8. Cấu trúc luận văn
3.2.5.1. Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho giáo viên
Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho đội ngũ giáo viên là một vấn đề quan trọng trong chính sách quản lý của Trung tâm cũng nhƣ bất cứ một cơ quan nào. Chính sách, chế độ, đãi ngộ là đòn bẩy, là động lực để đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác quản lý bồi dƣỡng giáo viên. Chăm lo tốt đời sống, tinh thần vật chất cho đội ngũ giáo viên là điều kiện cần thiết để thực hiện thành công các biện pháp trên. Đối với mỗi giáo viên, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình và của bản thân sẽ có ảnh hƣởng lớn đến công tác. Trách nhiệm của ngƣời làm công tác quản lý Trung tâm phải nắm đƣợc thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và đầy đủ. Những thông tin này giúp cho ngƣời quản lý có đƣợc những quyết định chính xác, hợp tình, hợp lý trong việc giải quyết các vấn đề thuộc về đội ngũ giáo viên, góp phần xây dựng đội ngũ trở thành một tổ chức vững mạnh, đoàn kết.
Trong điều kiện hiện nay, mặc dù Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo, đời sống phần lớn giáo viên đã đƣợc cải thiện, song so với nhu cầu và mức sống trong xã hội hiện nay thì đời sống giáo viên mới chỉ ở mức trung bình. Các nhà trƣờng nói chung và các trung tâm GDTX huyện, thành phố Thái Bình nói riêng cũng đã tìm nhiều cách để tăng thu nhập chính đáng cho đội ngũ giáo viên của mình nhƣng nhìn chung, mức tăng thu nhập cho giáo viên từ phía trung tâm hiện nay chỉ là phụ trợ, vì điều kiện kinh tế, đời sống mức thu nhập ngƣời dân bình quân rất thấp so với vùng đô thị, thành phố trong cả nƣớc. Vì vậy việc chăm lo đến đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên là một vấn đề rất cấp bách và thiết thực để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Các biện pháp cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên sẽ là chƣa đủ và thiếu tính thiết thực nếu không có các biện pháp chăm lo đến đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên. Nếu trong công tác quản lý chỉ quan tâm đến nhiệm vụ chuyên môn và trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức mà ngƣợc lại không chịu quan tâm đến quyền lợi mà tổ chức đem lại
cho từng thành viên thì sẽ dẫn đến các hiện tƣợng đối phó, không tận tâm, tận lực với công việc, thiếu tinh thần trách nhiệm. Trong công tác quản lý nếu sử dụng tốt biện pháp kinh tế thì sẽ có tác dụng tốt đối với ngƣời lao động mà cụ thể là đội ngũ giáo viên. Một thực tế là: Ở bất cứ một trung tâm nào nếu bầu không khí trong tập thể sƣ phạm vui vẻ, thoải mái thì mọi công việc triển khai của nhà trƣờng thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đạt chất lƣợng cao, mọi ngƣời trong tập thể đoàn kết, thƣơng yêu, giúp đỡ nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Chăm lo đến đời sống tinh thần vật chất của giáo viên phải đạt đƣợc những mục tiêu sau:
+ Tăng thu nhập chính đáng cho giáo viên từ nghề nghiệp của họ để họ thực sự yên tâm với công tác.
+ Tạo ra đƣợc sự đoàn kết nhất trí cao trong đội ngũ giáo viên.
+ Động viên, khích lệ giáo viên trong giảng dạy và công tác bằng biện pháp khen thƣởng kịp thời với sự cố gắng trong các hoạt động của mỗi đồng chí giáo viên.
+ Đảm bảo đủ mọi chế độ chính sách cho giáo viên, có chế độ ƣu đãi đối với giáo viên giỏi và cán bộ quản lý giỏi.
Để làm tốt việc chăm lo đến đời sống vất chất, tinh thần của giáo viên thì trong công tác quản lý cần làm tốt những nội dung sau:
+ Có chính sách ƣu tiên, khuyến học thoả đáng hơn nữa để động viên giáo viên đi nâng cao trình độ, thực hiện đƣợc mục tiêu xây dựng đội ngũ đạt chuẩn và trên chuẩn với tỷ lệ cao trong những năm tới.
+ Tổ chức các buổi tham quan, thực tế hàng năm vào dịp hè hoặc các ngày lễ.
+ Tổ chức các ngày truyền thống, các ngày kỷ niệm lớn.
+ Quan tâm đến hoàn cảnh riêng của giáo viên, động viên kịp thời bằng vật chất và tinh thần với phƣơng châm “Lá lành đùm lá rách” để các đồng chí giáo viên đó vơi đi những khó khăn và yên tâm công tác.
+ Quan tâm chu đáo đến việc chăm sóc sức khoẻ cho giáo viên; tổ chức định kỳ cho giáo viên đƣợc khám sức khoẻ toàn diện.
+ Nâng mức thu nhập bình quân ngoài lƣơng hàng tháng vào các dịp lễ tết.
- Thực hiện các chế độ chính sách một cách đầy đủ.
Để thực hiện tốt những nội dung trên thì cần có các biện pháp cụ thể sau: + Ban giám đốc Trung tâm phải luôn gần gũi, sống chan hoà cởi mở với cán bộ giáo viên, giải quyết kịp thời những vƣớng mắc nảy sinh trong nội bộ Trung tâm, để tạo bầu không khí sƣ phạm vui vẻ, thoải mái.
+ Đẩy mạnh hoạt động công đoàn nhƣ: Thăm hỏi hiếu, hỷ hoặc tai nạn rủi ro của công đoàn viên cũng nhƣ gia đình cán bộ, giáo viên.
+ Mua các loại sách, báo, tạp chí hoặc các phƣơng tiện nghe nhìn, nối mạng Internet phục vụ trong những lúc giờ nghỉ giải lao hoặc tổng kết, để giáo viên có điều kiện đƣợc học, nắm bắt thêm thông tin phục vụ tốt cho kinh nghiệm cuộc sống cũng nhƣ công tác chuyên môn.
+ Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao... để giáo viên tham gia.
+ Sử dụng hợp lý các nguồn ngân sách để nâng cao mức thu nhập cho giáo viên.
+ Với những lớp liên kết đào tạo đặt tại Trung tâm Ban giám đốc có thể lựa chọn những giáo viên có chuyên môn giỏi hoặc có trình độ cao tham gia giảng dạy để tăng thêm thu nhập.
+ Thực hiện đúng thời hạn nâng lƣơng, trả lƣơng theo qui định.
+ Thực hiện chế độ công khai, công bằng về quyền lợi và chính sách cho mọi đối tƣợng. Với phƣơng châm“Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”.
+ Thực hiện tốt qui chế chi tiêu nội bộ.