0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN (Trang 96 -96 )

5. Bố cục luận văn

4.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị

Nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị chính là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị Công ty cần tăng cƣờng các giải pháp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tìm tòi, nghiên cứu những bài toán công nghệ, phối liệu phù hợp nhất đối với tình hình hiện tại của đơn vị. Cử đoàn chuyên gia đi tham quan học tập các đơn vị sản xuất xi măng trong nƣớc và nƣớc ngoài để từ đây có cái nhìn mới mẻ hơn trong công tác kỹ thuật công nghệ. Khám phá ra những bí quyết, giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

- Máy móc thiết bị sẽ hao mòn và xuống cấp theo thời gian sử dụng. Bởi thế đội ngũ kỹ sƣ cần phải tìm hiểu thật kỹ càng tính năng của từng chi tiết máy, khả năng làm việc của mỗi thiết bị, từ đó có thể nhìn nhận một cách chính xác và tổng quát nhất chế độ chạy máy, thời gian hoạt động máy, năng suất của thiết bị... Đặc biệt quan trọng hơn là biết đƣợc máy móc, thiết bị bao giờ cần phải bảo dƣỡng, sửa chữa, thay thế. Tránh tình trạng xảy ra sự cố đột xuất, dừng lò không chủ định. Những sự cố hỏng hóc, dừng lò đột xuất có thể thiệt hại hàng nhiều tỷ đồng, ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm, và thị trƣờng tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là phải xây dựng kế hoạch bảo dƣỡng, vận hành, sửa chữa, thay thế phù hợp với tình hình thực tế.

4.2.6. Tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trƣờng là một trong những vấn đề trọng tâm, cấp bách, là mối quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp mà còn của các quốc gia trên thế giới. Quá trình sản xuất là quá trình lâu dài, liên tục nếu không xử lý tốt vấn đề môi trƣờng sẽ làm ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của ngƣời lao động và khu vực dân cƣ sống xung quanh. Vì vậy, công ty cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

Thứ nhất: Duy trì hoạt động hiệu quả của các lọc bụi tay áo, lọc bụi tĩnh điện, đảm bảo nồng độ bụi thải ra môi trƣờng thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (giới hạn TCVN 7365 - 2003). Bê tông hóa các tuyến đƣờng vận chuyển nguyên, nhiên liệu, sản phẩm; Nâng tỷ lệ trồng cây xanh trong khuân viên nhà máy và khu vực xung quanh tạo môi trƣờng xanh sạch.

Thứ hai: Hệ thống sử lý nƣớc thải phải đƣợc duy trì hoạt động ổn định, nƣớc thải sau xử lý thải ra môi trƣờng phải đạt tiêu chuẩn cho phép. Nƣớc thải sản xuất (nƣớc làm mát thiết bị) phải đƣợc đƣa vào bể lắng và sử dụng tuần hoàn. Công ty

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nên áp dụng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, nƣớc thải sinh hoạt phải đƣợc xử lý qua hệ thống bể tự hoại.

Thứ ba: Đối với chất thải sinh hoạt cần đƣợc bố trí các thùng rác trong khu vực phân xƣởng sản xuất, các tuyến hành lang vận chuyển. Đối với chất thải rắn chủ yếu là sắt thép, gạch chịu lửa, bao bì ...cần đƣợc tập trung thu gom bán thanh lý hoặc đƣa ra bãi chứa chất thải rắn của công ty. Các mẫu thí nghiệm nguyên vật liệu, sản phẩm phải đƣợc tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất.

4.2.7. Giải pháp về nâng cao vai trò quản trị doanh nghiệp

Trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh ngày càng có sự cạnh tranh găy gắt về nhiều mặt, vai trò quản trị doanh nghiệp trong công tác hoạch định chiến lƣợc sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện tại, Công ty cổ phần xi măng La Hiên mới chỉ xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trong ngắn hạn (kế hoạch cho từng năm tài chính), chƣa xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh mà chỉ là định hƣớng, giải pháp mang tính chiến lƣợc của Ban lãnh đạo Công ty. Do chƣa thực hiện công tác hoạch định và quản trị chiến lƣợc kinh doanh nên công tác xây dựng kế hoạch của Công ty mang tính chủ quan, bị động và hình thức chỉ có ý nghĩa triển khai tiến độ .Việc làm này ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả của Công ty. Bởi kế hoạch chiến lƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp là định hƣớng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và không phải từ những kỳ vọng mà doanh nghiệp muốn đạt tới mà là xuất phát từ khả năng thực tế của doanh nghiệp. Nó là sự phản ứng của doanh nghiệp đối với hoàn cảnh khách quan bên trong và bên ngoài của hoạt động doanh nghiệp.

