6. Cấu trúc luận văn
2.2.3.2. Những thay đổi trong việc thờ cúng tổ tiên ngày nay
Trước đây, do kiến trúc của ngôi nhà truyền thống của vùng đồng bằng Bắc bộ thường là nhà ba gian hai trái thì gian chính giữa được xem là nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà nên được làm nơi thờ tự. Ban thờ gia tiên được kê ngay chính giữa hướng nhìn ra cửa chính. Ngay nay, những ngôi nhà truyền thống đó dần dần
55
bị mất đi, thay vào đó là những ngôi nhà mái bằng được xây dựng theo lối nhà ống. Dạo quanh một vòng trong làng thấy chủ yếu hiện nay các ngôi nhà đều được xây dựng lại. Nhà nào có điều kiện thì xây 4 – 5 tầng khang trang, nhà nào không có điều kiện thì cũng đổ mái bằng. Vì vậy, nơi thờ tự cũng có sự thay đổi đáng kể. Thường thì theo quan niệm truyền thống, mỗi khi xây nhà, chủ nhà rất chú trọng việc xem hướng nhà, hướng bếp và hướng đặt ban thờ sao cho hợp với tuổi của gia chủ. Hiện nay, quan niệm nay cũng vẫn được duy trì ở Nhân Chính. Với những ngôi nhà cao tầng thường gia chủ đặt ban thờ trên tầng cao nhất của ngôi nhà để tạo sự tôn nghiêm, kín đáo. Còn nếu không thì gia chủ cũng chọn một nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà của mình để lập ban thờ.
“Hiện giờ ở làng ít nhà còn giữ được kiểu nhà truyền thống lắm. Nhà nào cũng xây dựng 2 – 3 tầng. Như nhà bác đây, hai vợ chồng già cả rồi mà cũng vẫn đặt phòng thờ trên tầng 3. Nhiều lúc leo lên leo xuống cũng mệt nhưng cũng không muốn mang xuống tầng 1. Nơi thờ cúng phải là nơi sáng sủa, cao ráo chứ con cháu ở trên là phải tội.”
Nguồn: Phỏng vấn bác Nguyễn Thị Chung – 227b phố Quan Nhân
“Chú là trưởng họ nên đất đai các cụ để lại rộng rãi. Chú xây riêng một khu làm nơi thờ tự riêng. Cháu xem, nhà xây theo đúng kiểu truyền thống lớp ngói âm dương nhé. Nhà chú thì ở bên phải, bên cạnh là nhà chú em. Giờ trong làng ít nhà còn giữ được đất đai như nhà chú lắm.”
Nguồn: Phỏng vấn chú Thanh – 40 phố Chính Kinh
“ Nhà cô đặt phòng thờ trên tầng 3, để nguyên một gian làm phòng thờ. Chú nhà cô là cháu đích tôn, nên chăm lo đến việc thờ cúng ông bà lắm. Cháu lên thăm quan xem gian thờ nhà cô có đẹp không. Cô mới sắm bộ đỉnh mấy chục triệu đấy...”.
56
Ngày nay, việc thờ cúng tổ tiên cũng vẫn được người dân duy trì nhưng dường như có sự phân chia việc thờ cúng trong các thành viên gia đình: thường thì việc chăm lo hương khói cho tổ tiên được người đàn ông và người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình (tạm gọi là ông bà hoặc bố mẹ) đảm nhiệm còn các con cháu do nhiều điều kiện khác nhau nên cũng không mấy khi chú ý đến việc này.
“Gia đình bác thì vẫn thắp hương cúng gia tiên vào các ngày Rằm, mồng Một hàng tháng nhưng chủ yếu việc này toàn do bác đảm nhiệm. Về hưu rồi nên cũng rảnh rỗi còn chú ý được đến ngày âm ngày dương chứ như bọn trẻ nhà bác chúng đi làm từ sáng đến tối. Về đến nhà có khi chỉ kịp nhìn nhau được một lúc rồi ai lại về phòng người nấy thì chúng làm gì có thời gian cũng lễ...”
Nguồn: Phỏng vấn bác Hoàng Thị Thủy – 228 phố Quan Nhân
“Tôi có 2 đứa con nhưng chúng không ở đây nữa, đứa nào cũng có nhà riêng ở trên phố rồi nên việc thờ cúng tổ tiên đều do hai vợ chồng già này làm chứ làm gì còn ai. Chỉ có giỗ chạp chúng nó mới về thắp hương ông bà tổ tiên thôi.”
Nguồn: Phỏng vấn bác Nguyễn Thị Chung – số 227b Quan Nhân
“Mình ít khi thắp hương ở nhà lắm nên đến hôm vừa rồi đi xem bói thì thấy bảo không soi được vì mình không hay hương khói thờ cúng... Nghe cũng hơi chột dạ.”
