5. Bố cục luận văn
4.2.2. Giải pháp về quản lý giá thành, chi phí
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lƣợng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Vì vậy phân tích giá thành sản phẩm là xác định nguyên nhân và các nhân tố làm ảnh hƣởng đến việc tăng, giảm giá thành sản phẩm so với kế hoạch. Từ đó giúp các nhà quản trị có thể đƣa ra các quyết định kịp thời, đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Trong thời gian qua công tác mua nguyên vật liệu đầu vào công ty vẫn đang ký kết và mua của các đơn vị sản xuất và cung cấp gần với đơn vị để giảm thiểu chi phí vận chuyển. Chất lƣợng các sản phẩm này thực sự chƣa đƣợc đánh giá nghiêm túc về các yếu tố bên trong. Công ty nên tìm kiếm nguồn cung cấp các sản phầm đầu vào nhƣ: đá vôi, đất sét, xỉ, quặng, thạch cao có chất lƣợng cao, giá cả hợp lý, đảm bảo về số lƣợng cung cấp, đặc biệt là phải kiểm định chất lƣợng của sản phẩm, các thành phần hóa chất bên trong phải đảm bảo tốt nhất cho công tác sản xuất sản phẩm xi măng. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất nhằm tìm ra nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát nguyên nhiên liệu.
- Xây dựng các kho bãi có mái che để bảo quản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tránh thất thoát, hƣ hỏng trong quá trình lƣu kho.
- Chi phí động lực chiếm 15% -17% tỷ trọng chi phi cấu thành lên giá thành sản phẩm. Để giảm giá thành sản phẩm, Công ty cần tăng cƣờng các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm chi phí động lực nhƣ lắp các thiết bị tiết kiệm tiêu hao điện nhƣ máy biến tần và tiết kiệm chi phí khác nhƣ nƣớc, điện thoại bằng thực hiện công tác khoán (xây dựng định mức).
- Nghiên cứu, đổi mới quy trình công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Cân đối lại số lao động sao cho hợp lý, tránh lãng phí, qua đó nâng cao đƣợc năng suất lao động, tiết kiệm đƣợc nhân công và chi phí tiền lƣơng.
4.2.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Công tác thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng hàng đầu trong bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm, thu nhập của ngƣời lao động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy Công ty cần tập trung nguồn lực cho công tác bán hàng và tiêu thụ sản phẩm dƣới những góc độ sau:
Thứ nhất: Sản phẩm: (Product)
+ Chúng ta phải quan tâm mình đang bán cái gì? Sản phẩm chúng ta đƣa ra thị trƣờng phải đảm bảo chất lƣợng và đáp ứng yêu cầu khắt khe, đa dạng của thị trƣờng: Độ đông kết nhanh và hợp lý, độ mịn của xi măng tối đa; độ chịu lực của bê tông đạt mức cao nhất...
+ Nhãn mác, bao bì cũng cần phải quan tâm. Vỏ bao xi măng cần phải bền để tránh bị vỡ trong vận chuyển và bảo quản. Vỏ phải có chất dứa để ngăn đƣợc không khí và nƣớc mƣa tiếp xúc với xi măng gây hỏng sản phẩm. Bao bì phải sạch sẽ, màu sắc phải ƣa nhìn. Biểu tƣợng, lôgô, mã số sản phẩm, hƣớng dẫn sử dụng phải rõ ràng, dễ đọc và dễ nhìn.
Thứ hai: Giá bán (Price)
+ Giá bán tạo ra doanh thu, giá bán càng cao thì doanh thu càng lớn và ngƣợc lại. Tuy nhiên chúng ta cần hoạch định đƣợc sản phẩm chúng ta bán vào thị trƣờng nào, mục tiêu về thị phần tại đây là bao nhiêu, giá bán của các đối thủ cạnh trạnh hiện tại ra sao thì mới hoạch định đƣợc chính sách giá bán cho phù hợp với chính sản phẩm của công ty mình.
+ Giá bán đƣợc xác định dựa trên yếu tố giá thành sản phẩm và các chi phí khác về tiêu thụ sản phẩm đó.
