5. Bố cục luận văn
1.2.4. Bài học kinh nghiệm đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên
Công ty cổ phần xi măng La Hiên tiền thân là nhà máy xi măng La Hiên thành lập năm 1995- là đơn vị sản xuất xi măng bằng công nghệ lò quay đầu tiên tại Thái Nguyên. Vị trí hiện nay của Công ty có rất nhiều thuận lợi nhƣ: gần khu cung cấp nguyên vật liệu nhƣ đá vôi, đất sét, than đốt...Nhƣ vậy, đúc kết những kinh nghiệm của các Công ty đang dẫn đầu về thị phần sản xuất, tiêu thụ xi măng trên cả nƣớc đã mang lại cho Công ty Cổ phần xi măng La Hiên nhiều bài học về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là:
- Tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có (lao động, nguyên vật liệu đầu vào...) góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Đổi mới công nghệ sản xuất, tận dụng nhiệt khí thải giúp tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trƣờng.
- Nghiên cứu, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ xi măng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài cần phải giải quyết ba câu hỏi đặt ra nhƣ sau:
1. Thực trạng sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên trong những năm gần đây nhƣ thế nào?
2. Những nhân tố nào ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty?
3. Định hƣớng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới?
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phƣơng pháp này trực tiếp tiếp cận các đại lý, cửa hàng bán xi măng, các đối tƣợng có liên quan đến sản xuất xi măng để hiểu biết đƣợc thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất cũng nhƣ quá trình tiêu thụ xi măng. Từ đó có cái nhìn khách quan để có thể đƣa ra những giải pháp, những định hƣớng phát triển sản xuất trong tƣơng lai.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng.
b. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của Công ty, từ các Sở, Ban, Ngành có liên quan và các nguồn tài liệu khác nhƣ: Sách, báo, tạp chí... có liên quan đến nội dung đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Những số liệu này đƣợc thu thập chủ yếu ở Cục thống kê, phòng Thống kê, các Sở, Ban, Ngành liên quan và Công ty cổ phần xi măng La Hiên.
2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
a. Phương pháp thống kê kinh tế
Là phƣơng pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tƣợng. Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.
b. Phương pháp nghiên cứu so sánh
So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra đƣợc quy luật, bản chất của hiện tƣợng. So sánh số liệu qua các năm để thấy đƣợc những nguyên nhân, những tồn tại ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty đang nghiên cứu. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hƣớng đi phù hợp cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng trong tƣơng lai.
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm căn cứ so sánh (gốc so sánh).
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ và tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Công thức: DVKD=
VKD
LN * 100% (1.1) Trong đó:
DVKD: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
LN : Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong kỳ
VKD : Vốn bình quân kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho biết hiệu quả của việc sử dụng một đồng vốn sản xuất. Khi doanh nghiệp bỏ ra một đơn vị vốn kinh doanh thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ với phần vốn cổ phần của Công ty
Công thức: DCP= CP V LN * 100% (1.2) Trong đó:
DCP : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần. LN : Lợi nhuận sau thuế.
V
CP : Vốn cổ phần bình quân trong kỳ.
Ý nghĩa: Chỉ số này là thƣớc đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy đƣợc tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng. Chỉ số này càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khia tác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Chỉ số này càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn với các nhà đâu tƣ hơn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Là tỷ số % giữa lợi nhuận thực hiện so với vốn chủ sở hữu bình quân năm của doanh nghiệp.
Công thức: DVCSH = CSH V LN * 100% (1.3) Trong đó:
DVCSH : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
LN : Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
VCSH : Vốn chủ sở hữu trong kỳ.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định: - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định:
Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định giúp doanh nghiệp đánh giá thực trạng quản trị vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả vốn cố định của doanh nghiệp. Bao gồm các chỉ tiêu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Hiệu suất vốn cố định: Là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ trên tổng vốn cố định trong kỳ của doanh nghiệp.
Công thức : Hhs = CĐ V DT (đồng/đồng) (1.4) Trong đó:
DT: Doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp
VCĐ: Tổng số vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả sản phẩm.
+ Hệ số huy động vốn cố định: Là tỉ số giữa tổng vốn cố định trong kỳ trên tổng doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp.
Công thức: Hhd =
DT VCĐ
(đồng/ đồng ) (1.5)
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị kết quả sản xuất (sản lƣợng) thì cẩn bao nhiêu đồng vốn cố định.
+ Sức sinh lời của vốn cố định: Là tỷ số giữa lợi nhuận trong kỳ trên tổng vốn cố định trong kỳ của doanh nghiệp.
Công thức: Ssl =
CĐ
V LN
(đồng/ đồng) (1.6)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động:
Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lƣợng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động cho phép nhà quản lý tài chính doanh nghiệp có cái nhìn chính xác và toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng vốn lƣu động của doanh nghiệp mình. Từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong tƣơng lai. Đánh giá hiệu quả vốn lƣu động bao gồm các chỉ tiêu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết số vốn lƣu động của doanh nghiệp quay đƣợc bao nhiêu vòng trong kỳ.
Công thức: n= dm t V D , vòng/kỳ (1.7) Trong đó:
Dt: Doanh thu thuần trong kỳ, đồng.
V dm: Vốn lƣu động định mức sử dụng bình quân trong kỳ, đồng.
