0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

XU THẾ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 47 -47 )

Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, các ngân hàng bắt đầu quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ. Việt nam là một thị trường đầy tiềm năng với hơn 86 triệu dân, trong đó hơn nửa là dân số trẻ, nhưng mới chỉ có khoảng 12% dân số mở tài khoản tại ngân hàng, rõ ràng khả năng phát triển dịch vụ NHBL ở Việt nam thực sự là rất lớn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh, mức sống của người dân ngày càng nâng cao trong đó một bộ phận dân cư có thu nhập rất lớn, do đó nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng sẽ tăng mạnh trong những năm sắp tới. Môi trường công nghệ của Việt Nam cũng có sự phát triển rất nhanh và đây chính là nền tảng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhất là dịch vụ NHBL. Phát triển dịch vụ NHBL đang là xu hướng tất yếu của các NHTM Việt Nam và thế giới do:

- Cạnh tranh về dịch vụ tài chính ngày càng mạnh và khốc liệt tại Việt Nam. - Ngày càng có nhiều tổ chức phi tài chính tham gia vào lĩnh vực này.

- Đây là một trận tuyến mới còn bỏ ngỏ ở một đất nước đông dân, có tiềm năng phát triển cao trong những năm tới, tiêu dùng dân cư có tiềm năng tăng trưởng cao.

- Sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh ngày càng mạnh mẽ.

Tạp chí Stephen Timewell cũng nhận định: Xu hướng ngày nay thể hiện rõ rằng, ngân hàng nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ NHBL cho một lượng dân cư khổng lồ đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai. Hiện nay, ban lãnh đạo của khối NHTMCP Việt Nam đều xác định mục tiêu hoạt động tới năm 2010 là trở thành ngân hàng bán lẻ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng cho đối tượng khách hàng cá nhân. Các NHTMNN cũng đã xác định thị trường bán lẻ trong kế hoạch cơ cấu lại ngân hàng, cổ phần hóa ngân hàng sau năm 2010. Sau

năm 2015, thị trường bán lẻ sẽ là thị trường chủ đạo mà các ngân hàng nước ngoài sẽ khai thác mạnh sau khi đã đặt chân vững chắc vào thị trường Việt Nam.

Nhóm NHTMCP với những lợi thế về bộ máy tổ chức gọn nhẹ, áp lực trong cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường và tính nhanh nhẹn vốn có, các NHTMCP có được danh mục các sản phẩm dịch vụ NHBL khá phong phú.

Những năm gần đây, bên cạnh hệ thống các NHTMCP, thị trường dịch vụ NHBL đã có sự tham gia tích cực của NHTMNN. So với các NHTMCP thì các NHTMNN có nhiều lợi thế hơn trong việc phát triển dịch vụ NHBL. Ưu thế về vốn và việc đầu tư thích đáng cho việc phát triển hệ thống công nghệ hiện đại, sẵn có hệ thống mạng lưới rộng khắp và uy tín lâu năm trong hoạt động, các NHTMNN đã tạo dựng được một nền tảng khách hàng cá nhân đáng kể cho thị trường tài chính, tạo đà vững chắc cho sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của dịch vụ NHBL trong dân chúng. Ngoài những sản phẩm truyền thống như: tiết kiệm, chuyển tiền, tín dụng, các NHTMNN cũng đang chú trọng vào mảng dịch vụ bán lẻ với các sản phẩm, dịch vụ hiện đại có hàm lượng công nghệ cao như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, kênh dịch vụ ATM, Internet banking và SMS banking. Mặc dù, có những ưu thế có tính quyết định tới việc phát triển dịch vụ này nhưng các NHTMNN vẫn chưa thực sự phát huy hết khả năng nắm bắt và chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh nhạy như các NHTMCP. Nguyên nhân là do: mảng bán buôn vẫn là phần lớn nguồn thu cho các NHTMNN, mảng bán lẻ còn nhiều mới mẻ trong đầu tư về công nghệ, nhân lực và quảng cáo và nó đòi hỏi một lộ trình dịch chuyển hợp lý; bộ máy tổ chức và thói quen làm việc còn chưa theo sát thị trường khiến cho tính sáng tạo trong việc thiết kế, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới còn hạn chế.

Chi nhánh tại Việt Nam của một số ngân hàng nước ngoài hàng đầu thế giới về lĩnh vực bán lẻ như: ANZ, HSBC, CitiBank cũng bắt đầu tham gia vào thị trường này. Liên tiếp hai tháng liền nhau trong năm 2008 (tháng 6 và tháng 7), ba ngân hàng nước ngoài lớn tại Việt Nam đồng loạt khai trương dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam , mở đầu trận chiến cạnh tranh với các ngân hàng nội. Mới gần đây, ngày 15/1, Ngân hàng Standard Chartered (SCB) giới thiệu dịch vụ ngân hàng ưu tiên tại Hà Nội, tương tự sản phẩm bán lẻ mà HSBC tung ra trước đó. Đối tượng mà dịch vụ này nhắm đến là người có thu nhập trên 5.000 USD/tháng, trong tài khoản có từ 50.000 USD trở lên, có nhu cầu về đầu tư, thường xuyên đi lại quốc tế. Khách hàng được ưu đãi về thủ tục, dịch vụ liên quan, lãi suất, thẻ ghi nợ... Trước đó,

HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên có sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân là tín dụng tiêu dùng (tài trợ mua nhà, mua xe trả góp…). Với thu nhập ròng mỗi tháng từ ba triệu đồng trở lên, khách hàng có thể vay một số tiền gấp 10 lần. Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, ngân hàng nước ngoài đang chú trọng khách hàng cao cấp, nhưng trong thời gian tới không loại trừ khả năng họ sẽ đẩy mạnh phát triển dịch vụ cho khách hàng thu nhập trung bình. Không chỉ những cái tên quen như HSBC, Citybank, hay Standard Chartered, nhiều ngân hàng lớn của các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc… nộp hồ sơ xin mở chi nhánh tại Việt Nam. Việc hướng tới mô hình ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam đang là đích đến không chỉ của các ngân hàng nội địa mà cả các ngân hàng nước ngoài.

Cạnh tranh trên thị trường dịch vụ NHBL ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra rất quyết liệt. Để khai thác thị trường này, các ngân hàng Việt nam sẽ không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các định chế tài chính nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn và bề dày kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ NHBL. Áp lực cạnh tranh này sẽ tạo ra sức ép không nhỏ đối với các ngân hàng trong nước, nhưng sức ép này là cần thiết và cũng là động lực buộc các ngân hàng Việt Nam phải tự vươn lên, nếu không muốn “thua” ngay tại thị trường nội.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 47 -47 )

×