5. Bố cục luận văn
3.3.2. Tình hình lao động của Công ty
Lực lƣợng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp. Cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động và đặc điểm công nghệ, mức độ hiện đại hoá sản xuất của doanh nghiệp. Chất lƣợng lao động đƣợc thể hiện qua kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD. Vì vậy, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn lao động, trong những năm qua Công ty cổ phần xi măng La Hiên luôn coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng lao động hợp lý nhằm mục đích đem lại năng suất lao động cao nhất, tạo điều kiện cho lao động trong Công ty phát huy hết khả năng của mình để xây dựng Công ty ngày càng phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.3. Tình hình lao động của Công ty tính đến thời điểm 31/12 từ năm 2008 đến năm 2013
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lƣợng Cơ cấu % Số lƣợng Cơ cấu % Số lƣợng Cơ cấu % Số lƣợng Cơ cấu % Số lƣợng Cơ cấu % Số lƣợng Cơ cấu %
I. Phân theo giới tính 951 100 912 100 895 100 849 100 802 100 769 100
1. Nam 691 72,66 682 74,78 678 75,75 667 78,56 622 77,56 598 78
2. Nữ 260 27,34 230 25,22 217 24,25 182 21,44 180 22,44 171 22
II. Phân theo trình độ 951 100 912 100 895 100 849 100 802 100 769 100
1. Đại học, Cao đẳng 174 18,3 182 20,0 185 20,7 189 22,3 193 21,8 175 22
2. Trung cấp 83 8,7 85 9,3 88 9,8 92 10,8 96 11,8 60 8
3. Công nhân bậc 3-7 671 70,6 624 68,4 603 67,4 550 64,8 495 64,1 523 69
4. Lao động phổ thông 23 2,42 21 2,30 19 2,12 18 2,12 18 2,24 11 1
III. Cơ cấu tổ chức lao động 951 100,00 912 100 895 100 849 100 802 100 769 100
1. Cán bộ quản lý 98 10,30 93 10,20 93 10,39 89 10,48 77 9,60 62 8
2. Công nhân kỹ thuật 771 81,07 742 81,36 730 81,56 707 83,27 668 83,29 649 84
3. Lao động phổ thông 82 8,62 77 8,44 72 8,04 53 6,24 57 7,11 58 8
(Nguồn: Phòng Lao động- Tiền lương - Công ty cổ phẩn xi măng La Hiên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.1: Tình hình lao động phân theo trình độ (2008-2013)
Hình 3.2: Tình hình lao động phân theo cơ cấu tổ chức (2008-2013)
Xét theo giới tính: Do đặc thù của Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, công việc mang tính chất nặng nhọc nên phù hợp với lao động là nam giới. Điều này thể hiện rất rõ qua cơ cấu về giới trong Công ty. Trong 6 năm (2008-2013) lực lƣợng lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn (trên 70%) so với lao động nữ.
Xét theo trình độ chuyên môn: Qua bảng trên cho thấy lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp liên tục tăng qua các năm từ năm 2008 đến năm 2012. Nếu năm 2008 là 257 lao động chiếm 27 % thì năm 2009 tăng lên 10 ngƣời, tƣơng ứng tăng 3.89 % so với năm 2008. Đến năm 2012, đội ngũ lao động này là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
289 ngƣời (tăng 8 lao động - tƣơng ứng tăng 2.85 % so với năm 2011. Trong khi đó lao động công nhân bậc 3-7 và lao động phổ thông lại có xu hƣớng giảm. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng đến việc bồi dƣỡng đào tạo phát triền nguồn nhân lực có chất lƣợng.
Tuy nhiên, năm 2013 số lƣợng lao động có trình độ đại học, cao đẳng chỉ còn 175 ngƣời giảm 18 ngƣời (giảm 9,33 % so với năm 2012). Nguyên nhân số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyển sang các Công ty khác.
Xét theo cơ cấu tổ chức lao động: Công ty luôn chú trọng công tác tổ chức lại bộ máy quản lý nhân sự tinh gọn và hiệu quả. Điều này thể hiện số lao động là cán bộ quản lý tại các phòng ban, phân xƣởng giảm dần qua các năm. Năm 2008 lao động quản lý là 98 ngƣời chiếm 10.3 % trong tổng cơ cấu lao động thì năm 2013 là 62 ngƣời (giảm 15 ngƣời - tƣơng ứng giảm 19,48 % so với năm 2012). Công nhân có trình độ kỹ thuật tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh lại có xu hƣớng tăng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổ chức lao động của Công ty (chiếm trên 80%). Số lƣợng công nhân lao động phổ thông và phục vụ không có trình độ giảm dần và chiếm tỷ trọng thấp.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy lao động của Công ty có giảm dần về mặt số lƣợng qua các năm để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Chất lƣợng lao động lại không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao cả về chuyên môn lẫn tay nghề nhằm đáp ứng môi trƣờng kinh doanh ngày càng khó khăn. Tuy nhiên thời gian tới Công ty cần xem xét lại nguyên nhân của việc một số lƣợng lớn lao động có trình độ cao xin nghỉ làm tại đơn vị chuyển sang các đơn vị khác.