+ Giá bán đối với thị trƣờng mục tiêu phải khác với thị trƣờng mà doanh nghiệp chỉ tham gia với vai trò làm vành đai bảo vệ thị trƣờng trung tâm.
+ Giá bán cho thị trƣờng mới xâm nhập phải khác với giá của các thị trƣờng truyền thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tóm lại giá bán cho sản phẩm phải linh hoạt phù hợp vời từng khu vực thị trƣờng, đồng thời bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận cận biên trên mỗi sản phẩm.
Thứ ba: Phân phối (Place)
Tại Công ty đang áp dụng 2 kênh tiêu thụ đó là: Kênh trực tiếp tới ngƣời tiêu dùng và thông qua trung gian là các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Tuy các kênh này trong thời gian qua cũng phát huy tác dụng nhất định, tuy nhiên mất nhiều thời gian, và nhân lực để phục vụ, chăm sóc. Hiệu quả về quy mô không đƣợc phát huy. Trong thời gian tới cần bổ sung thêm các kênh bán hàng nhƣ:
+ Kênh phân phối thông qua các nhà phân phối khu vực: Tại các thị trƣờng có khoảng cách xa nhƣ Lào Cai, Cao Bằng, …Công ty nên mở nhà phân phối khu vực tại đây, đƣa ra các chính sách hợp lý cho họ để họ dễ dàng tiếp cận và phát triển công tác tiêu thụ sản phẩm mình. Vì những thị trƣờng xa Công ty sẽ tốn kém về chi phí vận chuyển, nghiên cứu thị trƣờng khó khăn, nguồn lực khó đáp ứng.
+ Chọn thị trƣờng có vị trí gần Công ty, có giá bán cao, tạo ra nhiều lợi nhuận làm thị trƣờng mục tiêu nhƣ: Thái nguyên, Bắc Cạn, Lạng sơn. Từ đó dành nhiều nguồn lực cho những thị trƣờng này. Tại thị trƣờng này công ty tốn kém ít chi phí hơn nhƣng mang về nhiều hơn doanh thu và lợi nhuận.
+ Công ty Cổ phần xi măng La Hiên đang sở hữu gần trăm đầu xe vận chuyển tiêu thụ. Đây là một thế mạnh của công ty trong những năm vừa qua. Chính vì vậy, Công ty cần xem xét lại các quy chế để tiếp tục phát huy sức mạnh của đội ngũ vận tải hàng hóa trực tiếp tới chân công trình nhƣ những năm vừa qua. Đây là điểm mạnh, lợi thế của công ty mà không phải đối thủ nào cũng có đƣợc.
Thứ tư: Khuyếch trương (Promotion)
Đây là khâu cuối cùng có ý nghĩa làm cho ngƣời tiêu dùng quyết định sử dụng sản phẩm và sẽ tiếp tục gắn bó, quan tâm hơn tới sản phẩm trong tƣơng lai. Công ty cần tập trung các giải pháp cụ thể nhƣ sau:
+ Tăng cƣờng công tác quảng cáo trên đài truyền hình địa phƣơng, đặc biệt tại các thị trƣờng mà Công ty đã chọn làm thị trƣờng mục tiêu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Đẩy mạnh các hoạt động quan hệ công chúng, với chính quyền địa phƣơng, thông qua các hoạt động giao lƣu văn hóa, văn nghệ, thể thao. Mạnh dạn trong hoạt động tài trợ các hoạt động tình nghĩa, văn hóa trên địa bàn tỉnh. Ủng hộ các gia đình chính sách, các chƣơng trình vì biển đào quê hƣơng.
+ Đa dạng và linh hoạt hơn nữa trong hoạt động khuyến mại: Tham gia các hội chợ thƣơng mại về hàng hóa công nghiệp trên địa bàn, tổ chức các chƣơng trình khuyến mại phù hợp với lĩnh vực hàng hóa mình kinh doanh, tổ chức các đợt bán hàng giảm giá cho những ngƣời mua với số lƣợng lớn.
