Có thể nói năm 2006 là năm chứng kiến những đổi mới, cải tiến mang tính đột phá và toàn diện của VPBank trên mọi mặt, đặc biệt là về mảng phát triển sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân. Khẳng định cam kết là ngân hàng tiên phong trong
lĩnh vực công nghệ, năm 2006 VPBank đã giới thiệu hàng loạt sản phẩm mới giàu tính công nghệ như các sản phẩm tài khoản trong hệ thống tài khoản, sản phẩm thanh toán tự động, sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế và sản phẩm thanh toán qua tin nhắn điện thoại. Với các sản phẩm mới liên tục được cải tiến, khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn khi đến với VPBank.
Hiện nay VPBank có các sản phẩm bán lẻ, được phân loại chi tiết như sau:
Bảng 2.3. Danh mục sản phẩm dịch vụ bán lẻ của VPBank
STT Sản phẩm
1
Sản phẩm huy động: Tiết kiệm online, Tiết kiệm trả lãi định kỳ, Tiết
kiệm theo thời gian thực gửi, Tiết kiệm thường, Tiết kiệm Đa năng, Tiết kiệm trả lãi định kì, Tiết kiệm tích lũy bảo gia, Tài khoản tiền gửi thanh toán, Quản lý thanh khoản tự động, Tài khoản năng động
2
Sản phẩm tín dụng cá nhân: Nhà mới, Ô tô xịn, Ứng trước tài khoản cá
nhân, Mua trả góp, Du học tại chỗ, Du học nước ngoài, Cho vay học phí, Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, Vay nhanh bằng cầm cố chứng từ có giá và vàng
3
Sản phẩm dịch vụ thẻ: Thẻ tín dụng quốc tế VPBank Mastercard
Platinum, Thẻ tín dụng quốc tế VPBank Mastercard MC2, Thẻ ghi nợ quốc tế VPBank Mastercard Platinum, Thẻ ghi nợ quốc tế VPBank Mastercard MC2, Thẻ ghi nợ nội địa Autolink .
4 Sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử:Sản phẩm sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ qua mạng internet.. thẻ VPBank MasterCard E-card. 5
Các sản phẩm dịch vụ khác: Trả lương qua tài khoản, Thu chi tiền mặt
tại chỗ, Cho vay cổ phần hóa, Chiết khấu chứng từ có giá , Bảo lãnh, Kiều hối, Dịch vụ chuyển tiền nhanh, Dịch vụ thu chi hộ, Dịch vụ kiểm đếm tiền mặt
Nguồn: Website http://www.VPBank.com.vn
2.2.1.1. Sản phẩm huy động dân cư
Dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu đầu tư tích lũy của người dân ở các vùng miền khác nhau ở Việt Nam, VPBank đã đưa ra nhiều sản phẩm tiết kiệm đa dạng và linh hoạt, với nhiều hình thức gửi góp/rút bớt số tiền gửi, cũng như hưởng lãi trước/sau/định kỳ, lãi suất cố định/linh hoạt thay đổi theo định kỳ, và có những gói cho những khoản đầu tư giá trị lớn thời hạn ngắn theo tuần, giúp khách hàng tối ưu hóa nguồn tiền nhàn rỗi của mình, hoặc chủ động dự trù kế hoạch tài chính thích hợp cho mỗi giai đoạn của cuộc sống.
VPBank luôn theo dõi, bám sát thông tin thị trường và xu hướng thị hiếu đầu tư tích lũy của khách hàng để có những chính sách lãi suất phù hợp đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Đồng thời ngân hàng cũng đưa ra nhiều chương trình khuyến mại khuyến khích người dân tiết kiệm.
Với những sản phẩm huy động đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân cư, cùng những chương trình khuyến mại thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm đã mang lại kết quả huy động rất tốt cho ngân hàng. Số dư huy động từ dân cư liên tục tăng nhanh qua các năm
2.2.1.2. Sản phẩm tín dụng bán lẻ
Với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện nhanh chóng thì nhu cầu tiêu dùng của phần lớn bộ phận dân cư đặc biệt là dân cư thành thị ngày càng cao và tinh tế hơn. Thói quen tích lũy đang dần được thay thế bởi một hành vi tiêu dùng mới, thay vì tích lũy, người dân đã quen dần với các sản phẩm tín dụng ngân hàng, tạo lập tiện nghi ngay bằng nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng. Trong nhiều năm, các sản phẩm tín dụng bán lẻ chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Cũng như một số ngân hàng thương mại khác, VPBank chưa có chiến lược rõ ràng để chiếm lĩnh thị trường này. Từ cuối năm 2006, nhận thức được một phần tiềm năng của thị trường rộng lớn và không ngừng tăng trưởng, VPBank bắt đầu nghiên cứu và ban hành một số quy trình cho vay đồng thời tập trung vào bộ phận bán và tiếp thị sản phẩm tín dụng bán lẻ.