Ban lãnh đạo Công ty cần xây dựng các mục tiêu cụ thể, đo lƣờng và định lƣợng đƣợc, phù hợp tình hình thực tế của Công ty. Đánh giá các nhân tố bên ngoài ảnh hƣởng tác động đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đồng thời đánh giá môi trƣờng nội bộ nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cũng nhƣ các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần xi măng La Hiên hoạt động tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam, hoạt động dƣới sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp. Vì vậy, để Công ty hoạt động có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc.

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty, tác giả xin nêu ra một số kiến nghị nhƣ sau:

4.3.1. Đối với cơ quan nhà nước

4.3.1.1. Hoàn thiện chế độ, chính sách, quy định liên quan đến doanh nghiệp.

Nhà nƣớc cần nhanh chóng hoàn thiện các chế độ, luật pháp để tạo ra một khung pháp lý ổn định cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp;

Chính phủ cũng cần có những chính sách quản lý vĩ mô hiệu quả, nhanh chóng bình ổn nền kinh tế trong nƣớc, giảm lạm phát, giảm lãi suất cho vay, có lộ trình tăng giá than, điện hợp lý tạo tiền đề để các doanh nghiệp phát triển bền vững.

Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đồng đều giữa các khu vực. Hầu hết các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có nguồn nguyên liệu đầu vào lớn, trong khi đó các nhà máy lớn phía Nam lại rất hạn chế. Do đó nguồn cung xi măng ở phía Bắc thì dƣ thừa trong khi miền Nam lại thiếu hụt. Vì vậy, Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ giá để vận chuyển xi măng từ miền Bắc vào miền Nam góp phần mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng hiện nay.

4.3.1.2. Tăng cường chi tiêu công trong xây dựng hạ tầng cơ sở, giao thông nông thôn.

Bộ xây dựng cần phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phƣơng xây dựng chƣơng trình sử dụng các sản phẩm xi măng trong các công trình giao thông nhằm giảm nhập khẩu nhựa đƣờng góp phần tháo gỡ những khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm của ngành xi măng.

4.3.1.3. Hoàn thiện hệ thống thuế theo hướng phù hợp

- Đối với thuế giá trị gia tăng: Cần thu hẹp khoảng cách giữa đối tƣợng nộp thuế khoán và đối tƣợng nộp thuế theo thu nhập. Hạn chế áp dụng thuế khoán tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tới áp dụng chế độ thuế phù hợp hơn nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh theo luật Doanh nghiệp.

- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần sửa đổi, bổ sung quy định về mức thuế TNDN theo hƣớng mở rộng đối tƣợng chịu thuế, đơn giản hóa phƣơng pháp và căn cứ tính thuế. Sửa đổi, bổ sung quy định về chi phí hợp lý làm căn cứ cho việc xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

- Cần có chính sách giảm thuế, giãn nộp thuế đối với doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là ngành xi măng trong giai đoạn hiện nay.

4.3.1.4. Hoàn thiện chính sách về công nghệ

- Ban hành các pháp lệnh tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn thống nhất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng áp dụng vào hoạt động sản xuất theo từng lĩnh vực cụ thể.

- Khuyến khích các hợp đồng thuê, mua bán trả góp tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận máy móc, thiết bị, dây chuyền hiện đại.

4.3.2. Đối với tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - Vinacomin

- Tập đoàn cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, mô hình của từng đơn vị theo nguyên tắc giảm bớt đầu mối, hạn chế cạnh tranh nội bộ.

- Giao quyền hạn tối đa cho các thành viên trong Tập đoàn. Các công ty thành viên đƣợc quyền quyết định giá bán và cơ chế khuyến mại phù hợp với tình hình thị trƣờng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận đƣợc giao, tránh can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của từng đơn vị, giao kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sát với khả năng của từng đơn vị và thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra và đánh giá hoạt động của các thành viên trong Tổng công ty.