Nguồn: Phỏng vấn bạn Phạm Quỳnh Nga – 55 tổ 3 Giáp Nhất
Việc thờ cúng hiện nay cũng được đơn giản hơn nhiều so với trước. Phần lớn những người được hỏi họ đều có chung quan niệm là việc thờ cúng ông bà tổ tiên là bổn phận và trách nhiệm của con cháu. Tuy nhiên ngày nay, ai ai cũng có những mối quan tâm và công việc bận rộn nên việc thờ cúng cũng được giản tiện đi nhiều. Thường thì vào những ngày rằm, mùng một hàng tháng, người dân vẫn có thói quen dâng hương hoa, trái cây cúng tổ tiên, sau thì con cháu thụ lộc.
57
Ngày giỗ trong các gia đình vẫn là ngày để con cháu tụ họp đông đủ, ăn với nhau bữa cơm. Vào ngày này, con cháu có mặt từ sáng sớm để tự tay làm những món ăn truyền thống dâng cúng tổ tiên. Việc làm này không những có ý nghĩa mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình được xích lại gần nhau hơn, có dịp chuyện trò ôn lại những kỷ niệm. Tuy nhiên cũng có thể vì thời gian không cho phép cũng như điều kiện nhà cửa chật chội nên cũng có gia đình đặt sẵn cỗ của những nhà chuyên nấu cỗ trong làng. Đến lúc cúng thì đặt lên thôi.
Nhân Chính là quê ngoại của tôi nên từ nhỏ tôi đã sống và tham gia nhiều các hoạt động cúng giỗ ở nhà bà ngoại. Bà ngoại tôi là dâu trưởng. Ông ngoại thì mất lâu rồi nên việc thờ cúng, giỗ chạp trong gia đình đều do một mình bà đảm nhiệm. Một năm nhà bà tôi phải có đến hơn chục đám giỗ. Tôi nhớ lúc tôi còn nhỏ, vào những ngày có giỗ bà tôi và mẹ tôi dậy rất sớm để đi mua sắm thực phẩm làm cơm cúng. Mọi người cùng nhau chuẩn bị tuy rất mệt nhưng lại rất vui. Giờ thì có những đám giỗ mẹ tôi cùng mợ vẫn tự làm. Lần nào mời họ hàng đông thì mợ tôi đều đặt cỗ. Trong làng có mấy gia đình nấu cỗ cũng rất ngon. Họ thường chế biến sẵn rồi mang đến nhà mình làm nóng lại. Như vậy cũng tiện vì mẹ tôi và mợ cũng có tuổi rồi, chúng tôi lại bận việc nên không có nhiều thời gian chuẩn bị... Tôi thấy nhiều gia đình trong làng cũng làm như vậy.
Nguồn: Trích nhật ký điền dã của tác giả ngày 03/04/2013
Ngoài sự thay đổi trong việc tổ chức cúng giỗ, thành phần tham gia cũng được giảm thiểu đi nhiều. Nếu như trước đây, mỗi khi gia đình có giỗ thì ngoài con cháu trong dòng tộc, gia đình người làng còn có thói quen mời những gia đình hàng xóm xung quanh đến dự. Điều này thể hiện mối quan hệ làng xóm thân tình “tối lửa tắt đèn có nhau”. Tuy nhiên, ngày nay việc này không còn tồn tại phổ biến. Giỗ chạp thường chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình mà thôi.
Tiểu kết chƣơng 2
Là một vùng có nhiều di tích lịch sử cùng với những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, Nhân Chính ngày nay vẫn bảo tồn và phát huy được những báu vật
58
của mình. Trong chương 2 này, ta có thể nhận thấy sự chuyển biến khá mạnh mẽ trong tâm lý cũng như nếp sống của người dân trước hoàn cảnh xã hội mới. Một mặt người dân vẫn duy trì được những giá trị truyền thống, mặt khác tiếp thu những nét văn hóa ngoại lai vào cuộc sống của mình. Những tín ngưỡng cổ truyền vẫn được phần đông người trung niên và cao tuổi gìn giữ. Lớp con cháu kế cận dường như không mặn mà nhiều đến những giá trị truyền thống. Đó âu cũng là hệ quả của quá trình biến đổi xã hội. Bên cạnh đó, một bộ phân dân cư Nhân Chính vẫn còn giữ những hủ tục, vẫn còn tin vào những chuyện mang tính chất mê tín khiến cho những phong tục tín ngưỡng vốn tốt đẹp bị nhuốm màu vật chất.
