Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank những năm gần đây

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 28)

Trong những năm gần đây, VPBank luôn đạt được mức tăng trưởng ổn định và bền vững, ngay cả trong bối cảnh khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Có được kết quả đó là nhờ sự sáng suốt của lãnh đạo trong việc hoạch định chiến lược cũng như sự đoàn kết, gắn bó và nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên. Điều này được thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính qua các năm như sau:

Các kết quả chủ yếu

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của VPBank giai đoạn 2006-2010

Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ số 2010 2009 2008 2007 2006 1 Tổng tài sản 31.442 27.543 18.648 18.137 10.111 2 Vốn điều lệ 2.117 2.117 2.117 2.000 750 3 Nguồn vốn huy động 28.573 24.444 15.609 15.448 9.056 4 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,87% 1,63% 3,41% 0,49% 0,41% 5 Dư nợ tín dụng 17.514 15.813 12.986 13.323 5.006

6 Lợi nhuận trước thuế 461,3 382,6 198,7 313,5 156,8

7 Lợi nhuận thuần/Vốn cổ

phần (ROE) (%)

14,2% 13,9% 6,7% 17,63% 22,59%

8 Lợi nhuận thuần/ Tổng

tài sản (ROA) (%)

1,41% 1,3% 0,8% 1,8% 1,93%

Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2006-2010

Qua bảng trên ta thấy tổng tài sản VPBank liên tục tăng trưởng qua các năm. Trong năm 2009 mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao và những chính sách linh hoạt của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, VPBank đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ vượt kế hoạch.

Trong giai đoạn đó VPBank đã tăng vốn điều lệ 3 lần và hiện nay vốn điều lệ của VPBank là 2.117 tỉ đồng

Đánh giá khái quát tình hình hoạt động cụ thể

- Hoạt động huy động vốn

Trong các năm qua các ngân hàng luôn chạy đua lãi suất, đặc biệt cuộc chạy đua lãi suất diễn ra gay gắt trong năm 2008 làm công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Lãi suất huy động của VPBank luôn là một trong những lãi suất cao nhất trong các NHTM cổ phần. Việc áp dụng lãi suất thích hợp và phát triển nhiều sản phẩm huy động mới, áp dụng các khuyến mại hấp dẫn, VPBank vẫn hoàn thành tốt chỉ tiêu huy động vốn của mình. Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống đã tăng khá so với cuối năm 2009.

Cơ cấu nguồn vốn huy động của VPBank chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn vay từ dân cư.

Bảng 2.2. Nguồn vốn huy động tại VPBank tính tại 3 năm gần nhất (2008-2010)

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 Số dư huy động Tỉ trọng Số dư huy động Tỉ trọng Số dư huy động Tỉ trọng

Huy động dân cư 14.230 90% 16.489 67% 18.794 67%

Huy động từ các tổ chức tín dụng khác 1.278 9,2% 7.477 31% 8.985 29% Huy động khác 101 0,8% 478 2% 794 4% Tổng 15.609 24.444 28.573

Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2008-2010 - Hoạt động sử dụng vốn:

Tổng dư nợ của VPBank liên tục tăng trong những năm qua đã khẳng định sự đúng đắn trong việc chuyển đổi đối tượng khách hàng từ các doanh nghiệp Nhà nước sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình. Mặc dù dư nợ tăng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn luôn được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng.

- Hoạt động ngân hàng khác:

+ Hoạt động bảo lãnh: nghiệp vụ bảo lãnh tiếp tục phát triển góp phần không nhỏ vào doanh thu phi lãi của ngân hàng. Tổng phí thu từ bảo lãnh thông thường chiếm khoảng 10% tổng phí thu dịch vụ ngân hàng.

+ Hoạt động thanh toán quốc tế: hoạt động này chiếm tỷ trọng từ 15 đến 20% trong tổng doanh thu dịch vụ.

+ Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ: hiện tại VPBank đang là 1 trong các ngân hàng phát hành thẻ quốc tế hàng đầu tại Việt Nam

+ Hoạt động phái sinh như: kinh doanh ngoại tệ, giao dịch hàng hóa trong tương lai cũng phát triển nhưng chiếm tỷ trọng không nhiều.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 28)