7. Phương pháp nghiên cứu
1.2.7.1 Nhận thức của cá nhân bàng quan
quan điểm ích kỷ, đánh giá phiến diện, lệch lạc của cá nhân về đối tượng cần trợ giúp nào đó. Biểu hiện của nhận thức bàng quan là:
Không nhận ra được tình huống cần có sự giúp sức của người khác như: quan sát sự cố, đánh giá mức độ không cần thiết phải giúp đỡ, xem như chuyện bình thường, người gặp nạn có thể tự lo liệu.
Niềm tin là chân lý bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin hình thành quan điểm sống và cách sống. Quan niệm sai lệch "sống chết mặc bay" dường như là một cách sống, sự lựa chọn mà nhiều cá nhân cho rằng phù hợp. Cách sống bàng quan đã đẩy mỗi cá nhân ra một không gian riêng và bao bọc họ bởi một "bức tường an toàn", dạy họ tự chịu trách nhiệm về bản thân thay vì mong chờ sự trợ giúp của người khác. Vì thế cá nhân có thể quan sát nhưng không cho rằng đó là tình huống cần hợp tác, hỗ trợ. Khi tỏ thái độ của mình về thực chất cá nhân đã thực hiện một sự đánh giá mang tính chủ quan, trên cơ sở thang giá trị của bản thân. Nhiều tác giả cho rằng nguyên nhân của các hành động bàng quan là sự biến đổi hệ hay đứt gãy hệ giá trị, giá trị chân chính bị lung lay và con người bị mất lòng tin.
Nhận ra được tình huống cần trợ giúp nhưng cho rằng không cần thiết có sự hợp tác của mình, cảm thấy bản thân không có trách nhiệm (không phải là việc của tôi, sẽ có ai đó giúp họ).
Shalom Schwarts cho rằng nếu bạn tiếp thu những nguyên tắc về trách nhiệm xã hội, bạn sẽ xem nó như điều cần thiết trong những tình huống giúp đỡ cụ thể. Mặt khác, nếu bạn không thích hợp với những nguyên tắc này như một giá trị cá nhân quan trọng và bạn không áp dụng nó vào tình huống cụ thể, bạn sẽ cảm thấy mình không có trách nhiệm [23, tr.487].
Trách nhiệm là một phạm trù đạo đức nó điều chỉnh hành vi con người một cách tự nguyện do vậy con người phải đối mặt với tòa án lương tâm của chính mình. Trách nhiệm phản ánh trình độ phát triển tư duy ý thức mỗi người. Trách nhiệm có khi là nhặt rác rơi công viên, hay bỏ rác đúng nơi quy định. Trách nhiệm cũng là nhặt giúp ai đó món đồ đánh rơi, hay giúp đỡ một người già qua đường….
27
Tuy nhiên trách nhiệm có thể bị phủ nhận do ý thức mỗi người "đây không phải là việc của tôi”, “người nào đó ở đây sẽ phải có trách nhiệm, rất nhiều người có mặt tại sao tôi phải có trách nhiệm” hoặc “cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm trong sự cố này”. Nghiên cứu của John Darley và Bibb Latané (1968) chỉ ra rằng, sự hiện diện của người khác dường như ức chế cảm xúc trách nhiệm của cá nhân. Cá nhân bàng quan sẽ tìm ra những lý do hợp lý để phủ nhận trách nhiệm bản thân với tình huống sự cố và ngụy biện với tòa án lương tâm.
Ngoài ra con người còn phải chịu trách nhiệm với pháp luật: pháp luật quy định quyền mà cá nhân được hưởng đồng thời quy định trách nhiệm mà cá nhân phải thực hiện. Điều 36 luật giao thông đường bộ quy định trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông là phải giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn [60]. Luật hình sự (1999) quy định tại điều 102, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ [59]. Đây là những quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo vệ tính mạng người gặp nguy hiểm. Thực tế, việc xử lý người không cứu giúp còn nhiều khó khăn vì thế mà quy định này của pháp luật dường như không hiệu quả để thúc đẩy hành vi trợ giúp.
1.2.7.2. Xúc cảm, tình cảm của cá nhân bàng quan là những xúc cảm tình cảm âm tính thể hiện ở sự không quan tâm, không thích, không hài lòng, không chú