59
CHƢƠNG 3
PHONG TỤC, TẬP QUÁN 3.1. Hôn nhân, tang ma
3.1.1. Hôn nhân
Làng xã Việt Nam xưa có một đặc điểm là tính cố kết cộng đồng. Mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng, kể cả việc hôn nhân vẫn được xem là việc cá nhân của mỗi người. Từ xa xưa, phong tục kết hôn ở vùng Mọc cũng có nhiều điểm chung với nghi lễ truyền thống của người Việt. Các cụ trước đây chọn lựa con dâu, con rể rất kỹ càng. Các gia đình có con đến tuổi dựng vợ gả chồng thường chọn con nhà nề nếp, môn đăng hộ đối, tốt nết tốt nái, đối tuổi hợp nhau. Khi tất cả các điều kiện đều đáp ứng đầy đủ thì nhà trai sẽ đem cơi trầu sang dạm hỏi. Được nhà gái chấp thuận thì đôi trẻ sẽ chuẩn bị cho ngày cưới. Thường thì lễ vật nhà gái thách cưới gồm: 100 bánh dầy, 100 bánh cốm, 100 gói nem, một chóe rượu trắng, buồng cau tươi, 20 hộp chè, kèm theo vòng, nhẫn và một số đồ trang sức khác. Trong ngày cưới, ở nhà trai có tế tơ hồng cầu khấn ông tơ bà nguyệt phù hộ cho đôi trai gái được nhân duyên bền chặt. Ở nhà gái thì có tục chăng dây đóng cổng. Người ta quan niệm đám cưới nào có càng nhiều trẻ em chăng dây đẹp thì càng có nhiều phúc lộc. Trước đây, trai gái không tự do tìm hiểu yêu đương như bây giờ mà thường thông qua các bà mối. Nếu tất cả các điều kiện đều được đáp ứng đầy đủ thì hai bên gia đình sẽ tổ chức lễ cưới theo đúng truyền thống.
Ngày nay, người dân Nhân Chính có cái nhìn tiến bộ và tích cực hơn về hôn nhân gia đình. Trong những người được hỏi thì phần lớn đều có quan niệm yêu đương, kết hôn là việc của hai người, cha mẹ chỉ là người định hướng cho con cái. Tuy nhiên, những quan niệm truyền thống như xem ngày giờ tổ chức, xem tuổi cô dâu, chú rể... vẫn được người dân coi trọng. Với tâm lý “có kiêng có lành” của đại bộ phận người dân thì vào những ngày trọng đại như cưới xin không thể thiếu việc nhờ thầy xem xét cho kỹ càng.
60
“Yêu ai là kệ chúng nó chứ, bố mẹ có can thiệp chúng nó cũng có nghe đâu. Thôi thì xã hội thay đổi rồi. Chúng nó tự lựa chọn thì sướng khổ chúng nó tự chịu”
Nguồn: Phỏng vấn chú Vũ Minh Thắng, Tổ trưởng Tổ 1, khu Đình, phố Chính Kinh
“Trước anh chị cưới bố mẹ vợ cũng phản đối đấy, vì các cụ bảo không hợp tuổi, lấy nhau về lại khổ. Nhưng mình cứ quyết tâm lấy thì trời không chịu đất thì đất phải chịu trời thôi”.
Nguồn: Phỏng vấn anh Nguyễn Trọng Toàn - 9/26, tổ 2, Giáp Nhất
“Nói chung theo bác lấy vợ lấy chồng cũng phải xem xét cho cẩn thận. Chuyện cả đời người không thể tùy tiện được. Những cái cơ bản mà mình chấp nhận được thì cũng được rồi.
Nguồn: Phỏng vấn bác Viên Thị Đông – số 2ª, tổ 2, Giáp Nhất
Hiện nay, cách thức tổ chức cưới hỏi ở Nhân Chính cũng có sự thay đổi so với trước đây. Nghe bà tôi kể lại, ngày trước do tình làng nghĩa xóm bền chặt, hễ nhà ai có việc chỉ cần nhờ một tiếng trước là đến hôm đó hàng xóm láng giềng sang giúp đỡ. Trước đây, mỗi khi có đám cưới, họ hàng, bạn bè, hàng xóm thường sang từ ngày hôm trước để giúp dựng rạp, chuẩn bị cho hôn lễ. Thường tối hôm trước ngày cử hành hôn lễ anh em xóm giềng đến chia vui với gia chủ và cô dâu, chú rể. Họ đến uống chén nước, ăn cái bánh cái kẹo và nói chuyện rôm rả, vui vẻ lắm.
