5. Bố cục luận văn
3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp
3.4.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Để đánh giá đƣợc chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty, theo công thức (1.1) và số liệu trên các báo cáo tài chính của Công ty từ năm 2008 đến năm 2013 tác giả tập hợp số liệu và tính toán đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.8. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (2008-2013)
TT Năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng lợi nhuận (triệu đồng) 22.542,71 16.082,99 1.755,57 14,18 (9.962,96) 1.552,93 2 Vốn KD trong năm (triệu đồng) 593.460 712.611 804.637 770.293 738.614 695.425 3 Tỷ suất LN trên vốn KD (%) 3,799 2,257 0,218 0,002 -1,349 0,223
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua bảng số liệu của 6 năm nghiên cứu tác giả thấy:
Năm 2008: Với tổng vốn kinh doanh 593.460 triệu đồng thì Công ty đã thu đƣợc 22.542,71 triệu đồng lợi nhuận. Khi đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là 3,799 % tức là 1 đồng vốn bỏ ra Công ty thu đƣợc 0,038 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh có xu hƣớng giảm dần qua các năm từ năm 2009 đến năm 2012. Nguyên nhân tổng vốn kinh doanh của Công ty liên tục tăng qua các năm nhƣng lợi nhuận sau thuế lại giảm mạnh.
Năm 2009: tổng vốn kinh doanh là 712.611 triệu đồng (tăng 119.151 triệu đồng- tƣơng ứng tăng 20,08% so với năm 2008). Lợi nhuận sau thuế giảm 6.459,7 triệu đồng giảm 28,65 %). Do đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh là 2,257 % tức là 1 đồng vốn bỏ ra Công ty thu đƣợc 0,023 đồng lợi nhuận.
Năm 2010: Tổng vốn kinh doanh tăng 92.062 triệu đồng (tăng 12,91 % so với năm 2009). Lợi nhuận giảm mạnh chỉ còn 1.755,57 triệu đồng (giảm 89,1 % so với năm 2009). Nhƣ vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2010 đạt 0,218 %. Tức là 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra Công ty chỉ thu về 0,00218 đồng lợi nhuận.
Năm 2011 và năm 2012 tình hình hoạt động của Công ty thực sự khó khăn, Năm 2012 lợi nhuận sau thuế âm, Công ty kinh doanh không có lãi trong khi nguồn vốn kinh doanh bị thu hẹp so với năm 2010.
Tuy nhiên với nỗ lực tìm kiếm thị trƣờng mới, tiết kiệm chi phí nên lợi nhuận năm 2013 tăng so với năm 2012 đạt 1.552,93 triệu đồng, nhờ đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng lên 0,223 %.
3.4.2.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ với phần vốn cổ phần trong công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của doanh nghiệp trong kỳ, với 100 đồng vốn bỏ ra trong kỳ thì doanh nghiệp đã thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt và ngƣợc lại, nếu chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tiêu này càng thấp thì thể hiện việc sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp chƣa có hiệu quả, khi đó doanh nghiệp cần đƣa ra các biện pháp khắc phục nhƣợc điểm và phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh tốt hơn để nâng cao chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần.
Để đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần của Công ty cổ phần xi măng La Hiên trong 6 năm nghiên cứu, từ các số liệu trong báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xi măng La Hiên từ năm 2008 đến năm 2013 và công thức (1.2) giả tập hợp các số liệu trong bảng 3.8.
Bảng 3.9. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (2008-2013)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng lợi nhuận sau
thuế (triệu đồng) 22.542,71 16.082,99 1.755,57 14,18 -9.962,96 1.552,93 Vốn CP (triệu đồng) 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 Tỷ suất LN trên vốn cổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần của Công ty (2008-2013)
Tác giả nhận thấy tỉ suất lợi nhuận của Công ty liên tục giảm qua các năm từ năm 2008 đến năm 2012. Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất 22.54 % . Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận của Công ty đạt 16,08% giảm 28,7% so với năm 2008. Năm 2010 tỉ suất lợi nhuận giảm mạnh còn 1,76% giảm 89,1% so với năm 2009. Nguyên nhân là do lợi nhuận thực hiện của Công ty liên tục giảm. Năm 2012, Công ty kinh doanh thua lỗ làm cho tỷ suất lợi nhuận -9,96%. Đây là dấu hiệu xấu chứng tỏ việc sử dụng vốn của Công ty trong những năm qua chƣa thực sự hiệu quả. Với sự nỗ lực của toàn Công ty vƣợt qua khó khăn, năm 2013 lợi nhuận đạt 1.552,93 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần đạt 1,55% tăng 84.43% so với năm 2012. Công ty cần phát huy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh trong những năm tiếp theo.