Năm 2006 tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ của VPBank còn khá thấp so với Sacombank và ACB. Tuy nhiên từ cuối năm 2006, việc xác định chiến lược tập trung vào bộ phận bán và tiếp thị sản phẩm tín dụng bán lẻ đã phát huy tác dụng tích cực, giúp tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ của VPBank từ năm 2007 - 2009 luôn ở mức cao trong nhóm các NHTMCP. Trong năm 2008, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và những diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong nước đã khiến tình hình kinh doanh của các NHTM trở nên khó khăn. Nguyên nhân khách quan đó đã khiến tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ của các NHTM đều chậm lại, thậm chí dư nợ bán lẻ của Sacombank năm 2008 còn thấp hơn 2007. Trong bối cảnh đó thì tốc độ tăng trưởng 21% của VPBank là một con số rất đáng tự hào, thể hiện những nỗ lực của ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động bán lẻ và khẳng định hướng đi đúng đắn của VPBank trong chiến lược phát triển dịch vụ NHBL
Đơn vị: Tỷ đồng Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 Dư nợ Tốc độ tăng trưởng Dư nợ Tốc độ tăng trưởng Dư nợ Tốc độ tăng trưởng Dư nợ Tốc độ tăng trưởng VPBank 2718 80% 5706 162% 6907 21% 10471 51,6% Sacombank 6736 100,1% 17379 158% 16372 -5,8% 24890 52% ACB 8699 83,2% 15910 82,9% 18763 17,9% 23000 22,6%
Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng trên từ năm 2006-2010
Mặc dù dư nợ cho vay bán lẻ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỉ trọng cho vay bán lẻ lại có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng nhanh chóng của dư nợ cho vay đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ (SME) và nhóm doanh nghiệp vừa (MME). Đây chính là phân khúc khách hàng doanh nghiệp được VPBank chú trọng nhất trong những năm gần đây. Do đó dư nợ đối với phân khúc này đã tăng trưởng vượt bậc kéo theo sự gia tăng tỉ trọng cho vay doanh nghiệp trong tổng dư nợ của VPBank.
Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ trong tổng dư nợ của VPBank từ năm 2006-2010
Đơn vị: Tỷ đồng Đối tượng 2007 2008 2009 2010 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Bán lẻ 2178 27% 5706 32% 6907 30% 10471 25% Doanh nghiệp 5993 73% 12228 68% 16176 70% 31642 75% Tổng dư nợ 8171 17934 23083 42113
Nguồn: Trung tâm phát triển sản phẩm Tín dụng cá nhân
Nhóm sản phẩm chiến lược của VPBank là cho vay mua nhà và cho vay tiêu dùng liên tục tăng qua các năm.
Dư nợ cho vay mua nhà tăng trưởng không ổn định qua các năm từ 2006-
2010, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của nền kinh tế và những biến động của thị trường bất động sản. Việc thành lập Trung tâm Cho vay mua nhà của VPBank
cùng với việc liên kết chặt chẽ với các chủ đầu tư dự án cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho doanh số cho vay mua nhà phát triển tốt.
Từ năm 2007, hàng loạt các tổ chức tín dụng quốc tế và tư nhân đã bắt đầu triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng như SG Viet Finance, Công ty tài chính Easy, Prudential… VPBank đã nhanh chóng gia nhập và triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân tín chấp trên cơ sở đánh giá khách hàng, quản lý rủi ro và thu nợ tập trung theo mô hình, quy trình quản lý của các ngân hàng bán lẻ hàng đầu thế giới. Ngoài ra, các hoạt động liên kết với các cửa hàng, nhà sản xuất, siêu thị để cho vay tại VPBank đẩy mạnh. Tại khu vực Hà Nội, trên 100 cửa hàng, siêu thị đã ký các hợp đồng liên kết với VPBank để giới thiệu khách hàng mua sắm trả góp với VPBank, đặc biệt là trong lĩnh vực xe máy, máy tính, đồ dùng điện tử…
Tất cả những nỗ lực trên đã giúp cho dư nợ cho vay tiêu dùng liên tục tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm.
2.2.1.3. Sản phẩm dịch vụ thẻ
Hoạt động phát triển sản phẩm thẻ của VPBank rất được chú trọng, là trọng tâm phát triển của VPBank giai đoạn 2005-2010. Hiện nay VPBank đã phát hành được Thẻ tín dụng quốc tế VPBank Mastercard Platinum, Thẻ tín dụng quốc tế VPBank Mastercard MC2, Thẻ ghi nợ quốc tế VPBank Mastercard Platinum, Thẻ ghi nợ quốc tế VPBank Mastercard MC2, Thẻ ghi nợ nội địa Autolink.
