7. Phương pháp nghiên cứu
1.2.7.2. Xúc cảm, tình cảm của cá nhân bàng quan
ý… của cá nhân đến đối tượng cần trợ giúp. Có những cá nhân nhận thức được đó là tình huống cần sự hợp tác của mình nhưng vẫn không “thích” làm. Biểu hiện về mặt cảm xúc của cá nhân là:
Không thấu cảm với người gặp sự cố. Thấu cảm được dùng với ba nghĩa khác nhau là hiểu cảm giác của người khác, cảm nhận điều người khác cảm thấy và phản ứng thương cảm đối với sự đau đớn của người khác. Ba biểu hiện này của sự thấu cảm có thể mô tả một chuỗi ba sự kiện: tôi chú ý đến bạn, tôi có chung cảm nhận với bạn và tôi hành động để giúp bạn [4, tr.104]. Thấu cảm là món quà quý giá mà chúng ta có thể trao cho người khác. Sự thấu cảm có thể làm giảm đi hành vi hung dữ. Thấu cảm đối với ai đó là cần thiết để tăng khả năng một cá nhân sẽ giúp
28
ích cho người khác [23, pg.483]. Theo kết quả nghiên cứu của Richardson, Hammock, Smith & Gardner, (1994) sự thấu cảm bắt nguồn từ lúc chúng ta còn rất nhỏ [3, tr.180] và dường như từ sự lây nhiễm cảm xúc. Chúng ta thường cảm thấy thấu cảm với những người trong gia đình hoặc những người thân thuộc. Bởi vì sự thân thuộc khiến chúng ta dễ dàng tưởng tượng những gì người khác đang cảm nhận. Phát triển khả năng đồng cảm, con người cũng phát triển động cơ tạo ra hành vi giúp đỡ một cách chọn lọc. Sự đồng cảm khơi dậy lòng vị tha chân chính trong một vài tình huống (Batson, Charg, Orr và Rowland, 2002; Batson 2003).
Thiếu thấu cảm là việc cá nhân không hiểu cảm giác của người bị nạn gặp phải, không cảm thấy sự đau đớn của họ, không cho rằng đó là một tình huống cần có sự chung tay của mình. Thiếu thấu cảm có thể sinh ra vô cảm và lãnh cảm. Thiếu thấu cảm thường xảy ra với người lạ. Việc không cảm nhận được nỗi đau của người khác cho phép cá nhân tự dối mình để biện minh cho tội ác [3, tr.195]. Nếu như thấu cảm là khả năng bẩm sinh thì căn nguyên của thiếu thấu cảm có thể xuất phát từ môi trường sống không được dạy và trang bị tình yêu thương, hoặc do cách sống độc lập tự vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Thiếu thấu cảm một phần bị ảnh hưởng từ phim ảnh, những câu chuyện hiếp dâm, bạo lực… thay vì những câu chuyện xúc động đầy tình yêu thương của con người. Con người trở nên quen (thích ứng) với những khó khăn và không động lòng với những điều họ nhìn thấy.
Cảm giác sợ hãi, lo âu, cảm giác này xảy ra khi cá nhân cảm thấy mình không an toàn trong một môi trường cụ thể như: một ngôi nhà, công việc, điều kiện được chăm sóc y tế... hay đơn giản trong một tình huống hoặc mối quan hệ. Theo Masllow con người có 5 nhu cầu gốc. Một số động cơ giúp đỡ vươn tới nhu cầu tinh thần như yêu thương và được yêu thương hay nấc cao hơn là được tôn trọng, được thể hiện thì thái độ bàng quan dừng lại ở việc đáp ứng những nhu cầu vật chất căn bản. Tìm kiếm sự thoải mái, tránh đe dọa và cảm giác bất an. Theo Milgram & Hollander (1964), có những chuẩn mực rõ ràng nhân đạo giúp đỡ nạn nhân, nhưng cũng có những nỗi sợ hãi hợp lý và bất hợp lý về những gì có thể xảy ra với một người không can thiệp [37]. Một số người cảm thấy sợ hãi khi chứng kiến một sự cố bất thường như tai nạn, đánh nhau... có thể họ là những người nhút nhát, hay lo sợ,
29
dễ xúc động "tôi rất sợ nhìn thấy máu, sợ cảnh đánh nhau". Do đó tránh xa sự cố là cách họ không phải đối mặt với sợ hãi và giảm tối đa nhất những cảm giác không tích cực của bản thân.
Bên cạnh đó là sự lo âu về sự an toàn của bản thân. Khi xã hội phát triển con người không thể lường trước được điều gì có thể xảy ra cho hành động của mình. Họ có thể bị thương, bị bắt vạ, lừa bịp, lây nhiễm bệnh hay nguy hiểm đến tính mạng.