3.4.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sở hữu thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
Để đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần xi măng La Hiên trong 6 năm, tác giả sử dụng công thức (1.3) và tập hợp các số liệu trong bảng sau:
Bảng 3.10. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (2008-2013)
TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1
Tổng lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 22.542,71 16.082,99 1.755,57 14,18 -9.962,96 1.552,93 2 Vốn CSH trong năm (triệu đồng) 108.133,76 109.477,40 108.048,62 96.303,43 99.178,18 97.625,25 3 Tỷ suất LN trên vốn CSH (%) 20,8 14,7 01,6 0,015 (10) 01,6
Sử dụng mô hình Dupont trong phân tích mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu ROE đƣợc triển khai dƣới dạng:
ROE = Lợi nhuận sau thuế /doanh thu thuần x Doanh thu thuần /tổng vốn KD x Tổng vốn KD bình quân /Vốn CSH bình quân x 100%
Nhƣ vậy ROE đƣợc cấu thành bởi 3 yếu tố chính:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần/ tổng vốn kinh doanh (vòng quay toàn bộ vốn): Phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Tổng vốn kinh doanh/ vốn CSH bình quân: phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 3.11. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH theo mô hình Dupont
Năm
Lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần (ROS) Doanh thu thuần/tổng vốn KD bình quân Tổng vốn KD/Vốn CSH
Tỷ suất lợi nhuận /Vốn chủ sở hữu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 2 3 4 5=2*3*4 2008 0,068 0,560 5,488 20,85 2009 0,038 0,591 6,509 14,69 2010 0,004 0,565 7,447 1,62 2011 0,000 0,855 7,999 0,01 2012 -0,015 0,875 7,447 -10,05 2013 0,003 0,840 7,123 1,59
Hình 3.6. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH của Công ty (2008-2013)
Qua bảng phân tích ta thấy:
Năm 2008: Mặc dù trong năm nền kinh tế có nhiều biến đổi lớn, lạm phát cao trung bình 22,97%. Tuy nhiên Công ty đã biết chớp thời cơ để tăng giá bán sản phẩm, giá vốn sản phẩm cũng tăng đạt trên 240 tỷ đồng tăng 25.4% so với năm 2007 nhƣng tỷ lệ tăng của giá vốn thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu. Doanh thu bán hàng năm 2008 đạt 332.471 triệu đồng tăng 37.54% so với năm 2007. Mặt khác, năm 2008 là năm đầu tiên Công ty chuyển đổi hình thức sang loại hình Công ty cổ phần nên đơn vị chủ động trong việc sử dụng một khoản vốn góp lớn từ các cổ đông (100 tỷ đồng). Do đó tiết kiệm đƣợc chi phí lãi vay đem lại lợi nhuận cao. Đây là nguyên nhân chính làm cho Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2008 đạt giá trị cao nhất 20,85% và là dấu hiệu tích cực. Điều đó cho thấy Công ty đã nỗ lực trong việc tiết giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Tuy nhiên chỉ tiêu doanh thu thuần/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tổng vốn kinh doanh bình quân và chỉ tiêu tổng vốn kinh doanh/vốn CSH lại đạt giá trị thấp. Điều đó cho thấy Công ty chƣa sử dụng hiệu quả các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản.
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế /doanh thu có xu hƣớng giảm từ năm 2009 đến năm 2012. Trong khi đó Chỉ tiêu Doanh thu thuần/ tổng vốn kinh doanh và chỉ tiêu tổng vốn kinh doanh /vốn chủ sở hữu lại có xu hƣớng tăng. Nhƣ vậy mặc dù doanh nghiệp bƣớc đầu đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có của mình cũng nhƣ việc sử dụng đòn bẩy tài chính (nguồn vốn vay) để phát triển sản xuất kinh doanh nhƣng do ảnh hƣởng khủng hoảng của nền kinh tế giá cả đầu vào tăng làm tăng giá vốn hàng bán, cung về sản phẩm dƣ thừa làm giảm doanh thu của doanh nghiệp làm cho Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty liên tục giảm từ năm 2009 đến năm 2012. Trong thời gian tới Công ty cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí từ việc tận dụng các nguồn lực sẵn có, tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp mình.