+ Tăng cƣờng công tác chăm sóc khách hàng trƣớc, trong và sau bán: Tổ chức thu thập thông tin, và nghiên cứu thị trƣờng để từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp phục vụ hợp lý, sát thực và ý nghĩa hơn.
4.2.4. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh
Qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tác giả nhận thấy Công ty chƣa khai thác, sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Do đó trong thời gian tới Công ty phải không ngừng nỗ lực để bảo tồn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng nhƣ hiệu quả SXKD.
Vốn cố định: chủ yếu tập chung vào lƣợng TSCĐ, nguồn VCĐ của Công ty trong 6 năm qua là khá lớn. Công ty cần sử dụng tốt năng lực TSCĐ hiện có. Việc tính đúng, tính đủ khấu hao vào giá thành sản phẩm để nguồn vốn không ngừng tái đầu tƣ mở rộng có ý nghĩa quan trọng. Công ty cần tiến hành phân loại và đánh giá chính xác giá trị tài sản tạo cơ sở cho việc lựa chọn phƣơng pháp khấu hao hợp lý. Những tài sản mang lại hiệu quả sử dụng không cao cần nhanh chóng thanh lý để thu hồi vốn và giảm chi phí bảo quản sửa chữa. Đồng thời, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo dƣỡng máy móc nhằm phục vụ tốt cho các chu kỳ sản xuất.
Vốn lưu động: Công ty cần bảo toàn vốn bằng tiền, vốn trong khâu dự trữ và lƣu thông. Công ty cần sử dụng vốn một cách linh hoạt, áp dụng các định mức, sử dụng tiết kiệm vật tƣ, tiền vốn trong kinh doanh. Công ty cần xây dựng kế hoạch sản xuất kỹ lƣỡng tránh dự trữ quá nhiều vật tƣ gây ứ đọng vốn, thúc đẩy công tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thu hồi công nợ, thúc đẩy tốc độ luân chuyển của vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thƣờng xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng VLĐ thông qua các chỉ tiêu: mức đảm nhiệm VLĐ, số vòng quay VLĐ, mức doanh lợi VLĐ, từ đó kịp thời điều chỉnh và có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả vốn.
Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, Công ty cần có nhiều biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu SXKD và đối ứng đầu tƣ:
Thứ nhất, khai thác tối đa nguồn vốn bên trong Công ty. Đây là nguồn vốn cơ bản và quan trọng nhất. Vì vậy không ngừng nâng cao mức lợi nhuận để tái đầu tƣ sản xuất là nhiệm vụ hàng đầu. Muốn vậy Công ty phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả SXKD.
Thứ hai, Công ty cần lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp tùy thuộc vào mục đích đầu tƣ tại từng thời điểm. Ngoài nguồn vốn hiện có Công ty phải chủ động khai thác các nguồn vốn trên thị trƣờng tài chính, vốn huy động trong nội bộ công ty, vốn của tập đoàn, huy động vốn nhàn rỗi từ ngƣời lao động trong Công ty…
Thứ ba, tình hình tài chính của Công ty phải đƣợc phản ánh trung thực thông qua các nghiệp vụ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hệ thống các chỉ tiêu phát triển tài chính của Công ty. Sử dụng vốn phải theo nguyên tắc bảo toàn, phấn đấu không có nợ xấu, thất thoát tài sản, lãng phí chi phí.
Chỉ có nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, bảo toàn đƣợc vốn thì hiệu quả kinh doanh của Công ty mới đƣợc thực hiện và là điều kiện để Công ty phát triển bền vững.
Do đó, mở rộng nguồn vốn kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả là hai mặt của một vấn đề luôn hỗ trợ với nhau cùng phát triển.
