèo cũng đã nhìn thấy rõ ràng ở Nhân Chính. Đây có thể xem là một khuyết điểm rất lớn cho những người làm công tác vĩ mô khi không thấy hết những hậu quả của quá trình đô thị hóa. Đành rằng, chủ chương lấy đất canh tác phục vụ cho những công trình dân sinh như xây dựng khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, xây dựng đường giao thông như đường Khuất Duy Tiến, đường Lê Văn Lương (đây là những tuyến đường lớn mới và đang được xây dựng, lấy phần lớn đất đai nông nghiệp của phường Nhân Chính) là chiến lược của những nhà hoạch định. Tuy nhiên, bên cạnh việc thu hồi đất, dường như chính quyền đã chưa làm tốt việc an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống cho những hộ bị mất đất cũng như việc tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể để người dân sử dụng khoản tiền được đền bù một cách hợp lý. Đây có lẽ không phải là hệ luận của riêng Nhân Chính mà còn thấy ở nhiều vùng quê khác khi được “một bước lên làm người thành phố” gặp phải.

Biến chuyển trong đời sống cƣ dân

Từ khi trở thành một phường của quận Thanh Xuân, Nhân Chính đã có sự thay đổi đáng kể. Bộ mặt xã hội biến đổi từng ngày theo những chiều hướng khác nhau, tích cực có, tiêu cực cũng có. Điều dễ nhận thấy nhất là cơ cấu dân cư trong

34

vùng có sự chuyển dịch. Người dân trong làng do quá trình đô thị hóa, đất đai trở nên có giá nên nhiều gia đình đã cắt bớt phần đất thổ cư của cha ông để lại bán lấy tiền chi tiêu, sinh hoạt. Hoặc cũng có gia đình, vì điều kiện, chuyển đi nơi khác làm ăn, sinh sống. Cùng với đó, dân nhập cư từ nơi khác chuyển đến sinh sống cũng không ít. Họ đến mang theo lối sống và cách sinh hoạt khác với người dân bản địa trong vùng.

Vốn là một vùng ngoại thành, nay Nhân Chính trở thành một phường trong nội thị, tâm lý người dân cũng phần nào thay đổi khi hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Những nếp sinh hoạt xưa dần bị nhạt nhòa thay vào đó là nếp sống gấp gáp, khẩn trương. Những luồng văn hóa mới nhanh chóng được du nhập và người tiếp nhận nhanh nhất, hưởng ứng nhất là tầng lớp thanh niên.

Thực ra, sự chuyển biến trong đời sống cư dân, đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần không phải đợi đến năm 1997 mới có sự thay đổi. Nó là một quá trình lâu dài, âm ỉ. Tuy nhiên, ở đây tác giả chọn mốc năm 1997 để khảo sát, điều tra thực ra cũng có lý do. Như trên đã nói, năm 1997 là năm Nhân Chính được chính thức công nhận là một phường thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Vì vậy, so với trước thời điểm đó thì đây là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của vùng đất này. Người dân chính thức trở thành những “thị dân”, thành “người thành phố”. Cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra từ trước đó thì đây cũng là thời điểm phát triển mạnh mẽ, một bước ngoặt cho cuộc sống vốn bình yên của làng quê này.

Tiểu kết chƣơng 1

Mọc – Nhân Chính là một vùng đất mà đa phần người dân vẫn sống bằng nghề nông với biết bao giá trị văn hóa độc đáo của một vùng đất ven đô. Cũng như bao làng quê khác của Việt Nam nói chung và của vùng đồng bằng Bắc bộ nói riêng, Nhân Chính vừa mang những nét chung vừa có những bản sắc riêng của mình. Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người dân vùng Mọc thể hiện sự kết tinh, thăng hoa của truyền thống ngàn đời. Trong mỗi nếp nhà, mỗi con

35

ngõ, những người dân vùng Mọc luôn ý thức về truyền thống văn hóa của riêng mình. Xuyên suốt quá trình hành thành và phát triển, từ khi là những làng Mọc cổ ven kinh thành đến khi trở thành một phường thuộc nội thành thủ đô, Nhân Chính đã trải qua biết bao thăng trầm, đổi thay. Việc đổi thay mạnh mẽ nhất ta có thể nhận thấy là sự thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp, làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thành phần dân cư, rồi sau đó là đến ý thức cũng như mặt đời sống tinh thần của con người. Tuy nhiên, sự biến đổi là không đừng và là sự tất yếu của một xã hội phát triển, người dân vùng Kẻ Mọc ngày nay đã nghĩ gì, làm gì để bảo tồn những giá trị tốt đẹp đó.

36

CHƢƠNG 2

SINH HOẠT TÔN GIÁO, TÍN NGƢỠNG 2.1. Tín ngƣỡng thờ Phật

Ở vùng Mọc cổ xa xưa, Phật giáo có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân, đặc biệt là phụ nữ, người có tuổi. Đến nay, Nhân Chính vẫn được xem là một phường tập trung khá nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị cũng như lưu truyền và bảo tồn được nhiều di sản văn hiến trong đó có khá nhiều chùa chiền.

2.1.1. Hệ thống chùa

Chùa Cự Chính (Bồ Đề tự)

Chùa Cự Chính, người dân vẫn quen gọi là chùa Bồ Đề, nằm trên địa bàn hai làng Chính Kinh và Cự Lộc xưa (nay là Cự Chính). Chùa nằm ở số 190 phố Quan Nhân, thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Tương truyền, chùa được xây dựng từ 5, 6 thế kỷ trước. Chùa Bồ Đề là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất của vùng Mọc xưa. Chùa vốn là ngôi chùa chung của hai làng Chính Kinh và Cự Lộc. Chùa được xây trên một khu đất rộng, mặt nhìn hướng Nam. Bố cục gồm: Tam quan, sân chùa, chùa chính, nhà bia, vườn tháp, nhà Mẫu, nhà Tổ, nhà tăng ni, nhà khách, bếp, khu phụ, vườn chùa. Cổng Tam quan được xây dựng với nét kiến trúc độc đáo không chỉ thể hiện sự uy nghi, bề thế mà còn được các nghệ nhân xưa thể hiện tài hoa qua những hình khắc chạm trổ với nhiều chủ đề sinh động. Vào năm 2009, do sự xuống cấp của công trình, nhân dân địa phương cũng như khách thập phương đã đóng góp tu bổ lại Tam quan cho thêm phần khang trang.

Đi qua cổng vào bên trong sân chùa, ta có thể chiễm ngưỡng vườn cây, hoa trái rất đẹp mắt. Chùa chính gồm tòa Tiền đường và Thượng điện. Điện chính gồm 5 gian, ở giữa là điện thờ Tam Bảo, bên phải thờ Chuẩn Đề và Thập Điện, bên trái thờ Quan Âm Thị Kính và Đức Thánh Hiền. Nơi thờ Mẫu gồm 3 gian, ở giữa thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, bên phải thờ Đức Thánh Trần, bên trái thờ Mẫu Sơn Trang.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng Mọc – Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội (từ năm 1997 đến nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)