6. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Tang ma
Sinh, lão, bệnh, tử là là quy luật của muôn đời không loại trừ một ai. Chính vì vậy, việc hậu sự của một người được quan niệm là một trong những việc trọng đại của người đó cũng như của gia đình. Với quan niệm truyền thống “nghĩa tử là nghĩa tận” nên từ xưa đến nay, việc tổ chức tang ma cho những người “về nơi chín suối” được tuân thủ rất ngặt nghèo với nhiều nghi thức truyền thống. Theo lời các cụ trong làng kể lại, trong xã hội cũ, việc tổ chức tang lễ cho người mất do hàng giáp chịu trách nhiệm. Các nghi lễ phải được thực hiện lần lượt với nhiều kiêng khem kỹ lưỡng. Theo tập tục truyền thống của vùng, trong gia đình có người mất thì phải báo cho anh em họ hàng đến chịu tang và lo giúp việc. Gia đình đó phải mang chai rượu và 10 quả cau trình với làng để báo tử và xin trai đô tùy. Làng đánh một hồi 3 tiếng mõ tập trung ra điếm bàn việc hộ tang và cắt trai. Thường những người được cắt cử hộ tang gồm 12 trai khỏe là đô tùy, 1 chấp lệnh, 1 chấp hiệu, 2 thể sát. Còn gia đình có người mất, phải lập tức cử người đi nhờ nhà chùa hoặc nhờ thầy số xem ngày, giờ người chết “đi” có phạm vào giờ xấu không, rồi chọn ngày, giờ tốt để mai táng. Khi khâm liệm thì thường là con trai hoặc con gái tắm rửa, thay quần áo cho bố mẹ rồi mới khâm liệm. Trong lúc nhập quan, tuyệt đối những người có tuổi xung và tuổi hợp với người mất phải tránh mặt. Lễ viếng thường được tổ chức tại gia đình. Linh cữu người chết được đặt ngay ở gian nhà giữa, trước đặt ban thờ vong để những người đến viếng thắp hương và nhìn mặt người mất lần cuối trước khi vĩnh biệt về với thế giới bên kia. Người đến viếng là những người thân thiết, họ hàng, bà con xóm giềng. Điều đặc biệt ở chỗ, với quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận”, nên những người đến viếng, dù chỉ có mối quan hệ sơ sơ với người mất họ cũng đến tiễn đưa, thắp cho người mất một nén nhang. Khi khiêng linh cữu người chết ra đồng phải có người chấp hiệu, người này phải bằng tuổi người chết. Sau khi chôn cất xong xuôi, chủ nhân của đám hiếu phải làm cỗ ăn trong ba, bốn ngày để cảm ơn những người đã đến giúp đỡ gia đình mình trong lúc “tang gia bối rối”.
63
Những hình thức tổ chức truyền thống trước đây phần nào có sự nhiêu khê, tốn kém, tuy nhiên đã là lệ làng thì không thể làm khác được.
Ngày nay, hình thức tổ chức tang ma ở các thành phố lớn có sự thay đổi đáng kể. Nhân Chính cũng không thể đứng ngoài vòng quay chuyển động của sự chuyển biến đó. Do điệu kiện nhà cửa chật chội nên nhiều gia đình thường chọn địa điểm tổ chức tang lễ là các nhà tang lễ trong thành phố hoặc của các bệnh viện lớn. So với trước đây thì việc tổ chức tại các nhà tang lễ với những dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp sẽ khiến gia chủ đỡ vất vả hơn nhiều. Khi được hỏi những người dân gốc tại địa phương thì họ vẫn giữ quan điểm muốn được tổ chức tại nhà cho ấm cúng. Tuy nhiên điều đó cũng khó có thể làm được trong điều kiện “đất chật người đông”. Nhìn vào biểu đồ dưới đây ta có thể thấy được điều đó.
TT Hình thức tổ chức Phần trăm
1 Tại nhà tang lễ 65,2%
2 Tại nhà riêng 34,8%
Tổng 100%
Bảng 3.2 Hình thức tổ chức tang lễ tại Nhân Chính hiện nay
Hình thức tổ chức tang lễ
65,20%
34,80% Tại nhà tang lễ
Tại nhà riêng
Biểu đồ 2. Hình thức tổ chức tang lễ
64
“Cụ tôi đã mất mấy năm trước, khi tôi còn đang học đại học năm cuối. Lúc đó dịch vụ tang lễ tại các nhà tang lễ trong thành phố cũng đã rất thịnh hành rồi. Nhưng các ông, các bà nhà tôi vẫn muốn tổ chức hậu sự cho cụ tại nhà. Tôi nghĩ rằng, cụ mất tại nhà và mọi người cũng muốn tổ chức tại nhà để vong linh của cụ mãi quanh quẩn bên con cháu...”
Nguồn: Trích nhật ký điền dã của tác giả ngày 11/06/2013
“Theo tôi thì tổ chức tại nhà vẫn ấm cúng hơn. Nhưng bây giờ nhiều gia đình khó làm được việc đó. Nhà cửa chật chội thế này lấy chỗ đâu mà làm. Chỉ có những gia đình nào nhà cửa đất đai còn rộng thì mới làm ở nhà được thôi. Nhưng nói chung nếu tổ chức được ở nhà vẫn tốt hơn”
Nguồn: Phỏng vấn chú Thanh, 40 Chính Kinh
“Ông nhà cô cũng mới mất năm ngoái, cũng phải làm ở nhà tang lễ Bệnh viên Bạch Mai chứ muốn làm ở nhà cũng chả có chỗ mà làm. Cái hôm ông mất, mấy anh chị em đi xem đều nói ông đi vào giờ phạm nên phải chọn ngày chọn giờ để mai táng. Cháu bảo thời tiết nắng nóng thế này mà để 3,4 ngày ở nhà thì làm sao để nổi, phải gửi vào nhà lạnh chứ, nên ở nhà không đủ điều kiện để làm.”