4.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị
Nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị chính là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị Công ty cần tăng cƣờng các giải pháp sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tìm tòi, nghiên cứu những bài toán công nghệ, phối liệu phù hợp nhất đối với tình hình hiện tại của đơn vị. Cử đoàn chuyên gia đi tham quan học tập các đơn vị sản xuất xi măng trong nƣớc và nƣớc ngoài để từ đây có cái nhìn mới mẻ hơn trong công tác kỹ thuật công nghệ. Khám phá ra những bí quyết, giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
- Máy móc thiết bị sẽ hao mòn và xuống cấp theo thời gian sử dụng. Bởi thế đội ngũ kỹ sƣ cần phải tìm hiểu thật kỹ càng tính năng của từng chi tiết máy, khả năng làm việc của mỗi thiết bị, từ đó có thể nhìn nhận một cách chính xác và tổng quát nhất chế độ chạy máy, thời gian hoạt động máy, năng suất của thiết bị... Đặc biệt quan trọng hơn là biết đƣợc máy móc, thiết bị bao giờ cần phải bảo dƣỡng, sửa chữa, thay thế. Tránh tình trạng xảy ra sự cố đột xuất, dừng lò không chủ định. Những sự cố hỏng hóc, dừng lò đột xuất có thể thiệt hại hàng nhiều tỷ đồng, ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm, và thị trƣờng tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là phải xây dựng kế hoạch bảo dƣỡng, vận hành, sửa chữa, thay thế phù hợp với tình hình thực tế.
4.2.6. Tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trƣờng là một trong những vấn đề trọng tâm, cấp bách, là mối quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp mà còn của các quốc gia trên thế giới. Quá trình sản xuất là quá trình lâu dài, liên tục nếu không xử lý tốt vấn đề môi trƣờng sẽ làm ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của ngƣời lao động và khu vực dân cƣ sống xung quanh. Vì vậy, công ty cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
Thứ nhất: Duy trì hoạt động hiệu quả của các lọc bụi tay áo, lọc bụi tĩnh điện, đảm bảo nồng độ bụi thải ra môi trƣờng thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (giới hạn TCVN 7365 - 2003). Bê tông hóa các tuyến đƣờng vận chuyển nguyên, nhiên liệu, sản phẩm; Nâng tỷ lệ trồng cây xanh trong khuân viên nhà máy và khu vực xung quanh tạo môi trƣờng xanh sạch.
Thứ hai: Hệ thống sử lý nƣớc thải phải đƣợc duy trì hoạt động ổn định, nƣớc thải sau xử lý thải ra môi trƣờng phải đạt tiêu chuẩn cho phép. Nƣớc thải sản xuất (nƣớc làm mát thiết bị) phải đƣợc đƣa vào bể lắng và sử dụng tuần hoàn. Công ty
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nên áp dụng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, nƣớc thải sinh hoạt phải đƣợc xử lý qua hệ thống bể tự hoại.
Thứ ba: Đối với chất thải sinh hoạt cần đƣợc bố trí các thùng rác trong khu vực phân xƣởng sản xuất, các tuyến hành lang vận chuyển. Đối với chất thải rắn chủ yếu là sắt thép, gạch chịu lửa, bao bì ...cần đƣợc tập trung thu gom bán thanh lý hoặc đƣa ra bãi chứa chất thải rắn của công ty. Các mẫu thí nghiệm nguyên vật liệu, sản phẩm phải đƣợc tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất.
4.2.7. Giải pháp về nâng cao vai trò quản trị doanh nghiệp
Trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh ngày càng có sự cạnh tranh găy gắt về nhiều mặt, vai trò quản trị doanh nghiệp trong công tác hoạch định chiến lƣợc sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện tại, Công ty cổ phần xi măng La Hiên mới chỉ xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trong ngắn hạn (kế hoạch cho từng năm tài chính), chƣa xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh mà chỉ là định hƣớng, giải pháp mang tính chiến lƣợc của Ban lãnh đạo Công ty. Do chƣa thực hiện công tác hoạch định và quản trị chiến lƣợc kinh doanh nên công tác xây dựng kế hoạch của Công ty mang tính chủ quan, bị động và hình thức chỉ có ý nghĩa triển khai tiến độ .Việc làm này ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả của Công ty. Bởi kế hoạch chiến lƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp là định hƣớng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và không phải từ những kỳ vọng mà doanh nghiệp muốn đạt tới mà là xuất phát từ khả năng thực tế của doanh nghiệp.