Cơ sở thực tiễn về phƣơng pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên (Trang 26)

5. Bố cục luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về phƣơng pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước

Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà. Mục tiêu của Nghị định nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn. Từ đó kịp thời giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ trong công tác quản lý. Tại điều 15 của Nghị định đã đƣa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp áp dụng đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên nhƣ sau:

- Chỉ tiêu 1. Doanh thu và thu nhập khác.

- Chỉ tiêu 2. Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu.

- Chỉ tiêu 3. Chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, về tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, bảo vệ môi trƣờng, về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lao động, tiền lƣơng, an sinh xã hội, về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.

Thông tƣ 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 của Bộ tài chính về hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 61/2013/NĐ-CP.

Trong chƣơng này tác giả đã hệ thống hóa một cách lôgíc cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và phƣơng pháp đánh giá hiệu quả đối với doanh nghiệp công nghiệp. Từ đó tác giả đề xuất nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vận dụng vào Công ty cổ phần xi măng La Hiên.

* Nhóm 1: Sử dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp. Ƣu điểm:

+ Sử dụng các chi tiêu này có thuận lợi là dữ liệu phân tích đầy đủ, chính xác, cụ thể. Công việc tính toán dễ dàng, đơn giản. Cho phép ta thấy đƣợc tình hình sử dụng vốn của công ty cổ phần thuộc tập đoàn (vốn kinh doanh, vốn cổ phần, vốn chủ sở hữu)

Nhƣợc điểm:

+ Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần thuộc Tập đoàn là so với hiệu quả kinh doanh kì trƣớc đó hoặc so với hiệu quả kinh doanh ngành. Nhƣng để có đƣợc mức bình quân của ngành thi phải khảo sát tất cả các công ty trong ngành khi đó khối lƣợng tính toán sẽ phức tạp, khó khăn vì quy mô của ngành lớn. Hiệu quả kinh doanh mới chỉ đề cập trên một phƣơng diện là sự sinh lời của mỗi đồng vốn vay hay rộng hơn là hiệu quả tài chính mà chƣa đánh giá đƣợc khả năng áp dụng kĩ thuật sản xuất xem có tăng năng suất lao động hay giảm đƣợc tỉ lệ tổn thất hay không.

* Nhóm 2: Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận.

- Sử dụng các chi tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng VLĐ, hiệu quả sử dụng lao động có thuận lợi là dữ liệu phân tích đầy đủ, cụ thể. Công việc tính toán dễ dàng, đơn giản. Cho phép ta thấy đƣợc tình hình quản lí, tổ chức sản xuất, quản lý sử dụng nguồn lực tài chính của công ty cổ phần xi măng La Hiên. Đặc biệt đánh giá đƣợc tình hình quản lý sử dụng lao động thông qua chỉ tiêu năng suất lao động, từ đó cho phép so sánh với chỉ tiêu của ngành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.2. Đặc điểm của công ty cổ phần ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn lớn bằng cách phát hành cổ phiếu mới hay trái phiếu ra thị trƣờng. Đây là điểm khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác nhƣ công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh... Tuy nhiên, việc huy động vốn lại làm tăng chi phí kinh doanh do tăng các loại chi phí nhƣ chi phí quảng cáo, hoa hồng, bảo lãnh….. Do đó ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đa sở hữu, do đó có khả năng tự giám sát rất cao trong các hoạt động của công ty. Bất kì chủ sở hữu nào cũng đều muốn công ty phát triển lành mạnh, ổn định và minh bạch. Nhƣng đi đôi với điều đó là việc phải chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát hoạt động của các chủ sở hữu hiện tại.

- Công ty cổ phần có sự khác biệt giữa quyền sử dụng tài sản và quyền sở hữu đối với các tài sản của công ty nên các cổ đông của công ty đƣợc tự do chuyển nhƣợng cổ phần cho ngƣời khác- tính thanh khoản cao (trừ cổ đông sáng lập có thể bị hạn chế). Điều này làm cho ngƣời đầu tƣ có thể dễ dàng chuyển dịch đầu tƣ của mình sang ngƣời khác nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý sử dụng vốn và tài sản nên ngƣời điều hành có thể ra các quyết định không phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. Vì vậy có thể tạo ra động lực hoặc triệt tiêu động lực thúc đẩy hoạt động thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Công ty cổ phần khó thay đổi phƣơng hƣớng mục tiêu kinh doanh vì phải căn cứ vào điều lệ ban đầu của Công ty, phải có quyết định của đại hội cổ đông và phải xin cấp Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép sửa đổi điều lệ…

- Công ty cổ phần bị đánh thuế tƣơng đối cao vì ngoài khoản thuế mà công ty thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp.

- Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính của công ty cổ phần bị hạn chế. Định kỳ Công ty phải công khai báo cáo với các cổ đông (theo nghị quyết và điều lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của Đại hội đồng cổ đông) về tình hình hoạt động SXKD và tình hình tài chính của Công ty. Mặt khác để thu hút nhà đầu tƣ tiềm tàng, công ty cổ phần thƣờng phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác làm ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

1.2.3. Một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên

1.2.3.1. Kinh nghiệm của Công ty cổ phần VICEM Hà Tiên 1 (HT1)

Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (HT1) tiền thân là nhà máy xi măng Hà Tiên đƣợc thành lập từ năm 1964. Nhà máy xi măng HT1 sau đó đổi thành công ty xi măng HT1 vào năm 1993 và chính thức hoạt động dƣới hình thức công ty cổ phần từ tháng 02/2007. HT1 niêm yết trên Hose vào tháng 11/2007 với vốn điều lệ đăng ký là 870 tỷ, hiện nay đã tăng lên là 1.100 tỷ đồng.

Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của Tổng công ty xi măng Việt Nam và là nhà sản xuất và phân phối xi măng hàng đầu ở miền Nam. Công ty hiện chiếm khoảng 8% thị phần xi măng cả nƣớc và gần 30% thị phần tại khu vực IV nhƣ TP HCM, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa Vũng Tàu…, một phần khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và một phần Tây Nguyên. Với dây chuyền hiện đại từ các hãng hàng đầu thế giới nhƣ Đức, Pháp và quy trình quản lý chất lƣợng chặt chẽ từ khâu đầu vào và đầu ra, Vicem Hà Tiên luôn tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho ngƣời tiêu dùng và luôn xứng đáng là thƣơng hiệu hàng đầu Việt.

Những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 là:

- Công ty có hệ thống kiểm soát chặt chẽ về chất lƣợng và định mức thực hiện, giảm hao hụt nguyên vật liệu thấp nhất tại các khâu trung gian nhƣ vận chuyển, rách bao xi măng.

- Theo dõi và thu thập thông tin của các nhà sản xuất cạnh tranh, phân tích so sánh mức độ cạnh tranh để đề xuất chính sách bán hàng, chính sách hỗ trợ khách hàng cụ thể, linh hoạt, đẩy mạnh kênh phân phối trực tiếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Công ty đã xây dựng ma trận chức năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị và tổ chức nguồn nhân lực của Công ty.

1.2.3.2. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn (BCC)

Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn tiền thân là nhà máy xi măng Bỉm Sơn thành lập năm 1980. Chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa từ tháng 5/2006, hoạt động với vốn điều lệ 956 tỷ đồng. BCC thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam chuyên sản xuất xi măng Portland hỗn hợp PCB 30, PCB 40 mang thƣơng hiệu xi măng “con voi” với tổng công suất 4 triệu tấn/ năm. BCC đã khẳng định đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng phía Bắc. Các nhà máy của Công ty xi măng Bỉm Sơn luôn biết tận dụng thế mạnh của mình nhƣ vị trí đặt gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào nhƣ: đá vôi, đất sét… giúp BCC kiểm soát đƣợc chi phí sản xuất. Chi phí điện năng chiếm tỷ trọng lớn cấu thành lên giá thành sản phẩm. Nhận thức tầm quan trọng đó Công ty cũng đã đầu tƣ xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt khí thải của các lò sản xuất giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

1.2.4. Bài học kinh nghiệm đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên

Công ty cổ phần xi măng La Hiên tiền thân là nhà máy xi măng La Hiên thành lập năm 1995- là đơn vị sản xuất xi măng bằng công nghệ lò quay đầu tiên tại Thái Nguyên. Vị trí hiện nay của Công ty có rất nhiều thuận lợi nhƣ: gần khu cung cấp nguyên vật liệu nhƣ đá vôi, đất sét, than đốt...Nhƣ vậy, đúc kết những kinh nghiệm của các Công ty đang dẫn đầu về thị phần sản xuất, tiêu thụ xi măng trên cả nƣớc đã mang lại cho Công ty Cổ phần xi măng La Hiên nhiều bài học về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là:

- Tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có (lao động, nguyên vật liệu đầu vào...) góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

- Đổi mới công nghệ sản xuất, tận dụng nhiệt khí thải giúp tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trƣờng.

- Nghiên cứu, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ xi măng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện đƣợc mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài cần phải giải quyết ba câu hỏi đặt ra nhƣ sau:

1. Thực trạng sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên trong những năm gần đây nhƣ thế nào?

2. Những nhân tố nào ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty?

3. Định hƣớng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phƣơng pháp này trực tiếp tiếp cận các đại lý, cửa hàng bán xi măng, các đối tƣợng có liên quan đến sản xuất xi măng để hiểu biết đƣợc thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất cũng nhƣ quá trình tiêu thụ xi măng. Từ đó có cái nhìn khách quan để có thể đƣa ra những giải pháp, những định hƣớng phát triển sản xuất trong tƣơng lai.

- Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng.

b. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của Công ty, từ các Sở, Ban, Ngành có liên quan và các nguồn tài liệu khác nhƣ: Sách, báo, tạp chí... có liên quan đến nội dung đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Những số liệu này đƣợc thu thập chủ yếu ở Cục thống kê, phòng Thống kê, các Sở, Ban, Ngành liên quan và Công ty cổ phần xi măng La Hiên.

2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

a. Phương pháp thống kê kinh tế

Là phƣơng pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tƣợng. Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.

b. Phương pháp nghiên cứu so sánh

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra đƣợc quy luật, bản chất của hiện tƣợng. So sánh số liệu qua các năm để thấy đƣợc những nguyên nhân, những tồn tại ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty đang nghiên cứu. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hƣớng đi phù hợp cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng trong tƣơng lai.

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm căn cứ so sánh (gốc so sánh).

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ và tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Công thức: DVKD=

VKD

LN * 100% (1.1) Trong đó:

DVKD: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

LN : Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong kỳ

VKD : Vốn bình quân kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ

Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho biết hiệu quả của việc sử dụng một đồng vốn sản xuất. Khi doanh nghiệp bỏ ra một đơn vị vốn kinh doanh thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần: Là tỷ số % giữa tổng lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ với phần vốn cổ phần của Công ty

Công thức: DCP= CP V LN * 100% (1.2) Trong đó:

DCP : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần. LN : Lợi nhuận sau thuế.

V

CP : Vốn cổ phần bình quân trong kỳ.

Ý nghĩa: Chỉ số này là thƣớc đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy đƣợc tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng. Chỉ số này càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khia tác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Chỉ số này

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)