4.3.3. Kiến nghị đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên

Thứ nhất, công tác nhân sự: Tiếp tục cơ cấu, sắp xếp lại nhân sự đảm bảo đem lại hiệu quả tối qua trong các hoạt động của từng cá nhân, từng bộ phận trong Công ty. Tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ thợ vận hành để tránh việc vận hành không đúng quy trình gây hƣ hỏng máy móc thiết bị và chi phí khắc phục sự cố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thứ hai, công tác kế hoạch SXKD, đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng:

Công ty cần xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc phát triển SXKD trung và dài hạn. Thƣờng xuyên tổ chức đánh giá hoạt động SXKD so với kế hoạch đề ra. Đảm bảo các dự án đƣợc đầu tƣ đƣa vào khai thác sử dụng đúng lộ trình, an toàn, bền vững và có hiệu quả.

Thứ ba, lựa chọn phương án kinh doanh và phương án sản phẩm thích hợp.

Các phƣơng án kinh doanh và phƣơng án sản phẩm của Công ty phải đƣợc xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trƣờng. Sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng cả về quy mô, chủng loại, mẫu mã, chất lƣợng và giá bán sản phẩm.

Vì vậy, để công tác lựa chọn phƣơng án kinh doanh có hiệu quả, Công ty cần thành lập Phòng Maketing chuyên trách thƣờng xuyên tìm hiểu và đánh giá đầy đủ và chính xác các thông tin về diễn biến của thị trƣờng. Thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh để kịp thời đƣa ra các phƣơng án kinh doanh và phƣơng thức tiêu thụ sản phẩm, chính sách giá bán hợp lý.

Tăng cƣờng phối hợp với các đơn vị sản xuất xi măng trên địa bàn để đƣa ra lộ trình tăng giá xi măng hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Thứ tư, lựa chọn tìm kiếm nguồn tài trợ vốn phù hợp, cơ cấu vốn hợp lý và tăng cường sử dụng vốn có hiệu quả.

Để xây dựng chính sách huy động vốn hợp lý, Công ty cần xác định chính xác nhu cầu vốn từng giai đoạn. Đồng thời, Công ty cần xây dựng đƣợc cơ cấu vốn hợp lý để tránh tình trạng rủi ro thanh toán do khách hàng mua chịu, tránh để chiếm dụng vốn quá nhiều gây thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Do vậy công tác thu hồi công nợ phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Công ty cần xây dựng chính sách bán chịu hợp lý.

Thứ tư, tăng cường các giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm:

Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm đồng thời tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm chi phí quản lý.

Tăng cƣờng công tác khoán quản chi phí sản xuất, siết chặt việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xây dựng cơ chế, triển khai mô hình khoán giá thành công đoạn sản xuất cho từng phân xƣởng (Cấp liệu, Lò quay, Thành phẩm …)nhằm nâng cao tính tự chủ trong công tác quản lý , điều hành sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả SXKD.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, tăng cƣờng đầu tƣ hoạt động marketing để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, qua đó làm tăng sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Hiệu quả kinh doanh luôn luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp hƣớng tới bởi nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Muốn tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xem đã hiệu quả và có hiệu quả hay chƣa. Trong nền kinh tế thị trƣờng tồn tại sự cạnh trạnh khốc liệt. Vì vậy muốn cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng, các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa bƣớc vào hoạt động với tƣ cách là Công ty cổ phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng tự chịu trách nhiệm với công việc kinh doanh của mình thì nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu.

Trên cơ sở lý luận và những kiến thức đã học cùng với số liệu thực tế, tác giả tác giả đã tiến hành tính toán, đánh giá đƣợc thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng La Hiên trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013. Qua đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty, tác giả nhận thấy sau khi cổ phần hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chƣa thực sự hiệu quả. Tác giả đã phát hiện những nguyên nhân cũng nhƣ các yếu tố liên quan đến hiệu quả kinh doanh thấp của La Hiên, từ đó, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tác giả tin tƣởng những giải pháp đƣợc đề ra là phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô thế Bính (2007), Bài giảng Marketting, Sách dùng cho học viên cao học, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Chọn (2001), Giáo trình kinh tế đầu tư tập 1, tập 2, Nhà xuất bản Thống kê.

3. Công ty cổ phần xi măng La Hiên, Báo cáo tài chính các năm 2008-2013.

4. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, Quản trị kinh doanh, NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Lê Thu Hiền (2008), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Mỏ- Địa chất.

6. Phạm Hữu Huy (1998), Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Tài chính.

7. Nguyễn Thanh Liên (2007), Quản trị tài chính, NXB Thống kê Hà Nội.

8. Luật đầu tƣ số 54/2005/QHH đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 29/11/2005.

9. Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nƣớc làm chủ sở

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN (Trang 96 -96 )

×