+ Kỳ luân chuyển bình quân VLĐ : Là chỉ tiêu phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lƣu động. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng vốn lƣu động càng tốt và ngƣợc lại.
Công thức: K=
n N
, ngày/vòng (1.8)
Trong đó: N là số ngày của kì nghiên cứu.
+ Sức sinh lời của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lƣu động của doanh nghiệp bỏ ra thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận
Công thức: SSL = dm th V LN , đồng/đồng (1.9)
+ Hệ số vòng quay hàng tồn kho: Là đại lƣợng đƣợc xác định bằng tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán trong kỳ và hàng tồn kho bình quân trong kỳ (ĐVT: lần)
Công thức: (1.10) Vòng quay
hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
- Năng suất lao động: Năng suất lao động là một chỉ tiêu biểu thị mức độ hiệu quả của quá trình lao động, đƣợc tính bằng tỷ số giữa sản lƣợng bán trong kỳ với tổng số lao động trong kỳ. [10]
Công thức: Whv= ds
N
Q tấn /người - kỳ (1.11)
Trong đó: Q: Sản lƣợng bán trong kỳ, tấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ý nghĩa: Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ rệt nhất chất lƣợng sử dụng lao động. Phân tích năng suất lao động, lấy đó là biện pháp chủ yếu để phát triển kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế và đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động.
- Mức sinh lời bình quân (LNbq): Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động của doanh nghiệp trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Công thức: LNbq = ds th N LN Triệuđồng/người - kỳ (1.12)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN
3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần xi măng La Hiên đƣợc thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2008 trên cơ sở chuyển đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp nhà nƣớc (tiền thân là nhà máy xi măng La Hiên thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo quyết định của Bộ năng lƣợng) sang mô hình công ty cổ phần - là thành viên của công ty than nội địa thuộc tổng công ty than Việt Nam - Nay là Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc -TKV thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam. Công ty có tƣ cách pháp nhân theo luật kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 17003000349 do phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên cấp với tổng số vốn đầu tƣ ban đầu là 100 tỷ đồng.
Công ty hiện có 02 dây chuyền sản xuất xi măng lò quay có tổng công suất thiết kế 950.000 tấn/năm, bắt đầu hoạt động từ năm 2005 và 2010. Các dây chuyền thiết bị nhập đồng bộ từ Trung Quốc.
Công ty cổ phần xi măng La Hiên (thuộc xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) có tổng diện tích là 162.160 m2. Trên nền địa hình bằng phẳng, chạy dọc quốc lộ 1B cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 18 km về phía Bắc. Vị trí hiện nay của Công ty có rất nhiều thuận lợi nhƣ: gần khu cung cấp nguyên vật liệu nhƣ đá vôi, đất sét… Đặc biệt giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng nhƣ vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ.
Từ khi cổ phần hoá, Công ty cổ phần xi măng La Hiên thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, đƣợc thành lập với chức năng chính là sản xuất xi măng. Căn cứ vào quyết định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của Nhà nƣớc, của Bộ sản phẩm chính của Công ty cổ phần xi măng La Hiên là xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB30 và PCB 40 theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TCVN 6260: 1997 dùng cho công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Sản phẩm của Công ty đƣợc sản xuất theo hệ thống quản lý chất lƣợng đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
3.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
- Sản xuất xi măng, đá vôi.
- Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng - Khai thác, chế biến đá, đất sét và các loại khoáng sản
- Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện, hoàn thiện công trình xây dựng. - Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
- Kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống. - Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng.
- Vận tải hành khách và hàng hóa bằng đƣờng bộ.
3.1.3. Phương châm hoạt động của Công ty
“CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM QUYẾT ĐỊNH SỰ HƢNG THỊNH CỦA CÔNG TY”
- Công ty luôn cam kết phấn đấu, tìm hiểu kỹ khách hàng để đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của mình cung ứng ra đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Luôn tổ chức và giáo dục cho cán bộ và công nhân viên không ngừng nâng cao năng lực của mình.
- Luôn duy trì hiệu quả hệ thống chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008.
3.1.4. Định hướng phát triển của Công ty
Năm 2014 nền kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên dự báo thị trƣờng tiêu thụ xi măng trong thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới là tiếp tục duy trì sản xuất ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cƣờng quản trị chi phí, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, tăng đóng góp ngân sách nhà nƣớc. Công ty đã xây dựng chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn nhƣ sau:
+ Lựa chọn lộ trình hợp lý để triển khai đầu tƣ các dự án gia công chế tạo sản phẩm tận dụng từ các nguồn vật tƣ, nguyên liệu của Công ty.
+ Đầu tƣ theo chiều sâu, nâng cao năng lực và bổ sung các thiết bị phục vụ sản xuất.
+ Mở rộng và cơ cấu lại thị trƣờng tiêu thụ, khai thác các thị trƣờng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Tổ chức bộ máy quản lý và lao động của Công ty
3.2.1. Cơ cấu bộ máy và tổ chức
Để điều hành và thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh, Công ty đã xây dựng mô hình bộ máy quản lý trên cơ sở gọn nhẹ, khoa học, chặt chẽ giúp ban lãnh đạo có thể nắm bắt thông tin kịp thời và đƣa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý và chính xác.