Ngày nay, mặc dù cuộc sống có nhiều đổi thay, tuy nhiên, với bộ phận dân gốc Nhân Chính, quan hệ láng giếng vẫn chặt chẽ dù không được khăng khít như xưa. Trong số những người tham gia điều tra là người dân gốc trong vùng, họ vẫn muốn gìn giữ những thói quen từ xưa để lại. Họ vẫn có quan niệm, tổ chức đám cưới tại nhà vừa ấm cúng lại tiết kiệm. Mặc dù có mong muốn như vậy, nhưng hiện nay trên địa bàn phường, những hộ gia đình có điều kiện sân nhà rộng rãi để tiến hành tổ chức tại gia không nhiều. Theo số liệu thống kê từ phiếu điều tra trên địa bàn phường cho thấy, 67,3% số người được hỏi đều cho rằng tổ chức ở nhà hàng, khách sạn hoặc thuê địa điểm như hội trường, nhà văn hóa để tổ chức tiệc cưới tiện hơn, chỉ có 32,7% thì có điều kiện tổ chức ở nhà.
61
TT Hình thức tổ chức Phần trăm
1 Tại nhà hàng, khách sạn 67,3%
2 Tại nhà riêng 32,7%
Tổng 100%
Bảng 3.1 Hình thức tổ chức cưới hỏi tại Nhân Chính hiện nay
Hình thức tổ chức cưới hỏi
67,30% 32,70%
Tại khách sạn, nhà hàng Tại nhà riêng
Biểu đồ 1. Hình thức tổ chức cưới hỏi
(Nguồn: Thu thập từ phiếu điều tra)
Cách thức tổ chức cũng có sự khác biệt so với trước đây. Người dân vẫn giữ “tâm lý làng”, chuyện cưới xin như cái “nợ miệng”, nghĩa là mình đi ăn cỗ nhà người ta, đến khi nhà mình có đám thì cũng phải mời lại. Mặc dù một bộ phận cư dân đã có sự thay đổi trong suy nghĩ nhưng nhìn chung cái nếp xưa trong việc ăn uống tổ chức vẫn chưa thể thay đổi được. Đa số các đám cưới vẫn tổ chức tiệc mặn, số lượng mâm tùy vào mỗi gia đình nhưng cũng phải vài chục mâm trở lên. Thành phần tham dự cũng có xu hướng thu hẹp trong địa bàn sinh sống và mở rộng ra các mối quan hệ bên ngoài xã hội như công việc, bạn bè... Thường thì ngoài những người thân trong gia đình, họ hàng, người ta chỉ mời vài người hàng xóm thân thiết, còn lại là khách làm ăn của bố mẹ, con cái và bạn bè của họ. Như vậy có thể thấy, mối quan hệ làng xóm ở Nhân Chính (cả mối quan hệ giữa những người dân gốc và
62
người nhập cư) đang có xu hướng lỏng lẻo dần. Họ chỉ dừng lại ở mối quan hệ xã giao chứ không còn sâu sắc như xưa.
3.1.2. Tang ma
Sinh, lão, bệnh, tử là là quy luật của muôn đời không loại trừ một ai. Chính vì vậy, việc hậu sự của một người được quan niệm là một trong những việc trọng đại của người đó cũng như của gia đình. Với quan niệm truyền thống “nghĩa tử là nghĩa tận” nên từ xưa đến nay, việc tổ chức tang ma cho những người “về nơi chín suối” được tuân thủ rất ngặt nghèo với nhiều nghi thức truyền thống. Theo lời các cụ trong làng kể lại, trong xã hội cũ, việc tổ chức tang lễ cho người mất do hàng giáp chịu trách nhiệm. Các nghi lễ phải được thực hiện lần lượt với nhiều kiêng khem kỹ lưỡng. Theo tập tục truyền thống của vùng, trong gia đình có người mất thì phải báo cho anh em họ hàng đến chịu tang và lo giúp việc. Gia đình đó phải mang chai rượu và 10 quả cau trình với làng để báo tử và xin trai đô tùy. Làng đánh một hồi 3 tiếng mõ tập trung ra điếm bàn việc hộ tang và cắt trai. Thường những người được cắt cử hộ tang gồm 12 trai khỏe là đô tùy, 1 chấp lệnh, 1 chấp hiệu, 2 thể sát. Còn gia đình có người mất, phải lập tức cử người đi nhờ nhà chùa hoặc nhờ thầy số xem ngày, giờ người chết “đi” có phạm vào giờ xấu không, rồi chọn ngày, giờ tốt để mai táng. Khi khâm liệm thì thường là con trai hoặc con gái tắm rửa, thay quần áo cho bố mẹ rồi mới khâm liệm. Trong lúc nhập quan, tuyệt đối những người có tuổi xung và tuổi hợp với người mất phải tránh mặt. Lễ viếng thường được tổ chức tại gia đình. Linh cữu người chết được đặt ngay ở gian nhà giữa, trước đặt ban thờ vong để những người đến viếng thắp hương và nhìn mặt người mất lần cuối trước khi vĩnh biệt về với thế giới bên kia. Người đến viếng là những người thân thiết, họ hàng, bà con xóm giềng. Điều đặc biệt ở chỗ, với quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận”, nên những người đến viếng, dù chỉ có mối quan hệ sơ sơ với người mất họ