3.3.3. Cơ cấu sản phẩm và sản lượng tiêu thụ của Công ty (2008-2013)
Sản phẩm chính của Công ty cung cấp trên thị trƣờng chủ yếu là clinker, xi măng PCB 30, PCB 40. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO: 9001-2008 vào sản xuất giúp cho sản phẩm của Công ty ngày càng chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng. Điều đó chứng minh qua doanh số bán hàng ngày càng tăng và không ngừng lớn mạnh qua các năm. Sản lƣợng sản phẩm tiêu thụ của Công ty luôn giữ đƣợc ổn định, giành đƣợc vị thế vững chắc trên thị trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.4: Cơ cấu sản phẩm và sản lƣợng tiêu thụ của Công ty (2008-2013)
Năm
Sản phẩm tiêu thụ (Tấn/ năm)
Xi măng PCB 30 Xi măng PCB 40 Clinhker
Tổng cộng Tỉ lệ cơ cấu SP % Sản lƣợng Tỉ lệ cơ cấu SP % Sản lƣợng Tỉ lệ cơ cấu SP % Sản lƣợng Tỉ lệ cơ cấu SP % 2008 400.837 88,89 25.120 5,57 24.987 5,54 450.944 100 2009 483.300 87,79 45.078 8,19 22.137 4,02 550.515 100 2010 500.334 81,63 95.221 15,54 17.365 2,83 612.920 100 2011 495.923 66,90 234.041 31,57 11.335 1,53 741.299 100 2012 423.111 58,45 295.454 40,81 5.380 0,74 723.945 100 2013 380.892 59,49 196.637 30,71 62.768 9,80 640.297 100 So sánh +/- % (+/-) +/- % (+/-) +/- % (+/-) +/- % (+/-) 2009/2008 + 82.463 + 20,57 + 19.958 + 79,45 - 2.849 - 11,40 + 99.571 + 22 2010/2009 + 17.035 + 3,52 + 50.142 + 111,23 - 4.773 - 21,6 + 62.404 + 11,34 2011/2010 - 4.411 - 0,88 + 138.820 + 145,79 - 6.030 - 34,7 +128.380 + 20,95 2012/2011 - 72.812 - 14,68 + 61.414 + 26,24 - 5.955 - 52,5 - 17.354 - 2,34 2013/2012 - 42.219 - 9,98 - 98.817 - 33,45 + 57.388 + 1.066,8 - 83.649 - 11,55
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng La Hiên từ năm 2008 đến năm 2013)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty (2008-2013)
Qua bảng số liệu ta thấy, sản lƣợng tiêu thụ của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm 2008- 2011.Năm 2008, tổng sản lƣợng tiêu thụ của Công ty đạt 450.944 triệu tấn, đến năm 2009 tăng lên 550.515 triệu tấn, tăng về số tuyệt đối là 99.571 triệu tấn (tƣơng đối tăng 22%). Năm 2010 sản lƣợng tiêu thụ tăng 11.34 % so với năm 2009. Năm 2011 sản lƣợng tiêu thụ tăng mạnh 128.380 triệu tấn (tƣơng ứng tăng 20,95 % so với năm 2010).
Tuy nhiên năm 2012, 2013 Công ty không hoàn thành kế hoạch sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ. Nguyên nhân do nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn đặc biệt là ngành sản xuất xi măng. Nguồn cung xi măng trong nƣớc dƣ thừa cùng với việc thị trƣờng ngày càng xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh làm cho sản lƣợng tiêu thụ của Công ty liên tục giảm. Cụ thể năm 2012 sản lƣợng tiêu thụ giảm 17.354 triệu tấn (tƣơng ứng giảm 2,34 % so với năm 2011). Năm 2013 sản lƣợng tiêu thụ của Công ty giảm mạnh đạt 83.649 triệu tấn (tƣơng ứng giảm 11,55 % so với năm 2012).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Về cơ cấu sản phẩm, sản lƣợng tiêu thụ xi măng PCB 30 năm 2009, năm 2010 tăng mạnh. Năm 2009 sản lƣợng tiêu thụ của xi măng PCB 30 tăng 20,57 % so với năm 2008. Năm 2010 sản lƣợng tiêu thụ tăng 3,52 % so với năm 2009. Tuy nhiên, sản lƣợng tiêu thụ xi măng PCB 30 lại có xu hƣớng giảm dần từ năm 2011.