- Về mạng lưới thanh toán thẻ
VPBank kết nối hệ thống thẻ thành công với Vietcombank và với 2 liên minh thẻ lớn nhất là Smart link và Banknet và với đối tác chiến lược HSBC Việt Nam. Nhờ đó, chủ thẻ do VPBank phát hành có thể sử dụng thẻ trên hệ thống hơn 7.000 máy ATM và 14.000 điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc. Tính đến cuối tháng 3 năm 2008, tổng số máy ATM của VPBank và 4 ngân hàng thành viên thuộc hệ thống Banknetvn là trên 3.600 máy, chiếm 64% tổng số máy ATM tại thị trường Việt Nam và số lượng thẻ thanh toán phát hành khoảng 9,2 triệu thẻ, chiếm 86% thị phần thẻ thanh toán trong cả nước. Ngoài ra trong năm 2008, VPBank trở thành thành viên kết nối đầy đủ với hệ thống thẻ Visa, tạo điều kiện cho chủ thẻ VPBank Visa sử dụng thẻ ở hơn 1 triệu máy ATM và hàng triệu điểm chấp nhận thẻ Visa trên toàn cầu. Một sự kiện đáng chú ý trong năm 2009 là việc hệ thống thẻ Smartlink và VNBC được kết nối lại với nhau, theo đó các máy ATM của 3 ngân hàng Vietcombank, VPBank, DongA Bank được kết nối vào ngày 03/12/2009. Việc kết
nối này khẳng định thêm thế mạnh hàng đầu của thẻ ghi nợ nội địa VPBank: đem đến cho khách hàng những lợi ích giao dịch trên hệ thống máy ATM lớn nhất toàn quốc. Như vậy đến nay VPBank đã hoàn thành việc kết nối với 3 hệ thống thẻ trên cả nước. Điều này mang đến cho VPBank cơ hội triển khai các dịch vụ liên quan. Sắp tới, VPBank cũng gia nhập và kết nối với hệ thống thẻ quốc tế MasterCard, chuẩn bị cho việc phát hành thẻ VPBank MasterCard trong thời gian gần nhất.
Mạng lưới ATM và POS của VPBank cũng được chú trọng phát triển để đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng. Độ bao phủ của mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt tại các trung tâm kinh tế, chính trị lớn.
2.2.1.5. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng cũng đạt kết quả tốt, trong số đó đáng chú ý nhất là dịch vụ trả lương qua tài khoản. Chỉ thị 20 của Thủ tướng yêu cầu trả lương qua tài khoản đối với đối tượng hưởng ngân sách Nhà nước từ 1/1/2008 đã và đang mang lại một cơ hội lớn cho các ngân hàng. VPBank đã rất nhanh chóng tập trung triển khai dịch vụ này. VPBank tiếp cận không chỉ các khách hàng doanh nghiệp nhà nước mà còn chủ động tiếp cận các doanh nghiệp tư nhân. Ngân hàng có nhiều ưu đãi đối với các đơn vị trả lương qua tài khoản như: ưu đãi về phí mở tài khoản và phát hành thẻ cho cán bộ nhân viên của đơn vị, giảm phí trả lương với đơn vị có quy mô nhất định. Ngoài ra còn có các chương trình chăm sóc những đơn vị đã ký hợp đồng trả lương như: trực tiếp tới các đơn vị để giới thiệu, hướng dẫn cách thức thực hiện trả lương, giúp các đơn vị nắm rõ quy trình trả lương một cách cụ thể nhất, sẵn sàng và nhiệt tình tư vấn cho cán bộ nhân viên của của đơn vị về các dịch vụ có liên quan. Nhờ những nỗ lực đó, số lượng hợp đồng và số tài khoản đã tăng lên nhanh chóng.
Trong năm 2007 việc trả lương mới chỉ tập trung vào địa bàn chính là Hà nội (chiếm tỷ trọng 39%) và Hồ Chí Minh (chiếm tỷ trọng 15%) thì sang năm 2008 tại các địa bàn khác cũng bắt đầu triển khai và chiếm tỷ trọng tương đối đáng kể (65%).
Trong năm 2008 VPBank đã triển khai dịch vụ tài chính và đầu tư cá nhân. Đầu tư cá nhân là một dịch vụ ra đời từ rất lâu ở các nước phát triển nhưng chưa được phổ biến ở Việt Nam bởi một phần văn hóa của người Việt: thích tự mình
quyết định chi tiêu như thế nào dù nghèo hay giàu. Để đầu tư thành công, nhà đầu tư phải dành nhiều thời gian và tiền bạc cho việc trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm... Đây là một trở ngại đáng kể đối với không ít nhà đầu tư cá nhân. Hiểu được điều này, năm 2008 VPBank đã thành lập Trung tâm dịch vụ tài chính và đầu tư cá nhân để giúp khách hàng đầu tư một cách chuyên nghiệp và hiệu quả trong khi vẫn có thể tập trung thực hiện các mục tiêu khác của mình. Đây cũng là bước đi quan trọng nhằm hoàn chỉnh về tổ chức, dịch vụ nằm trong chiến lược trở thành NHBL hàng đầu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng, tiện lợi, chất lượng cao cho khách hàng cá nhân.