Nguồn: Phỏng vấn cô Hoàng Thị Thủy, 221b Quan Nhân
Người dân vẫn rất coi trọng việc xem ngày giờ tốt xấu để chuẩn bị tang lễ. Những bước khi tiến hành tang lễ hầu như vẫn giữ được nét truyền thống. Riêng chỉ có một điều đã thay đổi hoàn toàn so với trước là hình thức mai táng và địa điểm mai táng. Do đất nông nghiệp mất đi, thay vào đó là những tòa nhà cao tầng mọc lên san sát với những con đường nhựa phằng lì, thẳng tắp nhưng “còn may là vẫn giữ được nghĩa trang Quán Dền” (Trích lời của cụ Xuân, 87 tuổi, làng Quan Nhân). Trước đây, Nhân Chính có riêng một khu nghĩa trang của làng, gọi là nghĩa trang Quán Dền. Trong làng có người mất đều được mai táng theo hình thức chôn ở đây. Mỗi gia đình, dòng họ đều có một khoảng đất riêng được chia để chôn cất những người có trong dòng họ. Tuy nhiên, hiện nay, nghĩa trang Quán Dền (nằm trên đường Lê Văn Lương, trong khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính) mặc dù vẫn còn tồn tại nhưng không còn chỗ để chôn nữa. Người dân trong làng dù là dân gốc mấy đời ở đây cũng khó có thể có được một xuất tại nghĩa trang của làng. Do vậy, bây
65
giờ hình thức mai táng chủ yếu là hỏa táng và đặt cốt tro tại nghĩa trang Văn Điển hoặc chuyển lên những nghĩa trang đã được quy hoạch của thành phố.
“Năm kia, tôi không biết cậu tôi quen biết như thế nào mà xin được một miếng đất khá đẹp tại nghĩa trang Quán Dền để quy tập mộ các cụ nhà tôi về đó. Cùng năm đó, ông trẻ tôi mất, nhưng cũng vẫn phải hóa táng rồi chuyển cốt về nghĩa trang chứ hiện giờ trong nghĩa trang không cho chôn như trước nữa.”
Nguồn: Trích nhật ký điền dã của tác giả ngày 15/06/2013
“Nhà bác thì các cụ hai năm mươi thì đều đưa về quê thôi. Ở đây làm gì còn chỗ chôn nữa. Quê gốc của bác ở Thái Bình nên đứa các cụ về đấy. Đến người làng ở đây còn khó mà vào được nghĩa trang làng chứ đừng nói gì đến người từ nơi khác đến như nhà bác...”
Nguồn: Phỏng vấn bác Hùng, Giáp Nhất
“Nhà chú thì năm đời ở cái làng này rồi đấy. Nhưng giờ các cụ mất nhà chú đưa hết lên Lạc Hồng Viên. Trên đấy giờ quy hoạch đẹp, lại chẳng phải lo nay chuyển chỗ này mai chuyển chỗ khác như mấy nghĩa trang trong thành phố.”
Nguồn: Phỏng vấn chú Thanh, 40 Chính Kinh
“Trước đây thì các cụ cứ quan niệm là chết đem chôn, sau ba năm thì sang cát. Nhưng đó là trước đây thôi chứ giờ ở thành phố chôn ở chỗ nào. Như nhà chị đây, toàn mấy mẹ con đàn bà con gái. Bố chị mất cũng hỏa táng ở Văn Điển rồi đặt cốt dưới đấy. Người ta cứ quan niệm là phải chôn xuống đất mới tốt chứ bố chị khi còn sống ông bảo đặt ông lên cao để ông còn nhìn thấy các con các cháu. Theo chị, đó là quan niệm của từng người thôi”
Nguồn: Phỏng vấn chị Võ Hoàng Trang, Giáp Nhất
Dù hình thức tổ chức đã giản tiện đi nhiều nhưng đối với những người trung và cao tuổi ở Nhân Chính thì họ vẫn giữ được cái nghĩ và cách làm truyền thống. Còn ngược lại, những người trẻ tuổi lại có quan niệm thoáng hơn trong các nghi lễ
66
này. Mặc dù vậy, quan niệm truyền thống về tang ma vẫn là nghi lễ trọng đại và được người dân thực hiện rất chu đáo. Tình làng nghĩa xóm được thể hiện rõ nhất khi trong làng trong xóm có người mất. Không giống như những ngày lễ khác phải được gia chủ mời đến tham dự, đám tang từ xưa đến nay những người quen biết đều tự đến để chia buồn cùng gia chủ và cũng là việc làm nghĩa tình cuối cùng với người hàng xóm. Vì thế không ai bảo ai, nghe tin trong làng trong xóm có người quen nào hai năm mươi thì mọi người đều đến chia buồn cùng gia chủ. Thiết nghĩ, trong thời đại công nghiệp hóa hối hả như hiện nay, người dân vẫn giữ được những tình cảm rất nhân văn, rất “người” như vậy là điều đáng quý, đáng trân trọng.