Ngƣợc lại xi măng PCB 40 ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng hơn. Điều đó thể hiện sản lƣợng tiêu thụ liên tục tăng. Năm 2011 sản lƣợng tăng mạnh đạt 234.041 triệu tấn (tăng 145,79 % so với năm 2010). Năm 2012 sản lƣợng tăng 61.414 triệu tấn (tăng 26,24 % so với năm 2012). Năm 2013 sản lƣợng tiêu thụ giảm do tổng sản lƣợng tiêu thụ của toàn Công ty đều giảm không đạt kế hoạch đề ra.
Sản phẩm Clinker chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng cơ cấu sản phẩm của toàn Công ty. Sản lƣợng tiêu thụ liên tục giảm từ năm 2008 đến năm 2012. Nhƣng sang năm 2013 sản lƣợng tiêu thụ lại tăng vọt đạt 62.768 triệu tấn (tƣơng ứng tăng 1.066,8 % so với năm 2012). Nguyên nhân là do Công ty mạnh dạn chuyển hƣớng tiêu thụ Clinker sang thị trƣờng Indonesia và Bangladesh. Bởi đây là 2 trong số thị trƣờng nhập khẩu lƣợng lớn xi măng và Clinker của Việt Nam, chiếm trên 12% sản lƣợng xuất khẩu nƣớc ta.
3.3.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2008-2013
Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu ở khu vực phía Bắc bao gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Nội, Vĩnh Phúc.... và các đơn vị trong tập đoàn Công ty Than - Khoáng sản Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.5. Thị phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty (2008-2013)
ĐVT: tấn
STT Tên thị phần
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
SL tiêu thụ % SL tiêu thụ % SL tiêu thụ % SL tiêu thụ % SL tiêu thụ % SL tiêu thụ % 1 Thái nguyên 250.225,40 55,56 312.323,10 56,73 342.607,31 55,90 347.128,32 46,83 285.350,09 39,42 291.570,68 45,54 2 Vĩnh Phúc 22.463,15 4,99 34.512,90 6,27 41.496,76 6,77 69.570,02 9,38 113.390,55 15,66 84.131,35 13,14 3 Hà nội 32.219,61 7,15 33.516,21 6,09 34.017,83 5,55 73.505,48 9,92 101.415,58 14,01 29.110,70 4,55 4 Bắc cạn 26.447,21 5,87 35.421,35 6,43 38.128,60 6,22 45.311,08 6,11 32.028,07 4,42 17.732,32 2,77 5 Lạng Sơn 14.986,33 3,33 25.219,60 4,58 27.979,46 4,56 28.952,31 3,91 33.342,07 4,61 30.951,85 4,83 6 Tuyên Quang 36.791,47 8,17 29.226,03 5,31 44.647,90 7,28 39.444,62 5,32 24.942,01 3,45 3.337,00 0,52 7 Bắc Ninh 14.678,21 3,26 9.548,70 1,73 6.871,09 1,12 18.987,80 2,56 18.764,00 2,59 8.348,37 1,30 8 Cao Bằng, Lào Cai 11.652,21 2,59 26.478,35 4,81 31.639,00 5,16 33.702,48 4,55 12.824,00 1,77 21.312,36 3,33 9 Bắc Giang 9.586,98 2,13 6.750,00 1,23 3.000,00 0,49 13.344,95 1,80 31.671,38 4,37 35.847,74 5,60 10 XM bột + Clinker 31.303,82 6,95 37.519,25 6,82 42.531,74 6,94 71.352,23 9,63 70.217,49 9,70 117.954,36 18,42 Tổng cộng 450.354,37 100 550.515,49 100 612.919,69 100 741.299,29 100 723.945,24 100 640.296,73 100
(Nguồn: Phòng Kinh doanh thị trường- Công ty cổ phần xi măng La Hiên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng số liệu cho thấy thị phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại các thị trƣờng nhƣ Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn. Tại thị trƣờng Thái Nguyên, sản lƣợng tiêu thụ chiếm trên 40%. Năm 2008, sản lƣợng tiêu thụ là 250.225,4 triệu tấn chiếm 55,56 % thị phần tiêu thụ toàn Công ty. Sản lƣợng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tăng qua các năm từ năm 2008-2011. Năm 2009 tăng 62.097,7 triệu tấn tƣơng ứng thị phần tăng 1,17 % so với năm 2008. Năm 2010 tăng 30.284,21 triệu tấn. Năm 2011 tăng 4.521,01 triệu tấn. Tuy nhiên, năm 2012 sản lƣợng tiêu thụ giảm sút còn 285.350,09 triệu tấn (tƣơng ứng sản lƣợng tiêu thụ giảm 17,8% ). Nguyên nhân do trên địa bàn có sự xuất hiện của 2 nhà máy xi măng Quang Sơn và xi măng Quán Triều bắt đầu đi vào hoạt động với dây chuyền sản xuất đồng bộ hiện đại, sản phẩm đồng loạt tung ra thị trƣờng làm cho thị phần tiêu thụ của Công ty giảm.
Tƣơng tự, thị trƣờng tại các thành phố Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang sản lƣợng tiêu thụ qua các năm liên tục tăng. Do đây là những thị trƣờng có vị trí gần, chi phí vận chuyển thấp, có nhiều thuận lợi cho Công ty trong việc chiếm lĩnh thị trƣờng.
Thị phần tiêu thụ tại thị trƣờng Tuyên Quang chiếm tỷ trọng cao trong các năm 2008 đến năm 2011 nhƣng lại có xu hƣớng giảm mạnh từ năm 2012. Năm 2013 sản lƣợng tiêu thụ giảm 21.605,01 triệu tấn tƣơng ứng thị phần năm 2013 giảm 84,93 % so với năm 2012. Nguyên nhân do sản phẩm của Công ty ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt với thƣơng hiệu xi măng của địa phƣơng.
Đối với các thị trƣờng Cao Bằng, Lào Cai… thị phần tiêu thụ xi măng của Công ty qua các năm chƣa cao và ổn định. Do đây là những thị trƣờng xa gây khó khăn trong công tác tiêu thụ, nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng, chi phí vận chuyển cao.
3.4. Phân tích hiệu quả SXKD của Công ty giai đoạn 2008-2013
3.4.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty.
3.4.1.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lƣợng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Vì vậy phân tích giá thành sản phẩm là xác định nguyên nhân và các nhân tố làm ảnh hƣởng đến việc tăng, giảm giá thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sản phẩm so với kế hoạch. Từ đó giúp các nhà quản trị có thể đƣa ra các quyết định kịp thời, đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm.
Thực tế tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên, sản phẩm chính là xi măng bao. Đây là sản phẩm cuối cùng trải qua nhiều giai đoạn sản xuất. Vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự biến động của từng khoản mục chi phí cấu thành lên giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng nhằm đƣa ra những kết luận chính xác về trình độ quản lý của Công ty.
Để có thể đánh giá đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới giá thành sản phẩm, tác giả phân tích các số liệu thể hiện qua bảng biểu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp chi phí cấu thành lên giá thành sản phẩm xi măng bao (2008-2013)
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
I Tổng SL sản xuất (tấn) 426.024 528.432 595.573 729.989 718.581 577.539 II Chi phí (nghìn đồng) Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv Tổng Z Zđv 1 Chi phí nguyên nhiên liệu 122.567.054 287,7 194.970.793 369,0 199.619.326 335 302.868.393 415 327.991.702 456 269.495.705 467 2 Chi phí động lực 33.136.348 77,8 43.085.210 81,5 57.266.194 96 73.022.042 100 83.844.923 117 76.411.311 132 3 Chi phí tiền lƣơng 26.655.562 62,6 32.260.268 61,0 28.693.744 48 29.931.649 41 31.505.821 44 35.085.113 61 4 Trích trƣớc sửa chữa TSCĐ 354.022 0,8 608.782 1,2 582.651 0,98 475.680 0,65 354.093 0,49 2.290.988 3,97 5 Khấu hao TSCĐ 37.399.747 87,8 37.097.545 70,2 31.509.918 53 47.566.941 65 43.682.519 61 39.029.580 68 6 Chi phí khác 3.020.038 7,1 3.046.147 5,8 3.108.042 5,22 4.364.312 5,98 4.554.632 6,34 3.949.095 6,84 Tổng cộng 223.132.771 524 311.068.744 589 320.779.875 539 458.229.017 628 491.933.691 685 426.261.791 738
(Nguồn: Phòng Kế toán -Thống kê- Tài chính- Công ty cổ phần xi măng La Hiên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua bảng phân tích tác giả nhận thấy tổng chi phí cấu thành lên giá thành sản phẩm xi măng bao của Công ty tăng dần qua các năm làm cho giá thành đơn vị sản phẩm cũng tăng theo. Tổng chi phí sản xuất tăng do ảnh hƣởng bởi các nhân tố sau:
Chi phí nguyên, nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất xi măng. Nguyên vật liệu sản xuất xi măng chủ yếu là đá vôi, đất sét, quặng